Luật sư tư vấn về trường hợp phạm tội nhiều lần. Quy định về tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự theo quy định tại Bộ luật hình sự.
Luật sư tư vấn về trường hợp phạm tội nhiều lần. Quy định về tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự theo quy định tại Bộ luật hình sự.
Tóm tắt câu hỏi:
Chào Luật sư! Tôi có trường hợp này muốn nhờ Công ty tư vấn giúp đỡ về nội dung phạm tội nhiều lần được quy định trong Bộ Luật Hình sự 1999. Ông Nguyễn Văn A: Lần 1: bị TAND huyện X (thuộc tỉnh Y) xử 2 năm tù về tội Cướp tài sản công dân năm 1999. Lần 2: bị TAND tỉnh Y xử 24 tháng tù về tội Trộm cắp tài sản năm 2005. Lần 3: bị TAND TP Z (thuộc tỉnh Y) xử 12 tháng tù về tội trộm cắp tài sản năm 2008. Ông A đã được xóa án tích về tội trộm cắp tài sản do bị TAND TP Z (thuộc tỉnh Y) quyết định. Hỏi:
1. Ông A có thuộc tình tiết Phạm tội nhiều lần được quy định trong Bộ Luật Hình sự không?
2. Quyết định xóa án tích của ông A do bị TAND TP Z (thuộc tỉnh Y) quyết định, có giá trị (tác dụng) đối với các bản án do TAND huyện X (thuộc tỉnh Y) và bị TAND tỉnh Y không?
3. Nếu không cần đề nghị thì TAND huyện X (thuộc tỉnh Y) và TAND tỉnh Y có chứng nhận xóa án tích cho ông A không?
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
– Bộ luật hình sự 1999;
– Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi bổ sung 2009;
– Thông tư liên tịch số
–
2. Luật sư tư vấn:
Phạm tội nhiều lần là tính tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự quy định tại Điểm g) Khoản 1 Điều 48 của Bộ luật hình sự 1999 và là tình tiết định khung tặng nặng của một số điều luật.
Căn cứ Tiểu mục 5.2 Mục 2 Thông tư liên tịch số 02/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP có quy định như sau:
"5. Trong trường hợp một người thực hiện nhiều lần cùng loại hành vi xâm phạm sở hữu, nhưng mỗi lần giá trị tài sản bị xâm phạm dưới mức tối thiểu để truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật hình sự và không thuộc một trong các trường hợp khác để truy cứu trách nhiệm hình sự (gây hậu quả nghiêm trọng; đã bị xử phạt hành chính; đã bị kết án nhưng chưa được xoá án tích…), đồng thời trong các hành vi xâm phạm đó chưa có lần nào bị xử phạt hành chính và chưa hết thời hiệu xử phạt hành chính, nếu tổng giá trị tài sản của các lần bị xâm phạm bằng hoặc trên mức tối thiểu để truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật hình sự, thì người thực hiện nhiều lần cùng loại hành vi xâm phạm sở hữu phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội phạm tương úng theo tổng giá trị tài sản của các lần bị xâm phạm, nếu:
a) Các hành vi xâm phạm sở hữu được thực hiện một cách liên tục, kế tiếp nhau về mặt thời gian.
Ví dụ: Tối ngày 12/11/2001 Nguyễn Văn A mang theo một bao tải với mục đích đi trộm cắp tài sản. Lần thứ nhất A vào một gia đình và lấy được 1 chiếc đài cát sét trị giá 200 ngàn đồng bỏ vào bao tải đem dấu ở một bụi cây. Lần thứ hai A vào một gia đình khác lấy được một bộ quần áo trị giá 250 ngàn đồng và bỏ tiếp vào bao tải. Khi đi ngang qua thấy một chiếc xe đạp trị giá 300 ngàn đồng dựng ở sân của một gia đình khác, A phá khoá và dắt xe đạp ra bỏ bao tải tài sản vừa trộm cắp được lên xe đạp. Khi A đạp xe đi được một đoạn thì bị phát hiện và bị bắt giữ. Trong trường hợp này tổng giá trị tài sản bị chiếm đoạt là 750 ngàn đồng; do đó, A phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 1 Điều 138 Bộ luật hình sự.
b) Việc thực hiện các hành vi xâm phạm sở hữu có tính chất chuyên nghiệp, lấy tài sản do việc xâm phạm sở hữu mà có làm nguồn sống chính.
Ví dụ: Nguyễn Văn B không có nghề nghiệp bỏ nhà đi lang thang với mục đích trộm cắp tài sản. Ngày 15-3-2001 B trộm cắp được một chiếc xe đạp trị giá 300 ngàn đồng đem bán lấy tiền tiêu xài. Ngày 16-4-2001 B ra bến xe và móc túi được 150 ngàn đồng. Ngày 17-5-2001, B phá khoá cửa của một gia đình vào trộm cắp được một số tài sản trị giá 200 ngàn đồng và bị bắt giữ. Trong trường hợp này tổng giá trị tài sản bị chiếm đoạt là 650 ngàn đồng; do đó, B phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 1 Điều 138 Bộ luật hình sự.
c) Với mục đích xâm phạm sở hữu, nhưng do điều kiện hoàn cảnh khách quan nên việc xâm phạm sở hữu phải được thực hiện nhiều lần cho nên giá trị tài sản bị xâm phạm mỗi lần dưới 500 ngàn đồng.
Ví dụ: Thấy trong kho X của Nhà máy Z có rất nhiều tài sản, nhưng sợ bảo vệ phát hiện, nên lợi dụng những lúc sơ hở, M vào kho trộm cắp tài sản và dấu vào người. Mỗi lần trộm cắp giá trị tài sản bị chiếm đoạt từ 100 ngàn đến 150 ngàn đồng. M thực hiện đến lần thứ 6 thì bị phát hiện và bị bắt giữ.
Trong trường hợp này tổng giá trị tài sản bị chiếm đoạt là 700 ngàn đồng; do đó, M phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 1 Điều 138 Bộ luật hình sự.
Cần chú ý là trong các trường hợp trên đây nếu chỉ căn cứ vào các hành vi xâm phạm cùng loại này thì không áp dụng tình tiết tăng nặng "phạm tội nhiều lần" (điểm g khoản 1 Điều 48 Bộ luật hình sự) và cũng không áp dụng tình tiết định khung hình phạt "có tính chất chuyên nghiệp" quy định tại khoản 2 của điều luật tương ứng quy định về tội phạm tương ứng đó. Trong trường hợp có tình tiết khác định khung hình phạt thì áp dụng khoản tương ứng của điều luật tương ứng có quy định tình tiết định khung hình phạt đó."
Đối với trường hợp người có nhiều lần chiếm đoạt tài sản (đều là hành vi trộm cắp tài sản), mỗi lầm chiếm đoạt tài sản đều từ 2 triệu đồng trở lên, đủ yếu tố cấu thành tội trộm cắp tài sản theo Điều 138 Bộ luật hình sự thì căn cứ theo Điểm a, Tiểu mục 5.2, Mục 5 Nghị quyết số 01/2006/NQ-HĐTP ngày 12/5/2006 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao:
Hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật hình sự: “Đối với trường hợp phạm tội từ năm lần trở lên mà trong đó có lần phạm tội đã bị kết án, chưa được xóa án tích thì tùy từng trường hợp cụ thể mà người phạm tội có thể bị áp dụng cả ba tình tiết là “phạm tội nhiều lần”, “tái phạm” (hoặc “tái phạm nguy hiểm”) và “phạm tội có tính chất chuyên nghiệp.
Ví dụ: B đã bị kết án về tội “trộm cắp tài sản”, nhưng chưa chấp hành hình phạt hoặc sau khi chấp hành xong hình phạt, trong một thời gian, B lại liên tiếp thực hiện bốn vụ trộm cắp tài sản (tài sản chiếm đoạt được trong mỗi vụ có giá trị từ hai triệu đồng trở lên). Trong trường hợp này, B phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự và phải bị áp dụng ba tình tiết tăng nặng là phạm tội nhiều lần, tái phạm (hoặc tái phạm nguy hiểm) và phạm tội có tính chất chuyên nghiệp”."
>>> Luật sư tư vấn pháp luật hình sự qua tổng đài: 1900.6568
Như vậy, Phạm tội nhiều lần được hiểu là phạm tội từ hai lần trở lên đối với cùng một loại tội phạm, mỗi lần phạm tội đều đủ các yếu tố cấu thành tội phạm. Đối với Tội trộm cắp tài sản theo quy định tại Điều 138 Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi bổ sung 2009.
Điều 64 Bộ luật hình sự 1999 quy định về trường hợp đương nhiên được xóa án tích như sau: người bị kết án không phải tội quy định tại Chương XI và Chương XXIV của Bộ luật hình sự, nếu từ sau khi chấp hành xong bản án hoặc từ khi hết thời hiệu thi hành bản án đó, người đó không phạm tội mới trong thời hạn
+ Một năm trong trường hợp bị phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù nhưng được hưởng án treo;
+ Ba năm trong trong trường hợp hình phạt là tù đến ba năm;
+ Năm năm trong trường hợp hình phạt là tù từ trên ba năm đến mười lăm năm
Đối với việc Xóa án tích theo quyết định của Tòa án: thì thẩm quyền xóa án tích là Tòa án đã xét xử sơ thẩm. Vì vậy, quyết định xóa án tích của ông A do Tòa án nhân dân thành phố Z thuộc tỉnh Y quyết định chỉ có giá trị đối với bản án do Tòa án nhân dân thành phố Z tuyên. Không mặc nhiên có hiệu lực tại huyện X và tỉnh Y. Nếu muốn xóa án tích, ông A phải làm hô sơ xóa án tích tại Tòa án huyện X và Tòa án tỉnh Y.