A vào cửa hàng quần áo thử một chiếc quần jean nhưng không vừa, A đề nghị chị B lấy chiếc quần cỡ to hơn. Trong khi chị B lấy quần, A lại gần và lén bỏ chiếc ví vào trong túi xách rồi bỏ đi. A phạm tội gì?
Tóm tắt câu hỏi:
A vào cửa hàng quần áo của chị B. Sau khi chọn và thử một chiếc quần jean nhưng không vừa, A đề nghị chị B lấy chiếc quần cỡ to hơn. Trong khi chị B đang lấy quần, thấy trên võng nơi chị B vừa nằm có một chiếc ví, A lại gần và lén bỏ chiếc ví đó vào trong túi xách của mình rồi bỏ đi. Sau đó A bị phát hiện và bị bắt giữ. Trong chiếc ví của chị B có 15 triệu đồng.
Xin hỏi A bị tội gì và khung hình phạt ra sao?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
– A phạm tội Trộm cắp tài sản theo Điều 138 Bộ luật hình sự.
* Trộm cắp tài sản là hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản đang có chủ.
Như vậy, dấu hiệu của tội trộm cắp tài sản là dấu hiệu hành vi chiếm đoạt tài sản cùng với hai dấu hiệu khác thể hiện tính chất của hành vi chiếm đoạt và có tính chất của đối tượng bị chiếm đoạt – dấu hiệu lén lút và dấu hiệu tài sản đang có chủ. Trong tình huống trên A đã có hành vi chiếm đoạt trái pháp luật tài sản thuộc sở hữu của chị B khi chị lấy cỡ chiếc quần cỡ to hơn cho A “A lại gần và lén bỏ chiếc ví đó vào trong túi xách của mình rồi bỏ đi”.
Hành vi chiếm đoạt của tội trộm cắp tài sản có hai dấu hiệu phân biệt với hành vi chiếm đoạt của những tội khác. Đó là dấu hiệu lén lút và dấu hiệu tài sản đang có chủ.
+ Lén lút là dấu hiệu có nội dung chỉ đặc điểm khách quan của hành vi chiếm đoạt tài sản vừa chỉ ý thức chủ quan của người thực hiện hành vi đó. Trong tình huống trên A đã lén lút lấy tài sản của chị B khi thấy chị B có chiếc ví để trên võng bằng hành động “A lại gần và lén bỏ chiếc ví đó vào trong túi xách của mình rồi bỏ đi”. Rõ ràng hành vi của A là lén lút lấy tài sản của chị B khi A lấy xong liền bỏ vào túi xách của mình rồi bỏ đi ngay
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568 .
+ Tài sản đang có chủ có nghĩa là tài sản đó đang nằm trong sự chiếm hữu của người khác, nghĩa là đang nằm trong sự chi phối về mặt thực tế của chủ tài sản hoặc người có trách nhiệm. Trong tình huống trên cái Ví mà A lén lút lấy là tài sản thuộc sở hữu hoặc sự quản lý của chị B
– A phạm tội Trộm cắp tài sản theo Khoản 1 Điều 138 Bộ luật hình sự, có khung hình phạt cơ bản có mức phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
Theo qui định tại khoản 1 Điều 138 Bộ luật hình sự thì : “ Người nào trộm cắp tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản , chưa được xóa án tích mà còn vi phạm , thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm”. Như vậy, tài sản là chiếc Ví mà A đã lén lút lấy ở của hàng của chị B trong đó có số tiền là 15 triệu đồng thuộc khung hình phạt của khoản 1 Điều 138 Bộ luật hình sự.
Trong tình huống không nói A có gây hậu quả gì nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng để chuyển sang áp dụng các khoản khác của Điều 138 Bộ luật hình sự tăng nặng hình phạt cho hành vi của A.
* Trường hợp đặc biệt:
+ Nếu A chưa đủ 18 tuổi và trên 16 tuồi thì đối với Tội ít nghiêm trọng của A, Tòa án chỉ tuyên phạt tiền nếu A có tài sản riêng hoặc cải tạo không giam giữ không quá một phần hai thời hạn mà điều luật quy định. (Điều 12, 72, 73 Bộ luật hình sự).
+ Nếu A chưa đủ 16 tuổi và trên 14 tuổi thì đối với Tội ít nghiêm trọng của A, Tòa án chỉ quyết định một trong các biện pháp tư pháp, phòng ngừa như : Giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc đưa vào trường giáo dưỡng.
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư: 1900.6568 để được giải đáp.