Lấy, sử dụng hình ảnh của người khác có phải xin phép không? Lấy, sử dụng hình ảnh của người khác bị xử phạt như thế nào?
Hiện nay dưới sự phát triển của xã hội thì việc giữ hình ảnh của cá nhân cũng rất được quan tâm bởi lợi dụng sự phát triển của khoa học công nghệ có nhũng trường hợp thực hiện trục lợi, lấy hình ảnh của người khác để sử dụng không được sự cho phép của họ, nhất là đối với những người hoạt động nghệ thuật, người nổi tiếng thường gặp phải vấn đề này. Vậy thì để trả lời cho câu hỏi lấy, sử dụng hình ảnh của người khác có phải xin phép không? Mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi.
Cơ sở pháp lý:
Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử
1. Lấy, sử dụng hình ảnh của người khác có phải xin phép không?
Tóm tắt câu hỏi
Xin chào luật sư! Luật sư cho tôi hỏi nếu tôi lấy hình của người khác hay hình vẽ có bản quyền rồi tự ý thêm vào mấy câu văn thơ thì có phải xin phép không? Tôi xin cảm ơn!
Luật sư tư vấn
Thứ nhất, Điều 32
” Điều 32. Quyền của cá nhân đối với hình ảnh
1. Cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình.
Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý.
Việc sử dụng hình ảnh của người khác vì mục đích thương mại thì phải trả thù lao cho người có hình ảnh, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
2. Việc sử dụng hình ảnh trong trường hợp sau đây không cần có sự đồng ý của người có hình ảnh hoặc người đại diện theo pháp luật của họ:
a) Hình ảnh được sử dụng vì lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng;
b) Hình ảnh được sử dụng từ các hoạt động công cộng, bao gồm hội nghị, hội thảo, hoạt động thi đấu thể thao, biểu diễn nghệ thuật và hoạt động công cộng khác mà không làm tổn hại đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có hình ảnh.
3. Việc sử dụng hình ảnh mà vi phạm quy định tại Điều này thì người có hình ảnh có quyền yêu cầu Tòa án ra quyết định buộc người vi phạm, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải thu hồi, tiêu hủy, chấm dứt việc sử dụng hình ảnh, bồi thường thiệt hại và áp dụng các biện pháp xử lý khác theo quy định của pháp luật.”
Thứ hai, trong trường hợp bản vẽ đã đăng ký bản quyền thì sẽ không được tự ý sử dụng bản vẽ, trường hợp bản vẽ đó đã được công bố công khai thì trong một số trường hợp sau thì bạn mới được thêm phần nội dung vào bản vẽ mà không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút thù lao.
Điều 25,
“1. Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao bao gồm:
a) Tự sao chép một bản nhằm mục đích nghiên cứu khoa học, giảng dạy của cá nhân;
b) Trích dẫn hợp lý tác phẩm mà không làm sai ý tác giả để bình luận hoặc minh họa trong tác phẩm của mình;
c) Trích dẫn tác phẩm mà không làm sai ý tác giả để viết báo, dùng trong ấn phẩm định kỳ, trong chương trình phát thanh, truyền hình, phim tài liệu;
d) Trích dẫn tác phẩm để giảng dạy trong nhà trường mà không làm sai ý tác giả, không nhằm mục đích thương mại;
đ) Sao chép tác phẩm để lưu trữ trong thư viện với mục đích nghiên cứu;
e) Biểu diễn tác phẩm sân khấu, loại hình biểu diễn nghệ thuật khác trong các buổi sinh hoạt văn hoá, tuyên truyền cổ động không thu tiền dưới bất kỳ hình thức nào;
g) Ghi âm, ghi hình trực tiếp buổi biểu diễn để đưa tin thời sự hoặc để giảng dạy;
h) Chụp ảnh, truyền hình tác phẩm tạo hình, kiến trúc, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng được trưng bày tại nơi công cộng nhằm giới thiệu hình ảnh của tác phẩm đó;
i) Chuyển tác phẩm sang chữ nổi hoặc ngôn ngữ khác cho người khiếm thị;
k) Nhập khẩu bản sao tác phẩm của người khác để sử dụng riêng.
2. Tổ chức, cá nhân sử dụng tác phẩm quy định tại khoản 1 Điều này không được làm ảnh hưởng đến việc khai thác bình thường tác phẩm, không gây phương hại đến các quyền của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả; phải thông tin về tên tác giả và nguồn gốc, xuất xứ của tác phẩm.
3. Việc sử dụng tác phẩm trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này không áp dụng đối với tác phẩm kiến trúc, tác phẩm tạo hình, chương trình máy tính”.
Như vậy, trong việc lấy hình ảnh của người khác, hoặc bản vẽ có bản quyền rồi tự ý viết thêm vào thì phải được sự đồng ý của người có hình ảnh, bản vẽ. Bạn cần lưu ý, khi đã được sự đồng ý để sử dụng hình ảnh hoặc bản vẽ thì nội dung bạn viết thêm vào hình ảnh hay bản vẽ đó không được gây ảnh hưởng đến quyền lợi, danh dự nhân phẩm của người có hình ảnh, bản vẽ.
Kết luận: Qua như trên có thể thấy hình ảnh của một cá nhân sẽ thuộc quyền của cá nhân đó, không ai được sử dụng hình ảnh của họ khi chưa có sự đồng ý của họ trừ trường hợp pháp luật quy định khác như quy định tại khoản 2 điều 32
2. Lấy, sử dụng hình ảnh của người khác bị xử phạt như thế nào?
2.1. Xử phạt hành chính về hành vi lấy, sử dụng hình ảnh của người khác
Theo quy định tại điều 99. Vi phạm quy định về trang thông tin điện tử nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử quy định:
‘”3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Đưa thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân;”
Như vậy nên có thể dựa vào quy định này thấy rõ pháp luật đã quy định cụ thể mức phạt đối với hành vi lấy, sử dụng hình ảnh của người khác khi không được cho phép nếu không gây hậu quả nghiêm trọng hoặc hậu quả ít nghiêm trọng thì chỉ bị xử phạt hành chính trong khoảng từ 10.000.000 đến 20.000.000 đồng, trường hợp không có tình tiết tăng nặng và tình tiết giảm nhẹ thì mức xử phạt là mức trung bình của khung hình phạt là 15.000.000 đồng. Bên cạnh đó thì người có hành vi vi phạm còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu tang vật và cả phương tiện vi phạm hành chính, tang vật ở đây có thể là các trang thiết bị điện tử sử dụng để đăng tải các hình ảnh không đúng thông tin sự thật thay các thông tin gây thiệt hại cho danh dự, nhân phẩm của người khác. Cũng theo đó nên người thực hiện hành vi vi phạm buộc phải gỡ bỏ đường dẫn đến thông tin sai sự thật đã đăng tải theo quy định.
2.2. Xử phạt hình sự về hành vi lấy, sử dụng hình ảnh của người khác
Căn cứ theo quy định của pháp luật trường hợp có hành vi đăng những hình ảnh người khác không xin phép gây hậu quả nghiêm trọng thì sẽ bị xử lý hình sự theo Điều 155 Bộ Luật hình sự cụ thể trong trường hợp mà hành vi đăng hình ảnh của người khác mà không xin phép và xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm. Trường hợp hành vi phạm tội có các tình tiết tăng nặng như: phạm tội 02 lần trở lên; đối với 02 người trở lên, lợi dụng chức vụ, quyền hạn; đối với người đang thi hành công vụ; sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội; gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân từ 11% đến 45%….thì sẽ bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm và ngoài ra còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung như cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Theo quy định trên có thể thấy việc hành vi lấy, sử dụng hình ảnh của người khác nếu gây ra hậu quả không đáng kể, ít nghiêm trọng thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng, nếu gây ra hậu quả nghiêm trọng thì có thể sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật hình sự với hình phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm theo quy định như trên.
Trên đây là thông tin chúng tôi cung cấp về nội dung ” Lấy, sử dụng hình ảnh của người khác có phải xin phép không” và các thông tin pháp lý khác dựa trên quy định của pháp luật hiện hành.