Cải cách tiền lương được hiểu là việc Nhà nước đưa ra các phương án, chính sách chuyển đổi mức tiền lương cho người lao động, cán bộ, công chức. Trong Nghị quyết 27-NQ/TW, Ban chấp hành trung ương đã đề ra lộ trình cải cách tiền lương. Lộ trình cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW như thế nào? Dưới đây là bài phân tích làm rõ vấn đề này.
Mục lục bài viết
1. Nguyên nhân cải cách tiền lương mà Ban chấp hành trung ương đưa ra:
Cải cách tiền lương được hiểu là việc Nhà nước đưa ra các phương án, chính sách chuyển đổi mức tiền lương cho người lao động, cán bộ, công chức…
Trong
– Hiện nay, chính sách tiền lương của nước ta vẫn còn tồn tại những hạn chế, bất cập, đặc biệt là trong khu vực công. Theo đó, việc thiết kế hệ thống bảng lương chưa phù hợp với vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo.
– Lý do cải cách tiền lương của cơ quan Nhà nước là chính sách tiền lương còn mang nặng tính bình quân, không bảo đảm được cuộc sống, chưa phát huy được nhân tài, chưa tạo được động lực để nâng cao chất lượng và hiệu quả làm việc của người lao động.
– Trong thực tiễn, còn có quá nhiều loại phụ cấp, nhiều khoản thu nhập ngoài lương do nhiều cơ quan, nhiều cấp quyết định bằng các văn bản quy định khác nhau làm phát sinh những bất hợp lý, không thể hiện rõ thứ bậc hành chính trong hoạt động công vụ.
– Chính sách tiền lương chưa thực sự phát huy được quyền, trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong việc đánh giá và trả lương, thưởng, gắn với năng suất lao động, chất lượng, hiệu quả công tác của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động.
– Ngoài những nguyên nhân khách quan nêu trên, việc cải cách tiền lương mà Ban chấp hành Trung ương đưa ra còn xuất phát từ những nguyên nhân chủ quan sau đây:
+ Việc thể chế hoá các chủ trương của Đảng về chính sách tiền lương còn chậm, chưa có nghiên cứu căn bản và toàn diện về chính sách tiền lương trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
+ Việc tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị còn cồng kềnh; chức năng, nhiệm vụ còn chồng chéo, hiệu lực, hiệu quả hoạt động chưa cao. Cùng với đó, số đơn vị sự nghiệp công lập tăng nhanh, số người hưởng lương, phụ cấp từ ngân sách nhà nước còn quá lớn.
+ Một nguyên nhân chủ quan khác là do việc xác định vị trí việc làm còn chậm, chưa thực sự là cơ sở để xác định biên chế, tuyển dụng, đánh giá cán bộ, công chức, viên chức và trả lương.
+ Các vấn đề liên quan đến hệ thống thông tin thị trường lao động, tiền lương, năng lực thương lượng về tiền lương của người lao động trong ký kết
Trên đây là những nguyên nhân chính (khách quan và chủ quan), để Nhà nước đưa ra các chính sách cải cách tiền lương.
2. Mục tiêu chung cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW:
Khi đưa ra chính sách cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW, Ban chấp hành Trung ương hướng đến các mục tiêu chung sau đây:
– Cải cách tiền lương nhằm hướng đến mục tiêu xây dựng hệ thống chính sách tiền lương quốc gia một cách khoa học, minh bạch, phù hợp với tình hình thực tiễn đất nước, đáp ứng yêu cầu phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và chủ động hội nhập quốc tế, xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định và tiến bộ.
– Chính sách cải cách tiền lương mà cơ quan Nhà nước đưa ra nhằm hướng tới việc tạo ra động lực giải phóng sức sản xuất, nâng cao năng suất lao động, chất lượng nguồn nhân lực. Đây sẽ là cơ sở nền tảng, góp phần xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; phòng, chống tham nhũng, lãng phí.
– Hơn tất cả, việc cách tiền lương mà Ban chấp hành Trung ương đưa ra nhằm hướng tới mục tiêu bảo đảm đời sống của người hưởng lương và gia đình người hưởng lương, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội. Bởi lẽ, những hạn chế trong vấn đề tiền lương sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích của người người lao động. Vậy nên, đây được xem là mục tiêu lớn nhất trong công tác thực hiện cải cách tiền lương của cơ quan chức năng có thẩm quyền.
3. Nội dung cải cách tiền lương mà Nghị quyết 27-NQ/TW đưa ra:
Đối với từng đối tượng người lao động, thì nội dung cải cách tiền lương mà Nghị quyết 27-NQ/TW đưa ra là cơ bản khác nhau. Cụ thể như sau:
– Đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (khu vực công):
+ Nhà nước hướng đến việc thiết kế cơ cấu tiền lương mới.
+ Hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo thay thế hệ thống bảng lương hiện hành; chuyển xếp lương cũ sang lương mới, bảo đảm không thấp hơn tiền lương hiện hưởng được xây dựng và ban hành.
+ Để cải cách tiền lương cho cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (khu vực công), cơ quan Nhà nước sẽ thực hiện xác định các yếu tố cụ thể để thiết kế bảng lương mới.
+ Các chế độ phụ cấp hiện hành phải được sắp xếp lại, bảo đảm tổng quỹ phụ cấp chiếm tối đa 30% tổng quỹ lương.
+ Đưa ra các cơ chế quản lý tiền lương và thu nhập.
– Đối với người lao động trong doanh nghiệp:
+ Mức lương tối thiểu vùng của người lao động trong doanh nghiệp phải được tiếp tục hoàn thiện, điều chỉnh; các chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức phải tiếp tục được kiện toàn.
+ Cơ chế quản lý tiền lương và thu nhập cũng được điều chỉnh. Tại đó, các doanh nghiệp được tự do lựa chọn chính sách tiền lương; Nhà nước công bố mức lương tối thiểu vùng theo tháng và theo giờ, hỗ trợ cung cấp thông tin thị trường lao động, không can thiệp trực tiếp vào chính sách tiền lương của doanh nghiệp; Doanh nghiệp và người lao động thương lượng, thỏa thuận tiền lương, ký hợp đồng lao động và trả lương gắn với năng suất và kết quả lao động.
+ Đối với doanh nghiệp Nhà nước, Nhà nước quy định nguyên tắc chung để xác định tiền lương và tiền thưởng đối với doanh nghiệp nhà nước gắn với năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh, hướng đến bảo đảm mặt bằng tiền lương trên thị trường.
Trên đây là các nội dung cải cách tiền lương mà Nghị quyết 27-NQ/TW đưa ra. Việc quy định cụ thể về từng đối tượng trong chính sách cải cách tiền lương giúp hoạt động cải cách đạt hiệu quả tối đa và toàn diện nhất.
4. Nhiệm vụ thực hiện chủ trương cải cách tiền lương:
Khi thực hiện các nội dung trong chính sách cải cách tiền lương, cá nhân, tổ chức phải đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ cụ thể sau đây:
+ Cơ quan chức năng có thẩm quyền, các ban ngành liên quan cần đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, nâng cao nhận thức về quan điểm, mục tiêu, ý nghĩa, yêu cầu, nội dung của cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong các doanh nghiệp.
+ Nhận thức trong việc thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về chính sách tiền lương cần được nâng cao, đẩy mạnh.
+ Bộ phận chịu trách nhiệm liên quan phải khẩn trương xây dựng và hoàn thiện hệ thống vị trí việc làm, coi đây là giải pháp căn bản mang tính tiền đề để thực hiện cải cách tiền lương.
+ Bộ Chính trị quyết định chủ trương, nguyên tắc và giao Ban cán sự đảng Chính phủ chỉ đạo Chính phủ cụ thể hoá việc thống nhất quản lý, ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền, uỷ quyền cho cơ quan chức năng ban hành văn bản chế độ tiền lương của cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang từ Trung ương đến cấp xã. Hay nói cách khác, cách thức thực hiện này nhằm hướng tới mục đích xây dựng và ban hành chế độ tiền lương mới.
+ Các cơ quan chức năng, ban ngành, đoàn thể cần quyết liệt thực hiện các giải pháp tài chính, ngân sách, coi đây là nhiệm vụ đột phá để tạo nguồn lực cho cải cách chính sách tiền lương.
+ Cần triển khai thực hiện có hiệu quả các Nghị quyết Trung ương 6 khoá XII và các đề án đổi mới, cải cách trong các ngành, lĩnh vực có liên quan là công việc rất quan trọng để cải cách chính sách tiền lương một cách đồng bộ.
+ Công tác quản lý của Nhà nước về thực hiện chủ trương cải cách tiền lương cần được nâng cao hiệu lực, hiệu quả. Đồng thời, cần tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, phát huy vai trò của nhân dân, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị – xã hội.
Văn bản pháp luật sử dụng trong bài viết: