Phân tích những điểm mới về quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động và người sử dụng lao động trong "Bộ luật lao động 2019" so với bộ luật lao động 1994, sửa đổi bổ sung.
Tóm tắt câu hỏi:
Các anh chị cho em hỏi "Phân tích những điểm mới về quyền đơn phương chấm dứt
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Đây là câu hỏi mang tính khái quát thường áp dụng trong đề bài tập dành cho các sinh viên Luật nên chúng tôi xin đưa ra một số gợi ý về câu hỏi trên như sau:
– Về quyền đơn phương của người sử dụng lao động trong “Bộ luật lao động 2019” đã Bỏ quy định NSDLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ khi:
– NLĐ bị xử lý kỷ luật sa thải;
– Doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức chấm dứt hoạt động; Để thống nhất với điều 36 và Bổ sung quy định NSDLĐ đơn phưưong chấm dứt HĐLĐ khi:
– NLĐ không có mặt tại nơi làm việc sau thời hạn quy định tại điều 33 (sau 15 ngày tạm hoãn HĐLĐ).
Điều 38 Bộ luật lao động 1994 có quy định: Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong những trường hợp sau đây:
a) Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng;
b) Người lao động bị xử lý kỷ luật sa thải theo quy định tại Điều 85 của Bộ luật này;
c) Người lao động làm theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn ốm đau đã điều trị 12 tháng liền, người lao động làm theo hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng ốm đau đã điều trị sáu tháng liền và người lao động làm theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng ốm đau đã điều trị quá nửa thời hạn hợp đồng lao động, mà khả năng lao động chưa hồi phục. Khi sức khoẻ của người lao động bình phục, thì được xem xét để giao kết tiếp hợp đồng lao động;
d) Do thiên tai, hoả hoạn hoặc những lý do bất khả kháng khác theo quy định của Chính phủ, mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải thu hẹp sản xuất, giảm chỗ làm việc;
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
đ) Doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức chấm dứt hoạt động.
Đồng thời tại điều 39 Bộ lao động 2012 còn bổ sung quy định NSDLĐ không được đơn phương chấm dứt HĐLĐ Nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội
–Về quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động cơ bản không có gì thay đổi nhiều so với quy định tại điều 37 Bộ luật lao động 1994 (sửa đổi, bổ sung năm 2002, 2006, 2007).
Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng trước thời hạn trong những trường hợp sau đây:
a) Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm các điều kiện làm việc đã thoả thuận trong hợp đồng;
b) Không được trả công đầy đủ hoặc trả công không đúng thời hạn đã thoả thuận trong hợp đồng;
c) Bị ngược đãi; bị cưỡng bức lao động;
d) Bản thân hoặc gia đình thật sự có hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng;
đ) Được bầu làm nhiệm vụ chuyên trách ở các cơ quan dân cử hoặc được bổ nhiệm giữ chức vụ trong bộ máy nhà nước;
e) Người lao động nữ có thai phải nghỉ việc theo chỉ định của thầy thuốc;
g) Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị ba tháng liền đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng và một phần tư thời hạn hợp đồng đối với người làm việc theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa được hồi phục.
Điều 37 “Bộ luật lao động 2019” chỉ bổ sung thêm trường hợp người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động khi bị quấy rối tình dục.
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư: 1900.6568 để được giải đáp.
Chuyên viên tư vấn: Hoàng Thị Hạnh.