Tôi ở Hải Phòng, tôi đang làm thủ tục để đăng ký thành lập liên hợp tác xã, vậy khi làm thủ tục này thì lệ phí đăng ký được quy định như thế nào? Tôi có nhờ một đơn vị thực hiện nhưng giá cao quá nên muốn tự thực hiện, mong luật sư tư vấn!
Mục lục bài viết
1. Liên hiệp hợp tác xã là gì?
– Khái niệm hợp tác xã:
Hợp tác xã được xác định là một tổ chức kinh tế tập thể, có tư cách pháp nhân, mang tính chất đồng sở hữu, được thành lập tự nguyện bởi ít nhất 07 thành viên với mục đích hợp tác để tương trợ lẫn nhau trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm để đáp ứng nhu cầu chung của các thành viên. Hợp tác xã quản lý, hoạt động dựa trên cơ sở tự chịu trách nhiệm, tự chủ, bình đẳng và dân chủ.
– Khái niệm liên hiệp hợp tác xã:
Liên hiệp hợp tác xã được quy định là một tổ chức kinh tế tập thể có tư cách pháp nhân, mang tính chất đồng sở hữu, được thành lập tự nguyện bởi ít nhất 04 hợp tác xã. Hoạt động của liên hiệp hợp tác xã nhằm mục đích hợp tác và tương trợ lẫn nhau trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh nhằm đáp ứng được những nhu cầu chung của các hợp tác xã thành viên. Trong việc quản lý của liên hiệp hợp tác xã trên cơ sở tự chủ, bình đẳng tự chịu trách nhiệm và dân chủ của các hợp tác xã thành viên.
2. Lệ phí đăng ký liên hiệp hợp tác xã:
Việc quy định về lệ phí đăng ký liên hiệp hợp tác xã được Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định cụ thể đối với tỉnh thành của của.
Hiện tại bạn đang ở Hải Phòng, theo quy định của Nghị quyết 45/2018/NQ-HĐND quy định một số loại phí, lệ phí trên địa bàn thành phố Hải Phòng các khoản phí, lệ phí đăng ký liên hiệp hợp tác xã trên địa bàn thành phố được quy định như sau:
– Trường hợp cấp mới, cấp thay đổi Giấy chứng nhận đăng ký liên hiệp hợp tác xã lệ phí là 100.000 đồng trên một lần cấp.
– Trường hợp cấp lại do hư hỏng, do bị mất Giấy chứng nhận đăng ký liên hiệp hợp tác xã lệ phí sẽ là 50.000 đồng đối với một lần cấp.
3. Thu và quản lý lệ phí thành lập liên hiệp hợp tác xã:
– Thẩm quyền thu:
Sở Kế hoạch và Đầu tư hoặc Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh sẽ là hai cơ quan có thẩm quyền thu lệ phí cấp Giấy chứng nhận đăng ký liên hiệp hợp tác xã.
– Quản lý tiền lệ phí:
+ Các cơ quan có thẩm quyền thu lệ phí phải thực hiện nghiêm chỉnh chế độ kế toán đồng thời định kỳ báo cáo việc quyết toán thu, nộp, sử dụng phí thu được và thực hiện việc công khai tài chính theo quy định pháp luật hiện hành.
+ Cơ quan thu lệ phí phải nộp 100% số lệ phí đã thu được vào ngân sách nhà nước. Nguồn chi phí để trang trải cho việc thu lệ phí sẽ do ngân sách nhà nước bố trí trong dự toán của các cơ quan thu theo các chế độ, định mức chi ngân sách nhà nước đã được quy định.
4. Quyền và nghĩa vụ của liên hiệp hợp tác xã:
- Quyền của liên hiệp hợp tác xã:
+ Thực hiện các hoạt động kinh doanh, sản xuất, tạo việc làm theo ngành, theo nghề đã đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm đáp ứng những nhu cầu chung của các hợp tác xã thành viên.
+ Thực hiện việc cung ứng, tiêu thụ các sản phẩm, dịch vụ, cung ứng việc làm cho các hợp tác xã thành viên và cung ứng ra thị trường. Tuy nhiên hoạt động này phải đảm bảo hoàn thành các nghĩa vụ đối với hợp tác xã thành viên.
+ Được quyền kết nạp mới hoặc chấm dứt tư cách thành viên của hợp tác xã thành viên.
+ Thực hiện mục tiêu hoạt động của mình đã đề ra đồng thời sẽ tự chủ và tự chịu trách nhiệm trong hoạt động của mình.
+ Tham gia các tổ chức đại diện của liên hiệp hợp tác xã.
+ Khiếu nại, tố cáo (thông qua người đại diện của mình) khi phát hiện ra các hành vi vi phạm về quyền và lợi ích hợp pháp của liên hiệp hợp tác xã; có quyền xử lý các thành viên, hợp tác xã thành viên có hành vi vi phạm điều lệ và tiến hành giải quyết tranh chấp nội bộ.
+ Thực hiện việc liên kết, hợp tác, liên doanh với các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước mục đích nhằm thực hiện các mục tiêu hoạt động của liên hiệp hợp tác xã.
+ Mua cổ phần, góp vốn, thành lập các loại hình doanh nghiệp nhằm hỗ trợ cho hoạt động của liên hiệp hợp tác xã.
+ Sử dụng, quản lý và xử lý nguồn vốn, các tài sản và các quỹ của liên hiệp hợp tác xã.
+ Thực hiện việc phân phối các nguồn thu nhập, xử lý các khoản lỗ, nợ của liên hiệp hợp tác xã.
+ Điều chỉnh tăng, giảm số vốn điều lệ trong quá trình hoạt động của liên hiệp hợp tác xã; thực hiện các biện pháp huy động nguồn vốn và hoạt động tín dụng nội bộ theo các quy định của pháp luật.
+ Quyết định việc tổ chức quản lý và hoạt động của liên hiệp hợp tác xã; quyết định việc thuê và sử dụng người lao động.
- Nghĩa vụ của liên hiệp hợp tác xã:
+ Thực hiện đúng và đầy đủ các quy định của pháp luật về các lĩnh vực thuế, kế toán, tài chính, kiểm toán và thống kê.
+ Thực hiện các quy định theo điều lệ đã được thông qua và ban hành.
+ Thực hiện hoạt động theo đúng ngành, nghề đã đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
+ Thực hiện các hợp đồng dịch vụ giữa những hợp tác xã với thành viên hoặc hợp đồng dịch vụ giữa liên hiệp hợp tác xã với các hợp tác xã thành viên.
+ Phải đảm bảo về quyền và lợi ích hợp pháp của các thành viên, các hợp tác xã thành viên theo quy định của luật.
+ Có nghĩa vụ về việc sử dụng, quản lý nguồn vốn và tài sản và các nguồn quỹ của liên hiệp hợp tác xã.
+ Liên hiệp hợp tác xã có nghĩa vụ đào tạo, bồi dưỡng, giáo dục và cung cấp các thông tin cho hợp tác xã thành viên.
+ Đối với đất và tài nguyên khác được Nhà nước giao hoặc cho thuê thì liên hiệp hợp tác xã có nghĩa vụ quản lý, sử dụng theo quy định của pháp luật.
+ Thực hiện các chế độ báo cáo về tình hình hoạt động của liên hiệp hợp tác xã theo các quy định của Chính phủ.
+ Nếu gây ra thiệt hãi do lỗi của mình thì phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho hợp tác xã thành viên theo quy định của pháp luật.
+ Tiến hành ký kết và thực hiện những
5. Nguyên tắc tổ chức, hoạt động liên hiệp hợp tác xã:
– Các liên hiệp hợp tác xã phải chăm lo phát triển bền vững cho cộng đồng hợp tác xã thành viên và thực hiện việc hợp tác với nhau nhằm mục đích phát triển phong trào hợp tác xã trên phạm vi quy mô địa phương, vùng, quốc gia và quốc tế.
– Liên hiệp hợp tác xã sẽ tự chủ và tự chịu trách nhiệm về những hoạt động của mình trước pháp luật.
– Các hợp tác xã thành viên đều có quyền bình đẳng, biểu quyết ngang như nhau mà không bị phụ thuộc vào tỉ lệ vốn góp trong việc quyết định công tác tổ chức, quản lý và hoạt động của liên hiệp hợp tác xã. Hợp tác xã thành viên cũng được cung cấp thông tin một cách đầy đủ, kịp thời và chính xác về những hoạt động sản xuất, tài chính, kinh doanh, phân phối thu nhập và những nội dung khác theo quy định của điều lệ của liên hiệp hợp tác xã đã được ban hành.
– Hợp tác xã thành viên và liên hiệp hợp tác xã phải có trách nhiệm thực hiện những cam kết theo hợp đồng dịch vụ và theo các quy định của điều lệ.
– Thu nhập của liên hiệp hợp tác xã sẽ được phân phối theo mức độ sử dụng dịch vụ, sản phẩm của các hợp tác xã thành viên.
– Các hợp tác xã được quyền tự nguyện thành lập, gia nhập và xin rút ra khỏi liên hiệp hợp tác xã.
– Liên hiệp hợp tác xã sẽ phải quan tâm đến các vấn đề về giáo dục, bồi dưỡng, đào tạo cho các hợp tác xã thành viên, cán bộ quản lý, người lao động trong liên hiệp hợp tác xã của mình và thông tin về bản chất, lợi ích của liên hiệp hợp tác xã.
– Liên hiệp hợp tác xã tổ chức theo nguyên tắc kết nạp rộng rãi các hợp tác xã thành viên mà không bị hạn chế.
6. Các hành vi bị nghiêm cấm:
Theo quy định tại Điều 12
– Cấm việc kê khai không chính xác, trung thực về các nội dung đăng ký khi đi đăng ký.
– Cản trở việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của liên hiệp hợp tác xã, hợp tác xã thành viên theo quy định của Luật này và điều lệ của liên hiệp hợp tác xã.
– Cấp giấy chứng nhận đăng ký liên hiệp hợp tác xã khi không có đủ điều kiện hoặc từ chối cấp giấy chứng nhận đăng ký liên hiệp hợp tác xã khi có đủ điều kiện; có các hành vi sách nhiễu, cản trở việc đăng ký và hoạt động của liên hiệp hợp tác xã.
– Không có giấy chứng nhận đăng ký mà hoạt động như liên hiệp hợp tác xã; khi đã bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động kinh doanh nhưng vẫn tiếp tục hoạt động.
– Thực hiện không đúng theo các nguyên tắc hoạt động, tổ chức theo quy định của luật.
– Kinh doanh những ngành, nghề có điều kiện khi chưa đảm bảo đủ các điều kiện để kinh doanh hoặc kinh doanh ngành, nghề khi chưa đăng ký và chưa được ghi nhận trên giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
– Có biểu hiện, hành vi gian lận trong quá trình định giá tài sản vốn góp.