Liệt dây thần kinh số 7 có được miễn nghĩa vụ quân sự? Trường hợp được miễn nghĩa vụ quân sự. Tạm hoãn nghĩa vụ quân sự.
Liệt dây thần kinh số 7 có được miễn nghĩa vụ quân sự? Trường hợp được miễn nghĩa vụ quân sự. Tạm hoãn nghĩa vụ quân sự.
Tóm tắt câu hỏi:
Em năm nay 21 tuổi và đi khám nghĩa vụ quân sự từ năm 19 tuổi đến nay đã được 4 lần nhưng đều trượt vì do từ nhỏ em bị liệt dây thần kinh số 7. Gần đây họ có đưa giấy khám em muốn hỏi là có thể xin miễn nghĩa vụ quân sự được không ạ!
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Đi nghĩa vụ quân sự vừa là quyền vừa là nghĩa vụ của mỗi công dân. Tuy nhiên trong một số trường hợp nhất định vì những lý do mà pháp luật cho phép thì cá nhân có thể được tạm hoãn hoặc miễn đi nghĩa vụ quân sự.
Theo quy định Nghị định số 38/2007/NĐ-CP ngày 15/03/2007 của Chính phủ quy định về việc tạm hoãn gọi nhập ngũ và miễn gọi nhập ngũ thời bình đối với công dân nam trong độ tuổi gọi nhập ngũ có quy định về Việc tạm hoãn gọi nhập ngũ.
“Điều 3. Việc tạm hoãn gọi nhập ngũ
Những công dân nam sau đây được tạm hoãn gọi nhập ngũ trong thời bình:
1. Chưa đủ sức khoẻ phục vụ tại ngũ theo kết luận của Hội đồng khám sức khoẻ.
2. Là lao động duy nhất phải trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng người khác trong gia đình không còn sức lao động hoặc chưa đến tuổi lao động.
3. Là lao động duy nhất trong gia đình vừa bị thiệt hại nặng về người và tài sản do tai nạn, thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm gây ra, được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận.
4. Có anh, chị hoặc em ruột là hạ sĩ quan binh sĩ đang phục vụ tại ngũ.
5. Người đi xây dựng vùng kinh tế mới trong ba năm đầu.
6. Người thuộc diện di dân, dãn dân trong ba năm đầu đến vùng sâu, vùng xa, biên giới, vùng đặc biệt khó khăn có phụ cấp khu vực hệ số 0,5 trở lên, ở hải đảo có phụ cấp khu vực hệ số 0,3 trở lên theo dự án phát triển kinh tế – xã hội của Nhà nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trở lên quyết định.
7. Cán bộ, viên chức, công chức quy định tại Điều 1 Pháp lệnh Cán bộ, công chức, thanh niên xung phong, thanh niên tình nguyện, trí thức trẻ tình nguyện làm việc trong các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội đang cư trú tại địa phương hoặc người địa phương khác được điều động đến làm việc ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, vùng đặc biệt khó khăn có phụ cấp khu vực hệ số 0,5 trở lên, ở hải đảo có phụ cấp khu vực hệ số 0,3 trở lên.
8. Đang nghiên cứu công trình khoa học cấp nhà nước được Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ hoặc người có chức vụ tương đương chứng nhận.
9. Học sinh, sinh viên đang học tập tại các trường thuộc hệ thống giáo dục quốc dân theo quy định tại khoản 1 Điều 48 của Luật Giáo dục 2005 bao gồm:
a) Trường trung học phổ thông, trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường chuyên, trường năng khiếu, dự bị đại học;
b) Trường trung cấp chuyên nghiệp, trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề;
c) Trường cao đẳng, đại học;
d) Học viện, viện nghiên cứu có nhiệm vụ đào tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ.
10. Học sinh, sinh viên đang học tại các nhà trường của tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được phép đầu tư trên lãnh thổ Việt Nam hoặc học sinh, sinh viên được đi du học tại các trường ở nước ngoài có thời gian đào tạo từ mười hai tháng trở lên.
11. Công dân đang học tập tại các trường quy định tại điểm b, điểm c khoản 9 và khoản 10 Điều này chỉ được tạm hoãn gọi nhập ngũ trong một khoá đào tạo tập trung, nếu tiếp tục học tập ở các khoá đào tạo khác thì không được tạm hoãn gọi nhập ngũ. Hàng năm, những công dân thuộc diện tạm hoãn gọi nhập ngũ quy định tại Điều này phải được kiểm tra, nếu không còn lý do tạm hoãn thì được gọi nhập ngũ.”
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Hiện nay, theo quy định của Luật nghĩa vụ quân sự 2005, Điều 41 Luật nghĩa vụ quân sự 2015 (hiệu lực ngày 01/01/2016) thì các trường hợp được miễn nghĩa vụ gồm:
2. Những công dân sau đây được miễn gọi nhập ngũ trong thời bình:
a) Con của liệt sĩ, con của thương binh hạng một, con của bệnh binh hạng một;
b) Một người anh hoặc em trai của liệt sĩ;
c) Một con trai của thương binh hạng hai;
d) Thanh niên xung phong, cán bộ, công chức, viên chức quy định tại điểm d khoản 1 Điều này đã phục vụ từ hai mươi bốn tháng trở lên.
Như vậy, nếu bạn không đủ sức khỏe để đi nghĩa vụ quân sự phải đảm bảo được hai nội dung:
+ Không đủ điều kiện về sức khỏe khi đi nghĩa vụ quân sự theo kết luận của Hội đồng giám định sức khỏe đi nghĩa vụ quân sự (dựa vào Thông tư liên tịch 36/2011/TTLT-BYT-BQP hướng dẫn việc khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự do Bộ Y tế – Bộ Quốc phòng ban hành).
+ Làm thủ tục lên cơ quan quản lý trực tiếp chứng minh thuộc trường hợp tạm hoãn (bạn không thuộc trường hợp miễn đi nghĩa vụ quân sự).
Bạn bị liệt dây thần kinh số 7 thì phải xem xét phụ lục về sức khỏe tại Thông tư liên tịch 36/2011/TTLT-BYT-BQP các bệnh về thần kinh nếu thuộc trường hợp không đủ sức khỏe và được miễn thì bạn sẽ được miễn nghĩa vụ quân sự.
Bạn có thể tham khảo một số bài viết liên quan dưới đây:
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư: 1900.6568 để được giải đáp.