Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp lao động. Truy cứu trách nhiệm hình sự tội vu khống.
Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp lao động. Truy cứu trách nhiệm hình sự tội vu khống.
Tóm tắt câu hỏi:
Chào Luật sư! Khoảng ngày 8/6/2016 ,tôi bị bà Dương Thị T – Phó Tổng Giám đốc kinh doanh – ép làm đơn xin nghỉ (không có lý do chính đáng). Sau 3 lần ép không thành, lúc 15h30 ngày 28/6/2016, bà ấy dựng chuyện vu oan tôi ăn cắp phong bì tiền của bà ấy bằng cách để vào một nơi bàn làm việc của tôi mà tôi không thấy. Sau đó bà ấy đến chỗ tôi lấy mộc tên để đóng thì tri hô lên cho mọi người nói tôi hãy giải thích vì sao phong bì tiền của bà ấy nằm chỗ làm việc của tôi và lập biên bản sự việc, trong đó ý kiến của bà như sau: Đình chỉ công việc của tôi; bàn giao công việc cho người cùng bộ phận; báo bảo vệ không cho tôi vào nơi làm việc; khi rời khỏi nơi làm việc bà ấy cho người lục soát tư trang cá nhân của tôi, gởi về phòng nhân sự giải quyết. Còn tôi thì không ký vào biên bản đó mà chỉ ghi yêu cầu bà T mời Công an vào cuộc lấy dấu vân tay trên phong bì, vì đây là hành động buộc tội nghỉ việc mà bà T đã có ý định từ trước. Tôi đã có 2 lá đơn gởi cho Công đoàn cơ sở, Tổng giáo đốc và phòng nhân sự ngay khi sự việc diễn ra, cho đến nay vẫn chưa có câu trả lời và cũng chưa nhận được quyết định tạm đình chỉ công việc. Vì bà T cấm không cho tôi đến nơi làm việc nên từ ngày bị tước đoạt quyền làm việc (29/6/2016 cho đến nay) tôi phải ở nhà. Xin hỏi Luật sư trong thời gian không thể đi làm tôi có bị ghép vào hành vi nghỉ quá 5 ngày không lý do? Xin nói thêm tôi làm việc ở công ty này được 11 năm 4 tháng, còn 2 năm nữa tôi tới tuổi nghỉ hưu theo chế độ và còn đóng BHXH thêm 2 năm nữa mới đủ 20 năm (kể cả nơi làm việc cũ). Trong buổi làm việc riêng giữa bà T và tôi, tôi có xin cho tôi làm việc thêm 2 năm nữa nhưng bà ấy không chịu. Xin hỏi trong trường hợp công ty vẫn tìm những sơ hở pháp lý ép tôi nghỉ thì bước tiếp theo tôi phải làm gì? Trường hợp yêu cầu Công an cho lấy dấu vân tay trên phong bì có thực hiện được không khi tôi là người yêu cầu? Và tội vu khống ăn cắp có khởi tố được không khi người bị mất cắp không có yêu cầu lấy dấu vân tay? Tôi oan ức lắm, vừa bị mất việc vừa bị vu khống ăn cắp nhục nhã ê chề ở độ tuổi này. Vì vậy mong Luật sư tư vấn giải pháp tốt nhất và có những lời khuyên ở bước tiếp theo. Cảm ơn và trân trọng kính chào!
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi, bổ sung 2009
2. Nội dung tư vấn:
Căn cứ Khoản 3 Điều 126 “Bộ luật lao động 2019” quy định một trong những căn cứ để người sử dụng lao động áp dụng biện pháp xử lý kỷ luật sa thải:
“3. Người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong 01 tháng hoặc 20 ngày cộng dồn trong 01 năm mà không có lý do chính đáng.
Các trường hợp được coi là có lý do chính đáng bao gồm: thiên tai, hoả hoạn, bản thân, thân nhân bị ốm có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền và các trường hợp khác được quy định trong
nội quy lao động .”
Như vậy, nếu người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong một tháng thì người sử dụng lao động có quyền áp dụng biện pháp xử lý kỷ luật sa thải; việc nghỉ không đi làm ở đây phải là tự ý bỏ việc.
Trường hợp của bạn không có hành vi tự ý bỏ việc, mà xuất phát từ việc công ty cản trở, không cho bạn đến công ty làm. Vì vậy, công ty không được áp dụng biện pháp xử lý kỷ
Theo hướng dẫn tại Nghị quyết 144/2016/QH13, lùi hiệu lực thi hành Bộ luật hình sự 2015, nay vẫn áp dụng quy định tại Bộ luật hình sự 1999 và Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi, bổ sung 2009.
Điều 122 Bộ luật Hình sự 1999 quy định về tội vu khống như sau:
"1. Người nào bịa đặt, loan truyền những điều biết rõ là bịa đặt nhằm xúc phạm danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác hoặc bịa đặt là người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật lao động qua tổng đài: 1900.6568
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến bảy năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Đối với nhiều người;
d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh cho mình;
đ) Đối với người thi hành công vụ;
e) Vu khống người khác phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ một triệu đồng đến mười triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.”
Nếu bạn có căn cứ rõ ràng chứng minh Phó Tổng giám đốc công ty bạn có hành vi bịa đặt cho bạn, tự ý dàn dựng để vu khống cho rằng bạn có hành vi trộm cắp tài sản của công ty, đây là hành vi trái pháp luật, có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 122 Bộ luật Hình sự 1999. Trong trường hợp này bạn có thể làm đơn tố cáo đến cơ quan công an có thẩm quyền để cơ quan điều tra vào cuộc điều tra, làm rõ vụ việc.
Ngoài ra, công ty còn phải bồi thường cho bạn một khoản tiền để bồi thường thiệt hại do người có hành vi vu khống, ảnh hưởng đến danh dự, nhân phẩm của bạn theo quy định của Bộ luật Dân sự 2005.