Skip to content
1900.6568

Trụ sở chính: Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

  • DMCA.com Protection Status
Home

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về Luật Dương Gia
    • Luật sư điều hành
    • Tác giả trên Website
    • Thông tin tuyển dụng
  • Tư vấn pháp luật
  • Tổng đài Luật sư
  • Dịch vụ Luật sư
  • Biểu mẫu
    • Biểu mẫu Luật
    • Biểu mẫu khác
  • Văn bản pháp luật
  • Kinh tế tài chính
  • Giáo dục
  • Bạn cần biết
    • Từ điển pháp luật
    • Thông tin địa chỉ
    • Triết học Mác-Lênin
    • Hoạt động Đảng Đoàn
    • Tư tưởng Hồ Chí Minh
    • Tư vấn tâm lý
    • Các thông tin khác
  • Liên hệ
Home

Đóng thanh tìm kiếm
  • Trang chủ
  • Đặt câu hỏi
  • Đặt lịch hẹn
  • Gửi báo giá
  • 1900.6568
Trang chủ » Bạn cần biết » Cách phân biệt luật, nghị định, thông tư, nghị quyết thế nào?

Cách phân biệt luật, nghị định, thông tư, nghị quyết thế nào?

  • 12/03/202312/03/2023
  • bởi Nguyễn Ngọc Ánh
  • Nguyễn Ngọc Ánh
    12/03/2023
    Bạn cần biết
    0

    Hiện nay, nhiều người thường chưa nắm rõ hoặc bị nhầm lẫn các văn bản pháp luật tại Việt Nam. Dưới đây là cách phân biệt luật, nghị định, thông tư, nghị quyết, mời bạn đọc tham khảo:

      Mục lục bài viết

      • 1 1. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam: 
      • 2 2. Cách phân biệt luật, nghị định, thông tư, nghị quyết thế nào? 
        • 2.1 2.1. Quy định về Luật: 
        • 2.2 2.2. Quy định về Nghị định: 
        • 2.3 2.3. Quy định về Thông tư: 
        • 2.4 2.4. Quy định về Nghị quyết: 

      1. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam: 

      Hiện nay, theo quy định tại Điều 4 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015, được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 1 Điều 1 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi 2020, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam bao gồm: 

      – Hiến pháp. 

      – Bộ luật, luật (sau đây gọi chung là luật), nghị quyết của Quốc hội.

      – Pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội.

      Nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

      Nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

      – Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước.

      – Nghị định của Chính phủ.

      – Nghị quyết liên tịch giữa Chính phủ với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

      – Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

      – Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.

      – Thông tư được ban hành bơi:

      + Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.

      + Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

      + Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.

      – Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

      – Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

      – Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt.

      – Nghị quyết của Hội đồng nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương.

      – Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp huyện.

      – Nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã, phường, thị trấn.

      – Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp xã.

      Xem thêm: Căn cứ vào văn bản pháp luật nào để xử lý hành vi san ủi đất trái phép

      2. Cách phân biệt luật, nghị định, thông tư, nghị quyết thế nào? 

      2.1. Quy định về Luật: 

      Luật là một loại văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội (Nghị viện) ban hành, có hiệu lực pháp lý cao nhất, chỉ dưới Hiến pháp.

      Bộ luật, luật ban hành ra quy định về các vấn đề xung quanh đời sống để điều chỉnh các quan hệ xã hội cơ bản thuộc các lĩnh vực về đối nội và đối ngoại của quốc gia, bao gồm: lĩnh vực kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, tài chính, tiền tệ, ngân sách, thuế, dân tộc, tôn giáo, văn hoá, giáo dục, y tế, khoa học, công nghệ, môi trường, đối ngoại, tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, chế độ công vụ, cán bộ, công chức, quyền và nghĩa vụ của công dân.

      Bộ luật, luật mang tính chất cụ thể hóa lại quy định của Hiến pháp theo từng ngành hoặc những lĩnh vực cụ thể.

      Hiện nay, pháp luật Việt Nam có 06 bộ luật sau:

      – Bộ luật dân sự.

      – Bộ luật tố tụng dân sự.

      – Bộ luật hình sự.

      – Bộ luật tố tụng hình sự.

      – Bộ luật lao động.

      – Bộ luật Hàng hải Việt Nam.

      Hệ thống luật tại Việt Nam hiện nay gồm rất nhiều, ví dụ như Luật Hôn nhân và gia đình; Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015;… 

      Căn cứ theo quy định tại Điều 15 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015, Quốc hội ban hành luật quy định các vấn đề sau đây: 

      – Tổ chức và hoạt động của Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Hội đồng bầu cử quốc gia, Kiểm toán nhà nước, chính quyền địa phương, đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt và cơ quan khác do Quốc hội thành lập. 

      – Quy định về quyền của con người: cụ thể là quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân mà theo Hiến pháp phải do luật định. Các vấn đề về việc hạn chế quyền con người, quyền công dân; tội phạm và hình phạt.

      – Quy định về vấn đề tài chính:

      + Trong đó có tiền tệ quốc gia, ngân sách nhà nước. 

      + Quy định, sửa đổi hoặc bãi bỏ các thứ thuế. 

      – Quy định về lĩnh vực văn hóa, giáo dục, y tế, khoa học, công nghệ, môi trường. 

      – Quy định về quốc phòng, anh ninh quốc gia. 

      – Quy định về các chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo của Nhà nước. 

      – Quy định về chính sách đối ngoại. 

      – Quy định về lĩnh vực quân đội, cụ thể:

      + Hàm, cấp trong lực lượng vũ trang nhân dân. 

      + Hàm, cấp ngoại giao. 

      + Hàm, cấp nhà nước khác. 

      + Huân chương, huy chương và danh hiệu vinh dự nhà nước. 

      – Quy định các vấn đề về trưng cầu ý dân. 

      – Các cơ chế bảo vệ Hiến pháp.

      – Vấn đề khác thuộc thẩm quyền của Quốc hội.

      2.2. Quy định về Nghị định: 

      Nghị định sẽ do Chính phủ ban hành. Nghị định của Chính phủ được ban hành nhằm:

      – Quy định chi tiết các điều, khoản, điểm được giao trong luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước.

      – Quy định về các biện pháp cụ thể để tổ chức thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước.

      – Quy định các biện pháp để thực hiện chính sách kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh, tài chính, tiền tệ, ngân sách, thuế, dân tộc, tôn giáo, văn hóa, giáo dục, y tế, khoa học, công nghệ, môi trường, đối ngoại, chế độ công vụ, cán bộ, công chức, viên chức, quyền, nghĩa vụ của công dân và các vấn đề khác thuộc thẩm quyền quản lý, điều hành của Chính phủ.

      – Quy định về những vấn đề liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn của từ hai bộ, cơ quan ngang bộ trở lên.

      – Quy định về những nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các cơ quan khác thuộc thẩm quyền của Chính phủ.

      – Quy định về những vấn đề cần thiết thuộc thẩm quyền của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, tuy nhiên chưa đủ điều kiện xây dựng thành luật hoặc pháp lệnh để đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, quản lý kinh tế, quản lý xã hội.

      2.3. Quy định về Thông tư: 

      Theo quy định tại Khoản 1 Điều 1 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi 2020, thông tư sẽ do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ ban hành.

      Cụ thể:

      – Thông tư của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao:

      Thông tư của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ban hành ra để thực hiện việc quản lý các Tòa án nhân dân và Tòa án quân sự về tổ chức và những vấn đề khác được Luật tổ chức Tòa án nhân dân và luật khác có liên quan giao.

      – Thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao:

      Thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành nhằm quy định những vấn đề được Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân và luật khác có liên quan giao.

      – Thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ:

      Thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ ban hành nhằm quy định:

      + Các biện pháp thực hiện chức năng quản lý nhà nước của mình.

      + Quy định các chi tiết điều, khoản, điểm được giao trong luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước, nghị định của Chính phủ, quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

      2.4. Quy định về Nghị quyết: 

      * Nghị quyết của Quốc hội: 

      Theo quy định tại Khoản 2 Điều 15 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015, Quốc hội ban hành Nghị quyết với mục đích quy định những vấn đề sau: 

      – Tỷ lệ phân chia các khoản thu và nhiệm vụ chi giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương. 

      – Thực hiện thí điểm một số chính sách mới thuộc thẩm quyền quyết định của Quốc hội nhưng chưa có luật điều chỉnh hoặc khác với quy định của luật hiện hành. 

      – Quy định về tình trạng khẩn cấp, các biện pháp đặc biệt khác bảo đảm quốc phòng, an ninh quốc gia. 

      – Tạm ngưng hoặc kéo dài thời hạn áp dụng toàn bộ hoặc một phần luật, nghị quyết của Quốc hội đáp ứng các yêu cầu cấp bách về phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quyền con người, quyền công dân. 

      – Đại xá. 

      – Quy định các vấn đề khác thuộc thẩm quyền của Quốc hội. 

      * Nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội: 

      Nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành nghị quyết để quy định những vấn đề sau: 

      – Mục đích nhằm giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh. 

      – Tạm ngưng hoặc kéo dài thời hạn áp dụng toàn bộ hoặc một phần pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội đáp ứng các yêu cầu cấp bách về phát triển kinh tế – xã hội. 

      – Bãi bỏ pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội. 

      Trong trường hợp bãi bỏ pháp lệnh thì Ủy ban thường vụ Quốc hội có trách nhiệm báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất. 

      – Tổng động viên hoặc động viên cục bộ. 

      – Ban bố, bãi bỏ tình trạng khẩn cấp trong cả nước hoặc ở từng địa phương. 

      – Hướng dẫn hoạt động của Hội đồng nhân dân. 

      – Các vấn đề khác mà Ủy ban thường vụ Quốc hội có thẩm quyền quyết định. 

      CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG BÀI VIẾT: 

      Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015

        Xem thêm: Văn bản pháp luật là gì? Đặc điểm của văn bản pháp luật?

        Theo dõi chúng tôi trên
        5 / 5 ( 1 bình chọn )
        Gọi luật sư ngay
        Tư vấn luật qua Email
        Báo giá trọn gói vụ việc
        Đặt lịch hẹn luật sư
        Đặt câu hỏi tại đây

        Tags:

        Văn bản pháp luật


        CÙNG CHỦ ĐỀ

        Quy định về sửa đổi, bổ sung, thay thế văn bản pháp luật

        Văn bản pháp luật (Legislation) là gì? Văn bản pháp luật tên tiếng Anh là gì? Hệ thống văn bản pháp luật và quy định về sửa đổi, bổ sung, thay thế văn bản pháp luật?

        Văn bản hợp nhất là gì? Văn bản hợp nhất có phải văn bản pháp luật không?

        Văn bản hợp nhất là gì? Văn bản hợp nhất có phải văn bản pháp luật không? Sự cần thiết phải ban hành văn bản hợp nhất? Đối tượng, phạm vi áp dụng kỹ thuật hợp nhất văn bản? Cơ quan có thẩm quyền tổ chức văn bản hợp nhất? Văn bản hợp nhất có sai sót thì xử lý như thế nào?

        Văn bản pháp quy là gì? Vai trò và đặc điểm của văn bản pháp quy?

        Văn bản pháp quy là gì? Nguyên tắc xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật? Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật? Quy định về áp dụng văn bản quy phạm pháp luật? Vai trò và đặc điểm của văn bản pháp quy? Hiệu lực văn bản quy phạm pháp luật?

        Ngôn ngữ của văn bản pháp luật

        Văn bản pháp luật được coi là sản phẩm của hoạt động quản lý nhà nước. Để đánh giá đúng đắn về chất lượng của văn bản pháp luật cần dựa vào những tiêu chí khoa học mang tính khách quan và toàn diện.

        Các điều kiện để đảm bảo tính khả thi của văn bản pháp luật

        Các điều kiện để đảm bảo tính khả thi của văn bản pháp luật được thể hiện như sau.

        Văn bản pháp luật là gì? Đặc điểm của văn bản pháp luật?

        Văn bản pháp luật là gì? Đặc điểm của văn bản pháp luật? Văn bản pháp luật có thể bao hàm cả ba nhóm văn bản đó là văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hành chính và văn bản áp dụng pháp luật.

        Căn cứ vào văn bản pháp luật nào để xử lý hành vi san ủi đất trái phép

        Hiện nay, theo quy định của pháp luật hiện hành về những hành vi vi phạm pháp luật về đất đai bị xử phạt hành chính thì không có quy định nào cụ thể cho việc xử lý hành chính đối với hành vi hủy hoại đất.

        Thẩm quyền, hình thức, nội dung của văn bản pháp luật

        Thẩm quyền, hình thức, nội dung của văn bản pháp luật. Bài tập nhóm môn Xây dựng văn bản pháp luật 8,5 điểm.

        Quy định về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản pháp luật

        Quy định về thể thức trình bày văn bản pháp luật? Kỹ thuật trình bày văn bản pháp luật?

        Xem thêm

        Tìm kiếm

        Hỗ trợ 24/7: 1900.6568

        Đặt câu hỏi trực tuyến

        Đặt lịch hẹn luật sư

        Văn phòng Hà Nội:

        Địa chỉ trụ sở chính:  Số 89 Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội

        Điện thoại: 1900.6568

        Email: dichvu@luatduonggia.vn

        Văn phòng Miền Trung:

        Địa chỉ:  141 Diệp Minh Châu, phường Hoà Xuân, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng

        Điện thoại: 1900.6568

        Email: danang@luatduonggia.vn

        Văn phòng Miền Nam:

        Địa chỉ: 248/7 Nguyễn Văn Khối (Đường Cây Trâm cũ), phường 9, quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh

        Điện thoại: 1900.6568

        Email: luatsu@luatduonggia.vn

        Bản quyền thuộc về Luật Dương Gia | Nghiêm cấm tái bản khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản!
        Scroll to top
        Chat zalo Liên hệ theo Zalo Chat Messenger Đặt câu hỏi
        Mở Đóng
        Gọi tư vấnGọi tư vấnYêu cầu gọi lạiYêu cầu dịch vụ
        • Gọi ngay
        • Chỉ đường
          • HÀ NỘI
          • ĐÀ NẴNG
          • TP.HCM
        • Đặt câu hỏi
        • Trang chủ