Có thể thấy, hệ thống pháp luật có nội dung rất rộng, bao gồm hệ thống quy phạm pháp luật hiện hành và những nguồn khác nữa của pháp luật tồn tại trên thực tế mà dựa trên cơ sở đó tính hiện thực của pháp luật được bảo đảm và pháp luật phát huy hiệu lực. Bài viết dưới đây sẽ đi sâu vào giải nghĩa hai khái niệm này.
Mục lục bài viết
1. Luật là gì? Bộ luật là gì?
Khái niệm “Luật là gì?” hiện nay có khá nhiều chiều hướng suy xét. “Luật” thường được đề cập đến với các nghĩa sau: là một ngành luật trong hệ thống pháp luật của Nhà nước, là một đạo luật, là một ngành khoa học pháp lý và là một môn học.
Trong một số ngữ cảnh nhất định, luật có thể hiểu là pháp luật nói chung. Ví dụ: khoa học luật, đại học luật, sinh viên luật, tiến sĩ luật, nghề luật, luật sư, luật gia.
Còn bộ luật hay còn gọi là đạo luật thường chỉ được hiểu theo một trường nghĩa, đó chính là một hình thức văn bản quy phạm pháp luật có mức độ hệ thống hoá cao nhất, bao gồm tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội trên một hoặc nhiều lĩnh vực khác nhau. Ví dụ:
Như vậy có thể thấy, thuật ngữ “Luật” có nghĩa rộng và bao trùm hơn so với thuật ngữ “Bộ luật” theo những chiều hướng phân tích khái niệm như trên…
Tuy nhiên, khái niệm “Luật” nếu được định nghĩa là một loại văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội ban hành, theo một trình tự thủ tuc nhất định, có hiệu lực pháp lí cao nhất, chỉ dưới Hiến pháp. Ví dụ: Luật tổ chức Quốc hội; Luật tổ chức Chính phủ… Tất cả các văn bản pháp luật khác do các cơ quan nhà nước khác ban hành đều là văn bản dưới luật.
Theo đó, quan điểm cá nhân của người viết cho rằng, nếu xét theo khía cạnh khái niệm như vậy, thì bộ luật có phạm vi điều chỉnh và đối tượng điều chỉnh của Bộ luật lớn hơn so với Luật
2. Tổng quan về hệ thống pháp luật:
Việc gọi tên hệ thống pháp luật có nhiều quan điểm khác nhau, trong đó, có quan điểm cho rằng, hệ thống pháp luật bao gồm hai bộ phận là công pháp và tư pháp, quan điểm khác cho rằng cần phải phân biệt hai khái niệm: Hệ thống pháp luật và hệ thống pháp luật thực định và quan điểm chỉ có một khái niệm hệ thống pháp luật, không thể phân biệt rõ nét hai khái niệm hệ thống pháp luật và hệ thống pháp luật thực định. Như đã trình bày ở mở bài, hệ thống pháp luật là một khái niệm bao hàm rộng, bao gồm hai mặt cụ thể là: Hệ thống cấu trúc của pháp luật và hệ thống văn bản pháp luật.
a) Hệ thống văn bản pháp luật của Việt Nam bao gồm:
– Hiến pháp – Do Quốc hội ban hành, là văn bản pháp luật cao nhất.
– Luật hoặc Bộ luật – Do Quốc hội thông qua và Chủ tịch nước ký quyết định ban hành. Có thể kể một số Bộ luật như: Bộ luật dân sự, Bộ luật hình sự, Bộ luật tố tụng dân sự, Bộ luật tố tụng hình sự, Bộ luật lao động, Bộ luật hàng hải
– Nghị quyết của Quốc hội
– Văn bản dưới luật gồm
+ Ủy ban thường vụ Quốc hội: Pháp lệnh, Nghị quyết
+ Chủ tịch nước: Lệnh, Quyết định
+ Chính phủ: Nghị định.
+ Thủ tướng Chính phủ: Quyết định
+ Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao: Nghị quyết
+ Chánh án Toà án nhân dân tối cao: Thông tư.
+ Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao: Thông tư.
+ Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ: Thông tư
+ Tổng Kiểm toán Nhà nước: Quyết định
+ Nghị quyết liên tịch giữa Uỷ ban thường vụ Quốc hội hoặc giữa Chính phủ với cơ quan trung ương của tổ chức chính trị – xã hội.
+ Thông tư liên tịch giữa Chánh án Toà án nhân dân tối cao với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; giữa các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.
+ Văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân. Bao gồm: Hội đồng nhân dân: Nghị quyết; Ủy ban nhân dân: Quyết định.
b) Hệ thống cấu trúc
– Ngành luật hiến pháp
– Ngành luật hành chính
– Ngành luật tài chính
– Ngành luật ngân hàng
– Ngành luật đất đai
– Ngành luật dân sự
– Ngành luật lao động
– Ngành luật hình sự
– Ngành luật kinh tế
Hiện nay, Việt Nam có hệ thống pháp luật phức tạp bậc nhất thế giới, hệ thống này được đặc trưng bởi sự đồ sộ, rắc rối do có quá nhiều loại văn bản pháp luật được ban hành, nhưng lại có quá nhiều kẻ hở và lỗ hổng, các quy định chồng chéo, mâu thuẫn, thiếu đồng bộ với nhau, gây cản trở và đè nặng lên người dân, doanh nghiệp. Hệ thống pháp luật bị coi là thiếu tính thực tiễn và tính khả thi, thiếu sự minh bạch và không đi vào cuộc sống do quá trình xây dựng pháp luật thiếu tư duy, tầm nhìn, đầy cục bộ, thiếu công bằng và thể hiện lợi ích nhóm.
3. Phân biệt sự khác nhau giữa luật và Bộ luật:
3.1. Giống nhau:
Bộ luật và luật đều là văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội ban hành để cụ thể hóa Hiến pháp nhằm điều chỉnh các loại quan hệ xã hội trong các lĩnh vực hoạt động của xã hội. Các bộ luật và luật này đều có giá trị pháp lí cao (chỉ sau Hiến pháp) và có phạm vi tác động rộng lớn đến đông đảo các tầng lớp nhân dân.
Vì vậy khi xây dựng các văn bản dưới luật phải dựa trên cơ sở các quy định thể hiện trong các văn bản. Bộ luật và luật không được trái với các quy định đó. Các bộ luật và luật được ban hành theo một trật tự hết sức chặt chẽ gồm 6 giai đoạn:
– Lập chương trình xây dựng pháp luật: Để làm được một công việc nhất định bao giờ chúng ta cũng phải lên kế hoạch thực hiện nó. Kế hoạch đó tác động trực tiếp đến hiệu quả công việc, kế hoạch có cụ thể thiết thực thì công việc mới thành công được. Giống như việc xây dựng dàn ý cho bài văn, việc lập chương trình xây dựng pháp luật là một giai đoạn khá quan trọng góp phần quyết định chất lượng, hiệu quả của văn bản pháp luật được xây dựng. Chương trình xây dựng pháp luật được hình thành trên cơ sở khoa học và cơ sở pháp lí nhất định. Nội dung của chương trình xây dựng pháp luật gồm danh mục các văn bản cần ban hành; cơ quan soạn thảo; dự kiến thời gian trình dự thảo văn bản và dự trữ kinh phí cần thiết cho việc thực hiện chương trình.
– Thành lập ban soạn thảo: Do tính chất phức tạp của việc soạn thảo văn bản nên việc thành lập ban soạn thảo là một giai đoạn cần thiết trong công đoạn xây dựng văn bản qui phạm pháp luật.
Ban soạn thảo có trách nhiệm bảo đảm chất lượng của dự thảo, hoàn thành dự thảo theo kế hoạch; báo cáo định kì về tiến độ soạn thảo với cơ quan, tổ chức trình dự thảo, kịp thời báo cáo để xin ý kiến chỉ đạo của chủ thể có thẩm quyền khi phát sinh những vấn đề mới chưa có định hướng hoặc vấn đề phức tạp còn nhiều quan điểm khác nhau, chuẩn bị văn bản để trình dự thảo văn bản qui phạm pháp luật gửi cơ quan ban hành.
– Soạn thảo: Đây là giai đoạn này là giai đoạn quan trọng nhất và là giai đoạn bắt buộc trong tất cả các quá trình ban hành văn bản pháp luật. Trong giai đoạn soạn thảo lại phải thực hiện một số công đoạn nhỏ khác đó là: khảo sát thực tiễn; xây dựng đề cương chi tiết của dự thảo văn bản qui phạm pháp luật; soạn thảo văn bản và có thể tổ chức lấy ý kiến cho dự thảo.
– Thẩm định: Thẩm định, thẩm tra dự thảo là việc cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước xem xét toàn diện dự thảo trước khi trình cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
– Thông qua: Sau khi dự thảo đã được hoàn thiện đã có báo cáo thẩm tra, thẩm định, ban soạn thảo phải có văn bản trình dự thảo, sau đó gửi hồ sơ dự thảo đến cơ quan ban hành để xem xét và thông qua dự thảo.
– Công bố văn bản quy phạm pháp luật:
Sau khi văn bản pháp luật đã được thông qua sẽ được công bố rộng rãi với các hình thức khác nhau để tất cả mọi người đều được biết và thực hiện. Ngoài ra sau khi văn bản được ban hành các chủ thể có thẩm quyền sẽ xem xét đánh giá tác động của văn bản quy phạm pháp luật. Như vậy văn bản áp dụng pháp luật có thủ tục ban hành phức tạp hơn và nhiều giai đoạn hơn so với các văn bản pháp luật khác.
Việc xây dựng và ban hành Luật, Bộ luật dựa vào những nguyên tắc chính sau đây:
– Bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất của văn bản quy phạm pháp luật trong hệ thống pháp luật.
– Tuân thủ thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
– Bảo đảm tính công khai trong quá trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật trừ trường hợp văn bản quy phạm pháp luật có nội dung thuộc bí mật nhà nước; bảo đảm tính minh bạch trong các quy định của văn bản quy phạm pháp luật.
– Bảo đảm tính khả thi của văn bản quy phạm pháp luật.
– Không làm cản trở việc thực hiện điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
3.2. Khác nhau:
Tuy nhiên, cũng cần phải phân biệt giữa Bộ luật và Luật.
Luật là các nguyên tắc nhà nước quy định, là những quy chuẩn đạo đức tôn giáo hoặc những khuôn phép tập quán địa phương dựa vào ý chí của giai cấp thống trị hoặc quyền lợi của các tầng lớp xã hội cho phép hoặc cấm đoán những hành vi liên quan đến các mối quan hệ giữa các cá nhân, giữa cá nhân với tổ chức, giữa các tổ chức với nhau, cũng như việc trừng phạt những cá nhân, tổ chức vi phạm hoặc làm trái các quy định mà luật đặt ra.
Trong khi đó, bộ luật là một dạng luật, có một số khác biệt sau:
– Phạm vi điều chỉnh bao quát và rộng hơn so với 1 luật nào đó
– Nội dung bao hàm và liên quan nhiều lĩnh vực trong xã hội
– Được dẫn chiếu và điều chỉnh các vấn đề mà nội dung của nó không được quy định ở những luật (chuyên ngành) khác.
– Điều chỉnh các dẫn chiếu điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia kí kết
Ví dụ:
– Các tranh chấp trong mua bán thương mại không được hai bên thoả thuận (Điều chỉnh mặc nhiên trong luật thương mại). Toà án sẽ viện dẫn Bộ luật dân sự để giải quyết tranh chấp;
– Tranh chấp chia tài sản khi nam nữ sống với nhau như vợ chồng (nhưng không đăng kí kết hôn). Toà án sẽ dựa vào vấn đề tranh chấp được quy định trong Bộ luật dân sự
– Trách nhiệm pháp lý (trách nhiệm pháp lý hành chính, TNPL dân sự, TNPL kỷ luật…) khi vi phạm pháp luật nếu không bị chế tài trong các Nghị định hoặc Thông tư nào thì sẽ được dẫn chiếu điều chỉnh trong Bộ luật hình sự.
Như vậy, có thể thấy, nhiều Luật sẽ cùng điều chỉnh một ngành luật và Luật thì chỉ điều chỉnh một phần của ngành luật trong khi đó, Bộ luật điều chỉnh cả một ngành luật. Và Bộ luật sẽ điều chỉnh những quan hệ xã hội quan trọng phổ biến hơn những quan hệ xã hội mà Luật điều chỉnh.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết: