Luật sư tư vấn thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính. Sử dụng ma túy trái phép.
Luật sư tư vấn thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính. Sử dụng ma túy trái phép.
Tóm tắt câu hỏi:
Cho mình hỏi về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về hành vi sử dụng trái phép chất ma túy là nơi Cơ quan công an phát hiện đối tượng qua kiểm tra đối tượng dương tính với chất ma túy? Hay Cơ quan công an nơi đối tượng thực hiện hành vi sử dụng trái phép chất ma túy? Ví dụ: đối tượng Nguyễn Văn A sử dụng trái phép chất ma túy tại huyện B tỉnh X. Sau đó, khi đi đến Huyện C tỉnh X thì bị Công an huyện C tỉnh X phát hiện Dương tính với ma túy. Vậy cơ quan công an nơi phát hiện đối tượng Dương tính tại huyện C tỉnh X xử phạt VPHC có đúng không? Nếu có Văn bản hướng dẫn trích kèm giùm em? Em cám ơn.
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
– Bộ luật hình sự sửa đổi bổ sung năm1999
– Luật xử lý vi phạm hành chính 2012.
2. Giải quyết vấn đề:
Theo quy định tại Khoản 36 Điều 1 Bộ luật hình sự sửa đổi bổ sung năm1999 bãi bỏ tội sử dụng trái phép chất ma túy quy định tại Điều 199 Bộ luật hình sự 1999. Như vậy, người có hành vi sử dụng chất ma túy mà không có các hành vi khác như sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy… thì không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Đối với hành vi sử dụng trái phép chất ma túy, sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại Khoản 1 Điều 21 Nghị định 167/2013/NĐ-CP:
"Điều 21. Vi phạm các quy định về phòng, chống và kiểm soát ma túy
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng trái phép chất ma túy."
Khoản 1 Điều 3 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính như sau:
"1. Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính bao gồm:
a) Mọi vi phạm hành chính phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và phải bị xử lý nghiêm minh, mọi hậu quả do vi phạm hành chính gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật;
b) Việc xử phạt vi phạm hành chính được tiến hành nhanh chóng, công khai, khách quan, đúng thẩm quyền, bảo đảm công bằng, đúng quy định của pháp luật;
>>> Luật sư tư vấn thẩm quyền xử phạt hành chính: 1900.6568
c) Việc xử phạt vi phạm hành chính phải căn cứ vào tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm, đối tượng vi phạm và tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng;
d) Chỉ xử phạt vi phạm hành chính khi có hành vi vi phạm hành chính do pháp luật quy định.
Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt một lần.
Nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì mỗi người vi phạm đều bị xử phạt về hành vi vi phạm hành chính đó.
Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính hoặc vi phạm hành chính nhiều lần thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm;
đ) Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp chứng minh mình không vi phạm hành chính;
e) Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân."
Theo quy định trên, nơi có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính là nơi thực hiện hành vi vi phạm bởi nếu là nơi phát hiện ra hành vi vi phạm thì chỉ mang tính chất phát hiện ra họ có vi phạm, không chứng minh được hành vi vi phạm thực hiện như thế nào? Việc ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính phải căn cứ vào hành vi vi phạm do đó phải chứng minh được có hành vi vi phạm thì mới xử phạt hành chính.