Luật sư tư vấn người vay tiền không có khả năng trả nợ. Các biện pháp cưỡng chế thi hành án.
Luật sư tư vấn người vay tiền không có khả năng trả nợ. Các biện pháp cưỡng chế thi hành án.
Tóm tắt câu hỏi:
Chào Luật sư! Mẹ tôi có 2 gian nhà tập thể đã bán từ năm 2000. Một gian nhà 2 gian chung 1 một quyển sổ đỏ, khi bán, mẹ tôi đã bàn giao đổ đỏ cho bên mua và chỉ là giấy tờ viết tay, không được công chứng, gian nhà đó đã có nhiều người mua đi bán lại; đến năm 2008, có một chị về mua nhà đó ở và sau đó có vay tiền của mẹ tôi, tổng là 313.900.000 đồng và 6 chỉ vàng + 800 đô la mỹ; hạn trả là 19/5/2015, sau đó, chị đó có nhờ mẹ tôi đi vay quỹ tín dụng 150.000.000 đồng hạn trả là 24/1/2014, chỉ đưa sổ đỏ cho mẹ tôi đi vay vì sổ đỏ vẫn là tên mẹ tôi. Sau đó, không có khả năng trả nợ nên mẹ tôi lại đi chuộc lại sổ đỏ, tổng chị đó nợ mẹ tôi 513.000.000 đồng. Sau đó mẹ tôi có kiện ra tòa, thì cả 2 tòa là sơ thẩm và phúc thẩm đều xử thắng kiện, buộc chị kia phải trả mẹ tôi số tiền trên, yêu cầu thi hành án làm việc, nhưng chị ý không có khả năng trả và gian nhà chị đang ở không tịch biện được vì chị ý khai chị ý bán nhà cho người khác rồi, không còn khả năng trả nợ. Vậy, làm thể nào để mẹ tôi có thể lấy tiền, có thể đưa sang hình sự được không? Từ lúc Tòa án tuyên đến nay chị ấy chưa trả mẹ tôi một đồng nào. Cảm ơn Luật sư!
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi bổ sung 2009
2. Nội dung tư vấn:
Điều 471 Bộ luật dân sự 2005 quy định hợp đồng vay tài sản như sau: Hợp đồng vay tài sản là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định. Hợp đồng vay tài sản phân theo kỳ hạn trả nợ được phân thành hợp đồng vay có kỳ hạn và hợp đồng vay không có kỳ hạn
Điều 474 Bộ luật Dân sự 2005 quy định thì bên vay có nghãi vụ trả nợ, nếu tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu là vật thì phải trả đúng loại, số lượng và chất lương, trừ trường hợp có thỏa thuận khác; trường hợp không thể trả bằng hiện vật thì phải trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại thời điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý.
Theo thông tin bạn cung cấp, mẹ bạn có cho một người vay một khoản tiền nhất định và có kỳ hạn trả nợ. Tuy nhiên, đến kỳ hạn trả nợ nhưng người đó không có khả năng trả nợ, mẹ bạn đã khởi kiện ra Tòa để yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền lợi cho mẹ bạn theo thủ tục tố tụng dân sự. Tòa án tuyên mẹ bạn thắng kiện, công nhận yêu cầu đòi nợ của mẹ bạn hợp pháp và buộc bên kia trả đầy đủ số tiền cho mẹ bạn theo thỏa thuận vay. Nếu bên kia không tự nguyện chấp hành việc trả nợ thì có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án cưỡng chế.
Điều 71 Luật Thi hành án dân sự 2008 quy định về các biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự được áp dụng gồm có
"1. Khấu trừ tiền trong tài khoản; thu hồi, xử lý tiền, giấy tờ có giá của người phải thi hành án.
2. Trừ vào thu nhập của người phải thi hành án.
3. Kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án, kể cả tài sản đang do người thứ ba giữ.
4. Khai thác tài sản của người phải thi hành án.
5. Buộc chuyển giao vật, chuyển giao quyền tài sản, giấy tờ.
6. Buộc người phải thi hành án thực hiện hoặc không được thực hiện công việc nhất định”
>>> Luật sư tư vấn pháp luật dân sự qua tổng đài: 1900.6568
Về mặt nguyên tắc, việc áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự chỉ được áp dụng sau khi đã hết thời hạn tự nguyện thì hành án trừ trường hợp cần ngăn chặn người phải thi hành án tẩu tán, hủy hoại, trốn trán nghĩa vụ.
Như vậy, trường hợp của mẹ bạn, sau một thời hạn nhất định mà người có nghĩa vụ trả nợ không thực hiện trả nợ mặc dù đã có quyết định của Tòa án, thì mẹ bạn có thể làm đơn yêu cầu thi hành án dân sự yêu cầu, áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành án nêu trên. Nếu người đó không còn bất kỳ khả năng nào để trả nợ, thì mẹ bạn cần phải đợi đến khi nào người đó có tài sản để thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho mẹ bạn.
Khoản 1 Điều 140 Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi bổ sung 2009 quy định tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản như sau:
"1. Người nào có một trong những hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ bốn triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới bốn triệu đồng nhưnggây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm:
a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó;
b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.
…"
Như vậy, trong trường hợp này, chỉ có thể yêu cầu khởi tố vụ án hình sự nếu có căn cứ cho rằng người vay tiền của mẹ bạn sử dụng vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả nợ hoặc vay tiền sau đó dùng thủ đoạn gian dối hoặc có hành vi bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó. Nếu không có đủ căn cứ nêu trên thì không thể khởi tố hình sự trong trường hợp này.