Khái quát về công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm? Lương đối với người làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm?
Hiện nay, trong số các ngành, nghề có sự phân định rõ về điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và điều kiện lao động bình thường. Trong đó, người lao động thực hiện các công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thông qua điều kiện mà pháp luật quy định về điều kiện làm việc cho thấy các chỉ tiêu độc hại vượt tiêu chuẩn, cường độ vận động cơ bắp lớn, độ căng thẳng chú ý và mệt mỏi thần kinh cao. Người lao động làm việc tại điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm liên tục kéo dài sẽ dẫn đến tình trạng bệnh lý xấu cho người lao động. Vì vậy, để bảo đảm quyền lợi của họ, pháp luật quy định các chính sách về tiền lương, chế độ ưu đãi, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi của họ lớn hơn so với công việc có điều kiện lao động bình thường. Vậy lương đối với người làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được pháp luật quy định về nội dung này như thế nào? Hãy tìm hiểu nội dung này trong bài viết dưới đây:
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài:1900.6568
Cơ sở pháp lý:
– Nghị định 90/2019/NĐ-CP quy định về mức lương tối thiểu vùng áp dụng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động.
Mục lục bài viết
1. Khái quát về công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm
Trên cơ sở quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành,các công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm bao gồm:
– Tuần đường, tuần cầu;
– Sửa chữa, bảo dưỡng, duy tu cầu, đường sắt;
– Khai thác, phát hành báo chí tại trung tâm (Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh);
– Nấu thủy tinh;
– Nung men;
– Đứng máy dệt thoi;
– Công nhân quản lý đường thủy nội địa…
Bên cạnh đó, theo như quy định tại Thông tư 11/2020/TT-BLĐTBXH có hiệu lực, danh mục nghề có yếu tố nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hiện hành so với quy định trước đây, danh mục nghề có yếu tố nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm đã được bổ sung thêm số lượng đáng kể các nghề, công việc nhưng vẫn được chia theo từng lĩnh vực cụ thể và phân loại theo điều kiện lao động loại IV, V, VI.
Tuy nhiên, Thông tư 11/2020/TT-BLĐTBXH mới chỉ quy định chung tất cả các nghề, công việc có yếu tố nặng nhọc độc hại nguy hiểm mà không chỉ rõ công việc nặng nhọc độc hại nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc độc hại nguy hiểm thì tương ứng với điều kiện lao động nào.
Người lao động làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm sẽ được hưởng thêm nhiều quyền lợi so với người lao động làm việc trong điều kiện bình thường. Cụ thể:
– Điều kiện lao động:
Về thời gian làm việc được quy định tại Khoản 3 Điều 105 Bộ luật Lao động (BLLĐ) năm 2019 thì người lao động được đảm bảo giới hạn thời gian làm việc tiếp xúc với yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại đúng theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và pháp luật có liên quan.
Về nghỉ hằng năm theo khoản 1 Điều 113 BLLĐ năm 2019, người lao động làm đủ 12 tháng cho người sử dụng lao động được nghỉ hằng năm hưởng nguyên lương như sau:
– 14 ngày làm việc: Người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
– 16 ngày làm việc: Người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
Trong khi đó, người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.
– Quyền lợi riêng của một số đối tượng:
– Lao động nữ mang thai quy định tại khoản 2 Điều 137 BLLĐ năm 2019: Được giảm bớt 01 giờ làm việc/ngày hoặc chuyển công việc nhẹ hơn.
– Lao động cao tuổi quy định tại khoản 3 Điều 149 BLLĐ năm 2019: Chỉ được sử dụng lao động cao tuổi khi đảm bảo điều kiện an toàn.
– Lao động là người khuyết tật quy định tại khoản 2 Điều 160 BLLĐ năm 2019 nghiêm cấm hành vi sử dụng người lao động là: Chỉ được sử dụng người khuyết tật làm công việc này nếu họ đồng ý.
– Chế độ hưu trí:
Theo khoản 3 Điều 169 BLLĐ năm 2019, người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn nhưng không quá 05 tuổi so với tuổi nghỉ hưu theo quy định.
– Chế độ ốm đau được quy định tại Điều 26
– Thứ nhất, người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được nghỉ hưởng chế độ 40 ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm (điều kiện bình thường là 30 ngày);
– Thứ hai, người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được nghỉ hưởng chế độ 50 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 – dưới 30 năm (điều kiện bình thường là 40 ngày);
– Thứ ba, người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được nghỉ hưởng chế độ 70 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên (điều kiện bình thường là 60 ngày);
– Chế độ bệnh nghề nghiệp:
Để được hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp, người lao động phải đảm bảo các điều kiện tại Điều 44 Luật Bảo hiểm xã hội 2014:
– Bị bệnh thuộc danh mục bệnh nghề nghiệp do Bộ Y tế và Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành khi làm việc trong môi trường hoặc nghề có yếu tố độc hại;
– Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị bệnh bệnh nghề nghiệp.
2. Lương đối với người làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm
Tóm tắt câu hỏi:
Chào Luật sư! Tôi muốn hỏi về vấn đề xây dựng bảng lương với công việc năng nhọc độc hại theo luật thì được hưởng như thế nào theo quy định? Nếu hai người, có một người lương 10 triệu và một người lương 5 triệu cùng làm trong một môi trường độc hại thì mức lương như thế nào, là ngang nhau hay là người được nhiều hơn người được ít hơn? Cảm ơn Luật sư!
Luật sư tư vấn:
Căn cứ quy định của Bộ luật Lao động năm 2019, Điều 5 Nghị định 90/2019/NĐ-CP và các văn bản pháp uật khác ban hành kèm theo có quy định về việc xây dựng thang bảng lương thì mức lương và khoản trợ cấp thêm cho người lao động làm công việc nặng nhọc độc hại như sau:
Mức lương khởi điểm hay còn được nhận định là mức lương thấp nhất của công việc hoặc chức danh trong thang lương, bảng lương do công ty xác định trên cơ sở mức độ phức tạp của công việc hoặc chức danh tương ứng với trình độ, kỹ năng, trách nhiệm, kinh nghiệm để thực hiện công việc hoặc chức danh, trong đó:
– Đối với công việc hoặc chức danh giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường thì mức lương thấp nhất được xác định là phải không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định;
– Đối với công việc hoặc chức danh đòi hỏi lao động qua đào tạo, học nghề (kể cả lao động do doanh nghiệp tự dạy nghề) thì việc xác định mức lương thấp nhất những phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định;
– Đối với những công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì mức lương được nhận định phải cao hơn ít nhất 5%. Bên cạnh đó thì mức lương dược nhận định là cao hơn ít nhất 7% so với mức lương của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương, làm việc trong điều kiện lao động bình thường sẽ được áp dụng đối với công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo như quy định của pháp luật hiện hành đã đề ra.
Như vậy, quy định trên có thể hiểu, khi xây dựng thang lương, bảng lương của các doanh nghiệp sử dụng người lao động phải căn cứ vào mức lương tối thiểu vùng để làm cơ sở để doanh nghiệp và người lao động thỏa thuận và trả lương. Khi doanh nghiệp xây dựng mức lương cơ bản thì phải xây dựng mức lương không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do chính phủ quy định và phải tính thêm yếu tố tính chất công việc (nếu có). Nếu người lao động làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì mức lương phải cao hơn ít nhất 5% so với mức lương của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương làm việc trong điều kiện lao động bình thường.
Quy định mới nhất về mức lương tối thiểu vùng được quy định tại Khoản 1 Điều 3 Nghị định 90/2019/NĐ-CP quy định về mức lương tối thiểu vùng áp dụng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động, cụ thể như sau:
“Điều 3. Mức lương tối thiểu vùng
1. Quy định mức lương tối thiểu vùng áp dụng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp như sau:
a) Mức 4.420.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng I.
b) Mức 3.920.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng II.
c) Mức 3.430.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng III.
d) Mức 3.070.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng IV”.
Giả sử một người lao động làm việc hóa chất tại khu vực I, như vậy, khi xây dựng mức lương cơ bản, mức lương đó không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng I là 4.420.000 và tính thêm 5% của 4.420.000 do làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, cụ thể là 4.420.000 x (4.420.000 x 5%) = 4.641.000 đồng. Như vậy, mức lương tối thiểu mà doanh nghiệp phải trả cho người lao động trong trường hợp này là 4.641.000, còn cụ thể mức lương đối với từng người lao động, công việc thì phụ thuộc vào sự thỏa thuận của người lao động với người sử dụng lao động, được thể hiện thông qua bảng lương, thang lương.