Cá nhân, tổ chức để được công nhận về iống cây trồng lâm nghiệp phải đảm bảo điều kiện và hoàn tất thủ tục và khoản lệ phí nộp tại cơ quan có thẩm quyền. Vậy, lệ phí, thủ tục công nhận giống cây trồng lâm nghiệp được ghi nhận thế nào?
Mục lục bài viết
1. Điều kiện để được công nhận giống cây trồng lâm nghiệp:
Để có thể được công nhận là nguồn giống cây trồng nông nghiệp thì cần đáp ứng những tiêu chí theo đúng quy định mà pháp luật đã đề ra. Căn cứ theo quy định tại Điều 10 Thông tư 22/2021/TT-BNNPTNT thì cần đảm bảo những tiêu chí sau đây mới có thể được cơ quan có thẩm quyền công nhận nguồn giống cây trồng lâm nghiệp:
– Cần đảm bảo rằng nguồn giống cây trồng lâm nghiệp được công nhận khi đã đáp ứng các yêu cầu của tiêu chuẩn quốc gia về nguồn giống cây trồng lâm nghiệp được công nhận. Đối với trường hợp chưa có tiêu chuẩn quốc gia thì sẽ áp dụng tiêu chuẩn cơ sở;
– Hiện nay, nguồn giống cây trồng nông nghiệp sẽ được công nhận bao gồm: lâm phần tuyển chọn, rừng giống chuyển hóa, rừng giống trồng, vườn giống hoặc vườn cây đầu dòng, cây trội lấy vật liệu giống sản xuất cây giống phục vụ trồng rừng, cây đầu dòng để cung cấp hom, cành ghép, mắt ghép. Theo quy định pháp luật hiện hành thì sẽ không công nhận cây trồng để lấy vật liệu giống xây dựng rừng giống, vườn giống, cây trội, cây đầu dòng để phục tráng giống.
Như vậy, nguồn giống cây trồng lâm nghiệp được công nhận khi phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của tiêu chuẩn quốc gia về nguồn giống cây trồng lâm nghiệp được công nhận. Trường hợp chưa có tiêu chuẩn được quốc gia thì sẽ áp dụng tiêu chuẩn về cơ sở để tiến hành công nhận của giống cây trồng lâm nghiệp.
2. Lệ phí, thủ tục công nhận giống cây trồng lâm nghiệp:
2.1. Lệ phí công nhận giống cây trồng lâm nghiệp:
Khi tiến hành các thủ tục về công nhận giống cây trồng nông nghiệp thì cá nhân, tổ chức phải thực hiện việc chi trả các khoản lệ phí liên quan đến việc công nhận này. Theo các nội dung được ghi nhận tại Tiểu mục 1 Mục a phần 2 thủ tục hành chính được thay thế về lĩnh vực nông nghiệp thuộc phạm vi chức năng quản lý ban ngành kèm theo Quyết định 362/QĐ-BNN-TCLN năm 2022. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính là Tổng cục lâm nghiệp sẽ đưa ra quyết định công nhận giống cây trồng lâm nghiệp và phí, lệ phí mà cá nhân tổ chức yêu cầu phải thực hiện đó là 4.500.000 đồng/1 lần công nhận. Lệ phí này sẽ được trực tiếp chi trả tại cơ quan thực hiện thủ tục công nhận giống cây trồng nông nghiệp đó là Tổng cục lâm nghiệp.
2.2. Thủ tục công nhận giống cây trồng lâm nghiệp:
– Thành phần hồ sơ cần phải chuẩn bị khi công nhận giống cây trồng Lâm nghiệp:
Hiện nay, thành phần hồ sơ để hoàn tất thủ tục công nhận giống cây trồng lâm nghiệp được ghi nhận trong tiểu mục 11 Mục a Phần II thủ tục hành chính được thay thế về lĩnh vực lâm nghiệp thuộc phạm vi chức năng quản lý ban hành kèm theo Quyết định 362/QĐ-BNN- TCLN năm 2022, bao gồm:
+ Cần chuẩn bị văn bản đề nghị công nhận giống cây trồng lâm nghiệp được thực hiện theo mẫu quy định sẵn đó là Mẫu số 01 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư số 22/2021 /TT-BNNPTNT. Văn bản đề nghị này phải được thực hiện là bản chính;
+ Cần có bản báo cáo kết quả khảo nghiệm hoặc trồng thử nghiệm giống cây trồng lâm nghiệp. Báo cáo này phải thực hiện theo Mẫu số 02 Phụ lục III ban ngành kèm theo Thông tư số 22/2021/TT-BNNPTNT và cũng phải chuẩn bị bản chính đối với hồ sơ này;
– Trong bộ hồ sơ tài liệu đối với giống cây trồng lâm nghiệp nhập khẩu gồm các thông tin về năng suất, chất lượng, điều kiện sinh thái, nơi lấy giống cây trồng nông nghiệp tại nước xuất khẩu. Hồ sơ tài liệu này sẽ được chuẩn bị bằng bản sao.
– Trình tự thủ tục tiến hành công nhận giống cây trồng lâm nghiệp:
Bước 1. Chuẩn bị vào nộp hồ sơ yêu cầu công nhận giống cây trồng lâm nghiệp:
Hiện nay, tổ chức, cá nhân khi có mong muốn yêu cầu công nhận giống cây trồng lâm nghiệp thì phải chuẩn bị bộ hồ sơ tài liệu yêu cầu đề nghị công nhận tại Tổng cục lâm nghiệp. Hiện nay, hình thức để cá nhân, tổ chức có thể lựa chọn gửi hồ sơ đó là nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính công ích thậm chí có thể nộp trực tuyến đến Tổng cục lâm nghiệp khi có đề nghị; Đối với trường hợp hồ sơ không hợp lệ thì trong thời gian 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ Tổng cục lâm nghiệp sẽ tiến hành hướng dẫn trực tiếp hoặc gửi bằng văn bản cho tổ chức cá nhân để hoàn thiện hồ sơ của người đó phân tích và nêu được rõ lý do trả lại;
Bước 2. Tiến hành thẩm định và trả kết quả:
Khi tiếp nhận hồ sơ hợp lệ thì trong vòng 15 ngày làm việc Tổng cục Lâm nghiệp thành lập Hội đồng thẩm định và tiến hành thẩm định hồ sơ thực hiện kiểm tra hiện trường cũng như tiến thành lập biên bản thẩm định và báo cáo thẩm định.
Bước 3. Đưa ra quyết định công nhận giống cây trồng nông nghiệp:
Tổng cục trưởng Tổng cục lâm nghiệp sẽ là cá nhân có thẩm quyền đưa ra quyết định công nhận giống cây trồng nông nghiệp. Điều này sẽ được diễn ra trong thời gian 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được biên bản thẩm định và báo cáo thẩm định đạt tiêu chuẩn.
Quyết định công nhận phải được thực hiện theo mẫu đã được quy định đó là Mẫu số 03 Phụ lục III và Mục A Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư số 22/2021/TT-BNNPTNT ngày 29 tháng 12 năm 2021 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định danh mục loài cây trồng lâm nghiệp chính; công nhận giống và nguồn giống cây trồng lâm nghiệp (Thông tư số 22/2021/TT- BNNPTNT); trường hợp không công nhận giống cây trồng lâm nghiệp, thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Bước 4. Tiến hành trả kết quả:
Tổng cục Lâm nghiệp có trách nhiệm trả kết quả cho tổ chức cá nhân và tiến hành công bố trên cổng thông tin điện tử về vấn đề này.
3. Mã số giống cây trồng lâm nghiệp được công nhận thế nào?
Hiện nay việc công nhận giống cây trồng nông nghiệp được ghi nhận thành các mã số khác nhau để có sự phân biệt. Căn cứ theo phần A Phụ lục IV quy định về mã số giống nguồn giống cây trồng nông nghiệp được công nhận ban hành kèm theo Thông tư 22/2021/TT-BNNPTNT thì mã số giống cây trồng lâm nghiệp được công nhận có bốn thành phần cơ bản:
– Thành phần thứ nhất: Nội dung phải chứa các thông tin như chữ cái đầu của tên loài bằng tiếng Việt (Ví dụ: Bạch đàn là BĐ; Keo lá tràm là KLT…). Đối với trường hợp là cây lai thì bắt buộc phải lấy chữ cái đầu của tên loài bằng tiếng Việt và chữ cái tiếp theo là L (Ví dụ: Keo lai là KL; Bạch đàn lai là BĐL);
– Thành phần thứ hai: Để cấu tạo nên được mã cây trồng thì không thể thiếu thành phần thứ hai bao gồm 2 chữ cái viết in hoa biểu thị chữ cái đầu của tên địa danh cấp xã, nơi đã trồng khảo nghiệm hoặc trồng thử nghiệm thành công giống cây trồng lâm nghiệp;
– Thành phần thứ ba: Phải thể hiện được các thông tin như 2 chữ số cuối của năm công nhận giống cây trồng lâm nghiệp;
– Thành phần thứ tư: Sẽ chứa thông tin là 2 chữ số, là số thứ tự của giống cây trồng lâm nghiệp được công nhận theo trình tự thời gian.
Với quy định nêu trên, mã số giống cây trồng lâm nghiệp được công nhận sẽ phải có đầy đủ bốn thành phần đã phân tích trong bài viết. Trong trường hợp cấp mã số đối với giống cây dổi xanh sẽ còn phụ thuộc vào tên địa danh cấp xã, địa điểm đã trồng khảo nghiệm hoặc trồng thử nghiệm thành công, cũng như năm công nhận giống cây trồng lâm nghiệp và số thứ tự của giống cây trồng lâm nghiệp được công nhận theo trình tự thời gian.
Các văn bản pháp luật được sử dụng:
– Thông tư số 22/2021/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Quy định danh mục loài cây trồng lâm nghiệp chính; công nhận giống và nguồn giống cây trồng lâm nghiệp;
– Quyết định 362/QĐ-BNN-TCLN năm 2022 công bố thủ tục hành chính được thay thế về lĩnh vực lâm nghiệp thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.