Tìm hiểu về sổ bảo hiểm xã hội? Tại sao phải lấy sổ BHXH sau khi nghỉ việc? Hướng dẫn cách lấy sổ bảo hiểm xã hội khi nghỉ việc theo quy định của pháp luật? Người tham gia bảo hiểm xã hội sẽ lấy sổ ở đâu?
Trong giai đoạn hiện nay, việc các chủ thể là người lao động nhày việc trở nên rất phổ biến. Và, sau khi nghỉ việc thì người lao động sẽ cần lấy lại sổ bảo hiểm xã hội ở công ty cũ để nhằm mục đích có thể đảm bảo quyền lợi cho mình sau này tại công ty mới. Vậy, lấy sổ bảo hiểm xã hội ở đâu? Cách lấy sổ bảo hiểm ở công ty cũ như thế nào? Đây chắc hẳn là thắc mắc của rất nhiều người. Bài viết dưới đây chúng ta sẽ cùng nhau trả lời cho các câu hỏi cụ thể này.
Căn cứ pháp lý:
– Quyết định 595/QĐ-BHXH.
–
– Bộ Luật lao động 2019.
Mục lục bài viết
1. Tìm hiểu về sổ bảo hiểm xã hội:
Ta hiểu về sổ bảo hiểm xã hội như sau:
Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 96 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 đã nêu rõ nội dung cụ thể như sau:
Theo quy định được nêu cụ thể bên trên, ta nhận thấy, sổ bảo hiểm xã hội được hiểu cơ bản là loại sổ được dùng nhằm mục đích để thực hiện việc ghi chép về quá trình đóng, hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội của các chủ thể. Sổ bảo hiểm xã hội cũng là căn cứ có ý nghĩa rất quan trọng nhằm mục đích để cơ quan bảo hiểm xã hội giải quyết chế độ cho các chủ thể là những người tham gia. Những thông tin trong sổ gồm thời gian làm việc, quá trình đóng và hưởng bảo hiểm xã hội.
Số lượng sổ bảo hiểm xã hội được cấp cho một chủ thể là người lao động:
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 18 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014, chủ thể là người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc sẽ được cấp và tự quản lý sổ bảo hiểm xã hội. Mẫu sổ bảo hiểm xã hội trong giai đoạn hiện nay đang được thực hiện theo quy định tại Quyết định 1035/QĐ-BHXH.
Theo Quyết định 1035/QĐ-BHXH này, một trong các nội dung được in ngay trên trang 04 của sổ bảo hiểm xã hội cụ thể đó là:
“3. Người tham gia được cấp và bảo quản một sổ bảo hiểm xã hội duy nhất. Cơ quan bảo hiểm xã hội quản lý sổ bảo hiểm xã hội khi người tham gia hưởng chế độ hưu trí, tử tuất.”
Như vậy, ta nhận thấy, căn cứ theo quy định được nêu cụ thể bên trên, mỗi người lao động khi tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc thì sẽ chỉ được cấp 01 sổ bảo hiểm xã hội duy nhất. Đồng thời mỗi người cũng chỉ được cấp 01 mã số bảo hiểm xã hội là số định danh cá nhân duy nhất do cơ quan bảo hiểm xã hội cấp và được ghi trên sổ bảo hiểm xã hội , thẻ bảo hiểm y tế (theo quy định cụ thể tại điểm 2.13 khoản 2 Điều 2 Quyết định 595/QĐ-BHXH).
2. Tại sao phải lấy sổ BHXH sau khi nghỉ việc?
Trên thực tế hiện nay, ta nhận thấy, có rất nhiều lý do để người lao động phải lấy sổ bảo hiểm xã hội khi nghỉ việc gồm có:
– Sổ bảo hiểm xã hội là sổ được dùng nhằm mục đích để theo dõi việc đóng, hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, sổ bảo hiểm xã hội là cơ sở để nhằm có thể giải quyết các chế độ bảo hiểm xã hội của người lao động.
– Sổ bảo hiểm xã hội cũng là tài liệu quan trọng trong nhiều hồ sơ giấy tờ thủ tục hành chính.
Vì tất cả các lý do được nêu cụ thể bên trên, các chủ thể cần lấy sổ bảo hiểm xã hội khi nghỉ việc tại công ty cũ để nhằm mục đích có thể đảm bảo quyền lợi cho mình. Thuận tiện sau khi đến công ty mới làm việc giảm thiểu tối đa các rủi ro không đáng có khi tham gia bảo hiểm xã hội.
3. Hướng dẫn cách lấy sổ bảo hiểm xã hội khi nghỉ việc theo quy định của pháp luật:
Theo quy định tại Bộ Luật lao động 2019, chủ thể là người sử dụng lao động có trách nhiệm phải hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội cũng như là sẽ cần trả lại cho người lao động những giấy tờ khác của người lao động khi người lao động nghỉ việc. Cũng theo quy định tại Khoản 5, Điều 21,
Như vậy, căn cứ cụ thể vào việc đơn vị sử dụng lao động còn hoạt động hay không mà chủ thể là người lao động sẽ thực hiện các lấy sổ bảo hiểm xã hội khi nghỉ việc như sau:
– Trường hợp đơn vị sử dụng lao động còn hoạt động:
Trường hợp đơn vị sử dụng lao động còn hoạt động thì chủ thể là người lao động lưu ý thủ tục lấy sổ bảo hiểm bao gồm các bước như sau:
+ Bước 1: Người lao động yêu cầu chốt sổ bảo hiểm xã hội:
Trước khi người lao động nghỉ việc, chủ thể là người lao động cần yêu cầu đơn vị sử dụng lao động hoàn thành các khoản đóng còn thiếu và chuẩn bị thủ tục chốt sổ bảo hiểm xã hội. Người lao động nên báo cho đơn vị sử dụng lao động trước 1 tháng tính từ thời điểm người lao động nghỉ việc.
+ Bước 2: Chờ đơn vị sử dụng lao động tiến hành chốt sổ bảo hiểm xã hội:
Khi người lao động thôi việc thì trong vòng 7 ngày, đơn vị sử dụng lao động phải nộp hồ sơ lên cơ quan bảo hiểm xã hộ (chậm nhất là 30 ngày). Đơn vị sử dụng lao động lưu ý các quy định trước khi báo giảm lao động và chốt sổ cho chủ thể là người lao động cụ thể như sau:
Nếu doanh nghiệp báo giảm và báo chốt sổ bảo hiểm xã hội trễ hơn so với thời gian nghỉ thực tế thì sẽ bị truy thu lãi suất chậm nộp hồ sơ theo quy định của bảo hiểm xã hội.
Nếu thực hiện đồng thời báo giảm và báo chốt cho các chủ thể là người lao động, đơn vị chỉ cần nộp 2 loại hồ sơ này 1 lần. Cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ giải quyết nếu hồ sơ hợp lệ và đã thanh toán tất cả tiền đóng bảo hiểm xã hội cho chủ thể là người lao động đó.
+ Bước 3: Nhận lại sổ bảo hiểm xã hội tại đơn vị cũ:
Chủ thể là người lao động đến đơn vị hay doanh nghiệp cũ để có thể nhận sổ bảo hiểm xã hội. Thời gian nhận sổ được chủ thể là người lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận trước. Khi được hẹn trả sổ bảo hiểm xã hội chủ thể là người lao động lưu ý nên đến lấy sổ đúng hẹn, không nên để lâu. Sổ bảo hiểm xã hội là giấy tờ, tài liệu quan trọng để nhằm mục đích giúp người lao động có thể tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tại đơn vị làm việc mới hoặc làm hồ sơ hưởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp kịp thời.
– Trường hợp đơn vị sử dụng lao động không còn hoạt động và tuyên bố phá sản.
Trường hợp đơn vị hay doanh nghiệp không hoạt động và tuyên bố phá sản không chốt sổ bảo hiểm xã hội cho các chủ thể là người lao động, để lấy được sổ bảo hiểm xã hội chủ thể là người lao động cần thực hiện thủ tục như sau:
+ Bước 1: Người lao động cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ tùy thân (Chứng minh thư, thẻ căn cước…) chứng minh nhân thân.
+ Bước 2: Người lao động đến tại cơ quan bảo hiểm xã hội nơi quản lý sổ bảo hiểm xã hội đề nghị xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội đến thời điểm doanh nghiệp bị đóng cửa.
Lưu ý đối với trường hợp đơn vị chưa đóng đủ thì xác nhận sổ bảo hiểm xã hội đến thời điểm đã đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Sau khi thu hồi được số tiền đơn vị còn nợ thì xác nhận bổ sung trên sổ bảo hiểm xã hội.
Như vậy, ta nhận thấy rằng, khi doanh nghiệp phá sản và không thực hiện thủ tục chốt sổ bảo hiểm xã hội, chủ thể là người lao động có thể liên hệ với cơ quan bảo hiểm xã hội nơi quản lý sổ bảo hiểm xã hội đề nghị xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội đến thời điểm doanh nghiệp bị đóng cửa.
4. Người tham gia bảo hiểm xã hội sẽ lấy sổ ở đâu?
Trường hợp đơn vị sử dụng lao động còn hoạt động, chủ thể là người lao động đến đơn vị hay doanh nghiệp cũ để có thể nhận sổ bảo hiểm xã hội.
Đối với chủ thể là người lao động mà đơn vị hay doanh nghiệp tuyên bố phá sản, không có nhân sự trả sổ bảo hiểm xã hội, chủ thể là người lao động phải đến tại cơ quan bảo hiểm xã hội quản lý hồ sơ doanh nghiệp đó để thực hiện các thủ tục chốt sổ và nhận sổ bảo hiểm xã hội.
Cần lưu ý đối với chủ thể là người lao động làm việc và đã đăng ký sổ bảo hiểm xã hội tại Hà Nội khi có yêu cầu lấy lại sổ bảo hiểm xã hội, người lao động cần đến cơ quan bảo hiểm xã hội nơi quản lý sổ bảo hiểm xã hội của doanh nghiệp cũ, hoặc nơi mình trực tiếp đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội để đề nghị xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội.