Luật sư tư vấn thủ tục đăng ký tạm trú vào nhà người quen. Cách ghi phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu và bản khai nhân khẩu.
Luật sư tư vấn thủ tục đăng ký tạm trú vào nhà người quen. Cách ghi phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu và bản khai nhân khẩu.
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư. Tôi muốn hỏi về thủ tục đăng ký tạm trú và cách viết hồ sơ cụ thể như thế nào? Tôi và gia đình có hộ khẩu thường trú tại quận Tân Phú. Tuy nhiên, vừa qua ba tôi đã mua 1 căn nhà riêng cho tôi ở quận Bình Tân, nhưng người đứng tên ngôi nhà này là ba tôi. Vì vậy, khi làm thủ tục đăng ký tạm trú tôi nên khai như thế nào trong phiếu báo thay đổi hộ khẩu và bản khai nhân khẩu? Mong sớm nhận được phản hồi từ luật sự?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc trên, chuyên viên Đinh Đắc Dương (máy lẻ 116) đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
– Căn cứ pháp lý:
– Nội dung tư vấn:
Theo quy định tại Điều 30 Luật cư trú 2006 về đăng ký tạm trú như sau:
"1. Đăng ký tạm trú là việc công dân đăng ký nơi tạm trú của mình với cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được cơ quan này làm thủ tục đăng ký tạm trú, cấp sổ tạm trú cho họ.
2. Người đang sinh sống, làm việc, lao động, học tập tại một địa điểm thuộc xã, phường, thị trấn nhưng không thuộc trường hợp được đăng ký thường trú tại địa phương đó thì trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày đến phải đăng ký tạm trú tại Công an xã, phường, thị trấn.
3. Người đến đăng ký tạm trú phải xuất trình giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ có xác nhận của Công an xã, phường, thị trấn nơi người đó đã đăng ký thường trú; giấy tờ chứng minh quyền sở hữu hoặc sử dụng nhà ở đó; nộp phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu, bản khai nhân khẩu; trường hợp chỗ ở hợp pháp là nhà do thuê, mượn hoặc ở nhờ của cá nhân thì phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản.
…".
Theo quy định trên, hồ sơ đăng ký tạm trú gồm: Chứng minh nhân dân; giấy tờ chứng minh quyền sở hữu hoặc sử dụng nhà ở; phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; bản khai nhân khẩu; trường hợp bạn muốn đăng ký tạm trú tại ngôi nhà thuộc ở hữu của ba bạn thì phải có văn bản thể hiện sự đồng ý của ba bạn.
Điều 8 Thông tư 36/2014/TT-BCA hướng dẫn cách ghi bản khai nhân khẩu như sau:
– Đối với mục “Trình độ học vấn”: thì cần ghi rõ trình độ học vấn cao nhất (Tiến sĩ, Thạc sĩ, Đại học, Cao đẳng, Trung cấp, tốt nghiệp phổ thông trung học, tốt nghiệp phổ thông cơ sở…; nếu không biết chữ thì ghi rõ “không biết chữ”);
– Mục “Trình độ chuyên môn”: thì cần ghi rõ chuyên ngành được đào tạo hoặc trình độ tay nghề, bậc thợ, chuyên môn kỹ thuật khác được ghi trong văn bằng, chứng chỉ;
– Mục “Trình độ ngoại ngữ”: thì ghi rõ tên văn bằng, chứng chỉ ngoại ngữ cao nhất được cấp; Mục “Tóm tắt về bản thân (từ đủ 14 tuổi trở lên đến nay ở đâu, làm gì)”: thì cần ghi rõ từng khoảng thời gian (từ tháng, năm đến tháng, năm) thay đổi về chỗ ở và nghề nghiệp, nơi làm việc;
– Mục “Tiền án, tiền sự”: thì ghi rõ tội danh, hình phạt theo bản án số, ngày, tháng, năm của Tòa án; đã được xóa án tích hay chưa hoặc đang trong giai đoạn bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử; đã hoặc đang chấp hành hình phạt; bị kết án phạt tù được hưởng án treo; hình phạt bổ sung; đã hoặc đang bị áp dụng biện pháp ngăn chặn của tố tụng hình sự hoặc bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, đưa vào trường giáo dưỡng; đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc và đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc và thời gian bị áp dụng biện pháp đó.
>>> Luật sư tư vấn thủ tục đăng ký tạm trú vào nhà người quen: 1900.6568
Điều 9 Thông tư 36/2014/TT-BCA hướng dẫn cách ghi phiếu báo thay đổi, hộ khẩu nhân khẩu như sau:
– Mục "Họ tên chủ hộ" và "Quan hệ với chủ hộ", do người chuyển khẩu là bạn và ngôi nhà này chưa có chủ hộ nên khi đăng ký tạm trú thì bạn chính là chủ hộ, vậy, bạn phải ghi họ tên mình trong mục "Họ tên chủ hộ" và mục "Quan hệ với chủ hộ " thì ghi chủ hộ.
– Mục "Nội dung thay đổi hộ khẩu" thì ghi tóm tắt nội dung thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu.
– Mục "Ý kiến chủ hộ", do bạn đăng ký lần đầu tại nơi ở mới và nơi ở này cũng chưa có chủ hộ nên bạn không cần phải ghi mục này.
– Mục “Xác nhận của Công an” ghi như sau:
+ Trường hợp xác nhận việc trước đây đã đăng ký thường trú thì cơ quan Công an có thẩm quyền đăng ký thường trú xác nhận việc trước đây đã đăng ký thường trú. Nội dung xác nhận gồm: các thông tin cơ bản của từng nhân khẩu; địa chỉ đã đăng ký thường trú; họ và tên chủ hộ đã đăng ký thường trú (nếu có); ngày, tháng, năm chuyển đi hoặc xóa đăng ký thường trú.