Trên thực tế, trong quá trình hoạt động kinh doanh, có nhiều doanh nghiệp muốn mở rộng quy mô kinh doanh của mình, vì vậy đã phát sinh nhu cầu thành lập chi nhánh công ty. Vậy lệ phí thành lập chi nhánh công ty hiện nay là bao nhiêu?
Mục lục bài viết
1. Lệ phí thành lập chi nhánh của công ty là bao nhiêu?
Căn cứ theo quy định tại Điều 44 của Văn bản hợp nhất
– Lệ phí xin cấp giấy chứng nhận đăng ký thành lập chi nhánh công ty. Lệ phí để cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh công ty hiện nay đang được xác định là từ 50.000 đồng đến 100.000 đồng/lần căn cứ theo quy định tại Thông tư 47/2019/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí cung cấp thông tin doanh nghiệp, lệ phí đăng ký doanh nghiệp (sau được sửa đổi tại Thông tư 74/2022/TT-BTC). Miễn lệ phí đối với trường hợp đăng ký thông qua mạng điện tử căn cứ theo quy định tại Thông tư 47/2019/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí cung cấp thông tin doanh nghiệp, lệ phí đăng ký doanh nghiệp (sau được sửa đổi tại Thông tư 74/2022/TT-BTC);
– Lệ phí đối với hồ sơ nộp trực tiếp tại Phòng đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật hiện nay được xác định là 100.000 đồng;
– Lệ phí đối với hồ sơ đăng ký nộp thông qua hệ thống Cổng thông tin điện tử hiện nay đang được xác định là miễn phí;
– Lệ phí đối với hoạt động công bố thông tin thành lập chi nhánh công ty theo quy định của pháp luật hiện nay được xác định bằng 100.000 đồng;
– Lệ phí khắc con dấu cho chi nhánh công ty theo quy định của pháp luật hiện nay dao động từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng, tùy thuộc vào giá của từng đơn vị;
– Lệ phí làm bảng hiệu cho chi nhánh công ty theo quy định của pháp luật hiện nay được xác định là 200.000 đồng/bảng;
– Lệ phí môn bài trong quá trình thành lập chi nhánh công ty theo quy định của pháp luật hiện nay là miễn lệ phí căn cứ theo khoản 1 Điều 1 của Nghị định 22/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của
2. Thủ tục cần thực hiện khi thành lập chi nhánh của công ty:
Trước hết, đối với từng loại hình công ty khác nhau, quá trình thành lập chi nhánh công ty sẽ cần phải chuẩn bị một bộ hồ sơ khác nhau. Cụ thể như sau:
– Để thực hiện thủ tục mở chi nhánh đối với loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp cần phải chuẩn bị các loại giấy tờ và tài liệu sau đây:
+ Mẫu văn bản thông báo thành lập chi nhánh công ty trách nhiệm hữu hạn theo mẫu do pháp luật quy định;
+ Văn bản quyết định của chủ sở hữu công ty liên quan đến quá trình thành lập chi nhánh công ty;
+ Tờ khai quyết định về việc bổ nhiệm đối với những người đứng đầu chi nhánh công ty trách nhiệm hữu hạn;
+ Văn bản ủy quyền cho cá nhân đại diện thực hiện thủ tục tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
+ Bản sao hợp pháp đối với các loại giấy tờ pháp lý cá nhân như căn cước công dân, chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn của người đứng đầu chi nhánh công ty trách nhiệm hữu hạn;
+ Bản sao hợp pháp của giấy tờ pháp lý cá nhân người được ủy quyền thực hiện thủ tục tại cơ quan có thẩm quyền.
– Để thực hiện thủ tục mở chi nhánh đối với loại hình công ty cổ phần thì cần phải chuẩn bị các loại giấy tờ và tài liệu sau:
+ Mẫu văn bản thông báo đăng ký hoạt động chi nhánh công ty cổ phần theo mẫu do pháp luật quy định;
+ Văn bản quyết định của hội đồng quản trị liên quan đến quá trình thành lập chi nhánh công ty cổ phần;
+ Biên bản về việc lập chi nhánh công ty cổ phần của hội đồng quản trị;
+ Tờ khai quyết định về việc bổ nhiệm người đứng đầu chi nhánh công ty cổ phần;
+ Văn bản ủy quyền cho cá nhân đại diện để thực hiện thủ tục hành chính tại cơ quan có thẩm quyền;
+ Bản sao hợp pháp các loại giấy tờ pháp lý cá nhân của người đứng đầu chi nhánh công ty cổ phần;
+ Bản sao hợp pháp các loại giấy tờ pháp lý cá nhân của người được ủy quyền.
Nhìn chung, trình tự và thủ tục cần phải thực hiện khi thành lập chi nhánh công ty sẽ trải qua lộ trình như sau:
Bước 1: Chuẩn bị một bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ để nộp đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Thành phần hồ sơ làm việc tại cơ quan có thẩm quyền đóng vai trò vô cùng quan trọng. Các loại giấy tờ và tài liệu trong quá trình thực hiện thủ tục thành lập chi nhánh công ty sẽ bao gồm các loại giấy tờ và tài liệu nêu trên tùy thuộc vào từng loại hình công ty khác nhau.
Bước 2: Nộp hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền. Người đứng đầu chi nhánh hoặc người được ủy quyền sẽ tiến hành hoạt động nộp hồ sơ tại Sở kế hoạch và đầu tư, nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chi nhánh. Hoặc có thể thực hiện thủ tục mở chi nhánh công ty qua mạng bằng cổng thông tin điện tử.
Bước 3: Chò cấp giấy phép chứng nhận thành lập chi nhánh công ty. Sau khi tiếp nhận hồ sơ, Phòng đăng ký kinh doanh sẽ tiến hành hoạt động xem xét hồ sơ và giải quyết theo quy định pháp luật. Nếu nhận thấy hồ sơ chưa đúng quy định, cơ quan này sẽ gửi công văn yêu cầu chỉnh sửa và bổ sung. Nếu thấy hồ sơ đã hoàn thiện, chi nhánh sẽ được cấp giấy chứng nhận.
Bước 4: Thực hiện các công tác sau khi thành lập chi nhánh. Chi nhánh vừa thành lập cần phải công bố thông tin trên cổng thông tin quốc gia về quá trình thành lập chi nhánh công ty. Tiến hành hoạt động đăng ký và công bố dấu của chi nhánh. Tiến hành hoạt động kê khai thuế và đóng các loại thuế theo quy định của pháp luật tại cơ quan có thẩm quyền. Bảng hiệu của chi nhánh sẽ cần phải được làm và treo tại trụ sở chính của chi nhánh. Bên cạnh đó, chi nhánh sẽ cần phải tạo tài khoản riêng và đăng ký chữ ký số. Ngoài ra, còn phải phát hành hóa đơn thuế giá trị gia tăng cho chi nhánh công ty.
3. Quy định về các đối tượng được miễn phí và lệ phí:
Căn cứ theo quy định tại Điều 5 của Thông tư 47/2019/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí cung cấp thông tin doanh nghiệp, lệ phí đăng ký doanh nghiệp (sau được sửa đổi tại Thông tư 74/2022/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định về hình thức, thời hạn thu, nộp, kê khai các khoản phí, lệ phí thuộc thẩm quyền quy định của Bộ Tài chính), có quy định về các đối tượng được miễn phí và lệ phí. Cụ thể như sau:
– Doanh nghiệp thực hiện thủ tục bổ sung, thay đổi thông tin do có sự thay đổi về địa giới hành chính sẽ được miễn lệ phí đăng ký doanh nghiệp và công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp trên cổng thông tin quốc gia;
– Đăng ký giải thể doanh nghiệp, tạm ngừng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, chấm dứt hoạt động cho chi nhánh và văn phòng đại diện hoặc địa điểm kinh doanh sẽ được miễn lệ phí đăng ký doanh nghiệp;
– Doanh nghiệp thực hiện hoạt động đăng ký doanh nghiệp thông qua mạng điện tử cũng sẽ được miễn lệ phí đăng ký doanh nghiệp;
– Các cơ quan nhà nước tiến hành hoạt động đề nghị cung cấp thông tin phục vụ cho quá trình quản lý nhà nước cũng được miễn lệ phí cung cấp thông tin doanh nghiệp;
– Các doanh nghiệp vừa và nhỏ thực hiện hoạt động chuyển đổi từ hộ kinh doanh cũng sẽ được miễn lệ phí đăng ký doanh nghiệp, miễn phí cung cấp thông tin doanh nghiệp lần đầu.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Thông tư 47/2019/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí cung cấp thông tin doanh nghiệp, lệ phí đăng ký doanh nghiệp;
– Thông tư 74/2022/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định về hình thức, thời hạn thu, nộp, kê khai các khoản phí, lệ phí thuộc thẩm quyền quy định của Bộ Tài chính.