Các trường hợp được cấp thẻ tạm trú. Gia hạn thẻ tạm trú và thủ tục gia hạn thẻ tạm trú. Lệ phí gia hạn thẻ tạm trú. Gia hạn thẻ tạm trú được bao lâu? Vi phạm về việc sử dụng thẻ tạm trú quá hạn bị xử phạt mức như thế nào?
Hiện nay, xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài đã ngày càng trở nên phổ biến hoặc du khách nước ngoài đến Việt Nam du lịch, định cư cũng ngày càng nhiều. Do vậy, để sinh sống hay làm việc ở tại Việt Nam một cách hợp pháp, người nước ngoài phải tiến hành đăng kí tạm trú và khi hết hạn phải thực hiện thủ tục gia hạn thẻ tạm trú. Vậy lệ phí gia hạn thẻ tạm trú là bao nhiêu? Gia hạn thẻ tạm trú được bao lâu? Mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây:
Tổng đài Luật sư
Mục lục bài viết
1. Các trường hợp được cấp thẻ tạm trú:
Căn cứ theo Khoản 13 Điều 3 Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam quy định thẻ tạm trú là loại giấy tờ do cơ quan quản lý xuất nhập cảnh hoặc cơ quan có thẩm quyền của Bộ Ngoại giao cấp cho người nước ngoài được phép cư trú có thời hạn tại Việt Nam và có giá trị thay thị thực (visa).
Theo nguyên tắc, người nước ngoài tạm trú phải tuân thủ nguyên tắc khai báo tạm trú phải thông qua người trực tiếp quản lý, điều hành hoạt động của cơ sở lưu trú để khai báo tạm trú với Công an xã, phường, thị trấn hoặc đồn, trạm Công an nơi có cơ sở lưu trú. Sau đó, người trực tiếp quản lý, điều hành hoạt động của cơ sở lưu trú có trách nhiệm ghi đầy đủ nội dung vào phiếu khai báo tạm trú cho người nước ngoài, tiếp theo chuyển hồ sơ đến cho cơ quan có thẩm quyền là Công an xã, phường, thị trấn hoặc đồn, trạm Công an nơi có cơ sở lưu trú trong thời hạn 12 giờ. Trường hợp ở tại vùng sâu, vùng xa trong thời hạn là 24 giờ kể từ khi người nước ngoài đến cơ sở lưu trú
Đối với trường hợp người nước ngoài đến ở khách sạn, thì khách sạn phải kết nối mạng internet hoặc mạng máy tính với cơ quan quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương để truyền thông tin khai báo tạm trú của người nước ngoài. Hoặc cơ sở lưu trú khác có mạng internet có thể gửi trực tiếp thông tin khai báo tạm trú của người nước ngoài đó bằng phương thức hộp thư điện tử công khai của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh tại Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
Theo quy định của pháp luật, các trường hợp được cấp thẻ tạm trú bao gồm:
– Người nước ngoài là thành viên cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế thuộc Liên hợp quốc, tổ chức liên chính phủ tại Việt Nam và vợ, chồng, con dưới 18 tuổi, người giúp việc cùng đi theo nhiệm kỳ (ký hiệu là NG3)
– Người nước ngoài nhập cảnh bằng thị thực có ký hiệu LV1, LV2, LS, ĐT1, ĐT2, ĐT3, NN1, NN2, DH, PV1, LĐ1, LĐ2, TT (ký hiệu tương đương với ký hiệu thị thực)
Thẻ tạm trú được cấp với mục đích xác định thời gian cư trú của người nước ngoài ở tại Việt Nam và có thời hạn. Cụ thể thời hạn của thẻ tạm trú được cấp có giá trị ngắn hơn thời hạn còn lại của hộ chiếu ít nhất là 30 ngày:
– Đối với thẻ tạm trú có ký hiệu NG3, LV1, LV2, ĐT và DH có thời hạn không quá 05 năm
– Đối với thẻ tạm trú có ký hiệu NN1, NN2, TT có thời hạn không quá 03 năm
– Đối với thẻ tạm trú có ký hiệu LĐ và PV1 có thời hạn không quá 02 năm
Và khi thẻ tạm trú hết thời hạn sẽ được xem xét cấp thẻ mới
2. Gia hạn thẻ tạm trú và thủ tục gia hạn thẻ tạm trú:
2.1. Gia hạn thẻ tạm trú trong trường hợp nào?
Trường hợp gia hạn tạm trú được quy định tại Điều 35 Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam. Cụ thể là:
Khi người nước ngoài đang tạm trú tại Việt Nam có nhu cầu xin gia hạn tạm trú. Khi đó, người có nhu cầu phải tiến hành đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân mời, bảo lãnh làm thủ tục tại cơ quan quản lý xuất nhập cảnh hoặc cơ quan có thẩm quyền của Bộ Ngoại giao
2.2. Thủ tục gia hạn thẻ tạm trú:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ gia hạn thẻ tạm trú:
– Văn bản hoặc công hàm thông báo/đề nghị gia hạn tạm trú. Nội dung phải trình bày rõ đầy đủ các thông tin sau: họ tên, ngày sinh, quốc tịch, giới tính, số và ký hiệu hộ chiếu, ngày cấp – hết hạn của hộ chiếu, nghề nghiệp, chức vụ, mục đích nhập cảnh, thời hạn đề nghị gia hạn tạm trú và nhu cầu được cấp thị thực mới (nếu có) của người nước ngoài
– Hộ chiếu của người nước ngoài còn giá trị sử dụng trên 30 ngày so với thời gian xin gia hạn tạm trú
– Tờ khai đề nghị cấp thị thực, đề nghị gia hạn tạm trú theo mẫu NA5 (được ban hành kèm theo
– Yêu cầu đối với trường hợp người người nước ngoài vào Việt Nam thăm thành viên cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam: bổ sung thêm 01 bản chụp chứng minh thư của thành viên cơ quan đại diện này do Cục Lễ tân Nhà nước hoặc Sở Ngoại vụ TP. HCM cấp
– Yêu cầu đối với trường hợp là nhân viên hợp đồng đang làm việc tại cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam: bổ sung thêm 01 bản sao
Bước 2: Nộp hồ sơ:
Người có nhu cầu gia hạn thẻ tạm trú thông qua cơ quan, tổ chức mời, bảo lãnh người nước ngoài vào Việt Nam gửi hồ sơ thông báo/đề nghị gia hạn tạm trú tới Cục Lãnh sự hoặc Sở Ngoại vụ TP. HCM
Bước 3: Tiếp nhận hồ sơ và tiến hành giải quyết:
– Sau khi tiếp nhận hồ sơ, Cục Lãnh sự hoặc Sở Ngoại vụ TP. HCM xem xét gia hạn tạm trú và cấp thị thực mới (nếu cần) cho người nước ngoài. Thời hạn giải quyết là trong 05 ngày làm việc
– Người nước ngoài đã nhập cảnh Việt Nam theo diện miễn thị thực thuộc diện quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều 8 của Luật Xuất nhập cảnh được Cục Lãnh sự hoặc Sở Ngoại vụ TP. HCM xem xét gia hạn tạm trú một hoặc nhiều lần với thời hạn cho mỗi lần gia hạn không dài hơn thời hạn tạm trú đã được cấp trước đó trên cơ sở hồ sơ nộp theo quy định tại khoản 2 Điều này, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác
– Với trường hợp người nước ngoài thuộc diện quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều 8 của Luật Xuất nhập cảnh đã nhập cảnh Việt Nam bằng thị thực SQ thì người quyết định việc gia hạn tạm trú là Cục trưởng Cục Lãnh sự
– Với việc áp dụng có đi có lại với phía nước ngoài trong việc gia hạn tạm trú cho người nước ngoài, phù hợp với Luật Xuất nhập cảnh: Bộ trưởng Bộ Ngoại giao sẽ là người có quyền quyết định hoặc sẽ tiến hành ủy quyền cho Cục trưởng Cục Lãnh sự
3. Lệ phí gia hạn thẻ tạm trú?
Thông tư số 25/2021/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, cư trú tại Việt Nam. Cụ thể:
– Đối với trường hợp gia hạn thẻ tạm trú: mức thu là 10 USD/lần
– Ngoài ra với trường hợp cấp thẻ tạm trú:
+ Có thời hạn không quá 02 năm: mức thu là 145 USD/thẻ
+ Có thời hạn từ trên 02 năm đến 05 năm: mức thu là 155 USD/thẻ
+ Có thời hạn từ trên 05 năm đến 10 năm: mức thu là 165 USD/thẻ
4. Gia hạn thẻ tạm trú được bao lâu?
Thời hạn tạm trú được gia hạn và thời hạn thị thực mới được cấp (nếu có) sẽ có thời hạn không quá 12 tháng, ngắn hơn hộ chiếu của người nước ngoài ít nhất 30 ngày nếu như việc gia hạn này phù hợp với mục đích nhập cảnh và đề nghị của cơ quan, tổ chức mời, bảo lãnh
Trong trường hợp người nước ngoài vào Việt Nam thăm thành viên cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam thì thời hạn tạm trú được gia hạn và thị thực mới được cấp (nếu có) phù hợp theo quy định tại Điểm b Khoản 3 của Điều 5 Thông tư 04/2016/TT-BNG và phù hợp với thời hạn chứng minh thư của thành viên cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam do Cục Lễ tân Nhà nước hoặc Sở Ngoại vụ TP. HCM cấp
5. Vi phạm về việc sử dụng thẻ tạm trú quá hạn bị xử phạt mức như thế nào?
Căn cứ tại điểm e Khoản 3 Điều 18 Nghị định số 144/2021/NĐ-CP quy định về hành vi vi phạm về xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, cư trú và đi lại cụ thể như sau:
– Với hành vi người nước ngoài sử dụng chứng nhận tạm trú, gia hạn tạm trú, thẻ tạm trú, không cấp đổi thẻ thường trú ở Việt Nam quá thời hạn từ 16 ngày đến dưới 30 ngày mà không được cơ quan có thẩm quyền cho phép thì sẽ bị phạt từ 3 triệu đồng đến 5 triệu đồng (đối với cá nhân)
– Với tổ chức có cùng hành vi vi phạm như trên, mức phạt sẽ là gấp đôi mức phạt tiền đối với cá nhân, cụ thể là từ 6 triệu đồng đến 10 triệu đồng
– Ngoài việc bị phạt tiền, thì người vi phạm còn bị áp dụng biện pháp xử phạt bổ sung là bị trục xuất khỏi Việt Nam (quy định tại điểm b Khoản 8 Điều 18 Nghị định số 144/2021/NĐ-CP).