Hiến pháp là đạo luật tối cao nhất của một quốc gia. Vậy Hiến pháp được hình thành như thế nào. Nó có quan hệ như thế nào với quyền lập hiến và lập pháp. Như thế nào được gọi là "lập hiến", "lập pháp" và giữa lập hiến và lập pháp có mối quan hệ với nhau không, nó khác nhau như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Lập hiến là gì?
– Thứ nhất từ “lập”: có nghĩa là định ra.
– Thứ hai từ “hiến” có nghĩa là Hiến pháp.
Từ đó ta hiểu Lập hiến là việc định ra Hiến pháp.
Quyền lập hiến là quyền làm Hiến pháp bao gồm có sửa đổi, bổ sung Hiến pháp hoặc làm Hiến pháp mới.
Ở Việt Nam chúng ta, theo quy định của
2. Bàn về quy trình lập hiến:
Quy trình lập hiến hiểu một cách đơn giản đó là trình tự, thủ tục mà các chủ thể có quyền lập hiến phải tuân theo trong quá trình ban hành hoặc sửa đổi Hiến pháp.
Quy trình lập hiến có vai trò đặc biệt quan trọng trong hoạt động lập hiến. Một bản Hiến pháp được xây dựng theo một quy trình, công nghệ dân chủ, khoa học, hoàn hảo các bước, các thủ tục quy định chặt chẽ, logic thì chắc chắn sẽ cho ra đời một sản phẩm là Hiến pháp có chất lượng tốt. Nhà nước pháp quyền là nhà nước được xây dựng trên nền tảng chủ quyền nhân dân thông qua một trong những phương thức cơ bản là nhân dân giao quyền, nhân dân ủy quyền bằng quyền lập hiến của mình. Do đó, quy trình lập hiến là điểm khởi đầu bảo đảm cho tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.
– Lập hiến: Lập là Create, Hiến-Hiểu theo nghĩa hiến pháp là Constitution. Từ đó có thể hiểu lập hiến theo nghĩa tiếng anh là: “Constitutional“.
– Quyền lực lập hiến: “constituent power” hay “pouvoir constituant”.
– Lập pháp tiếng anh là “Legislative”.
– Cơ quan lập pháp tiếng anh là “Legislature”.
3. So sánh sự khác nhau giữa quyền lập hiến và quyền lập pháp:
Quyền lập hiến là quyền làm Hiến pháp bao gồm có sửa đổi, bổ sung Hiến pháp hoặc làm Hiến pháp mới. Quyền lập hiến là quyền lực thuộc về nhân dân. Nhân dân trao quyền này cho Quốc hội, thông qua Quốc hội nói lên được ý chí của mình.
Quyền lập pháp là quyền làm luật và sửa đổi luật. Ở Việt Nam chúng ta, quyền lập pháp được giao cho Quốc hội. Có nghĩa là Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập pháp.
Sau đây, chúng ta sẽ đi phận biệt quyền lập hiến và quyền lập pháp:
3.1. Về khái niệm:
– Quyền lập hiến: là quyền làm Hiến pháp bao gồm có sửa đổi, bổ sung Hiến pháp hoặc làm Hiến pháp mới. Khi lập ra được Hiến pháp, trên cơ sở của Hiến pháp quyền lập pháp mới được thực hiện.
– Quyền lập pháp: là quyền làm luật, xây dựng luật và ban hành những văn bản luật được áp dụng trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.
3.2. Về chủ thể:
Theo quy định tại Điều 69
“Điều 69.
Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước”
Từ đó ta có thể hiểu:
– Quyền lập hiến: Thực chất quyền lập hiến là quyền thuộc về nhân dân. Theo Điều 69, Điều 70 Hiến pháp năm 2013 thì quyền lập hiến thuộc về Quốc hội, nhân dân trao quyền cho Quốc hội và thông qua Quốc hội thể hiện ý chí của mình, thực chất thì chủ thể của quyền lập hiến phải thuộc về nhân dân. Nếu quy định cơ quan lập hiến thuộc về Quốc hội thì đã mặc nhiên coi Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất, đứng trên cả Hiến pháp, khi đó Quốc hội vi hiến thì cơ quan nào sẽ đứng ra đảm bảo?. Hiến pháp là đạo luật tối cao của nhà nước nó có vai trò rât quan trọng trong việc điều hành, tổ chức bộ máy nhà nước nên nhân dân “ủy quyền” cho một trong những cơ quan nhà nước đại diện cho ý chí của người dân có thể là “Quốc hội” lập hiến.
– Quyền lập pháp: Theo Điều 69, Điều 70 Hiến pháp năm 2013 thì quyền lập pháp thuộc về Quốc hội: Theo quy định tại Điều 70 Hiến pháp và Điều 1 Luật Tổ chức Quốc hội thì “Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập pháp”. Quyền lập pháp là thẩm quyền ban hành các quy phạm luật được thực hiện bằng các quyết định về luật của Quốc hội và uỷ quyền của Quốc hội cho Uỷ ban thường vụ Quốc hội ra pháp lệnh. Các luật (pháp lệnh, nghị quyết) phải được xây dựng và ban hành theo quy trình lập pháp được quy định tại Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật và một số văn bản pháp luật khác có liên quan.
Nhìn chung ta có thể thấy, quyền lập pháp và lập hiến đều do Quốc hội thực hiện quyền
– Quốc hội lập hiến là cơ quan đại diện cho nhân dân, do nhân dân trực tiếp bầu ra (hoặc được đề cử) chỉ thực hiện chức năng lập hiến (làm hiến pháp và sửa đổi hiến pháp). Quốc hội lập hiến có nhiệm vụ duy nhất là lập hiến, do đó cơ quan này sẽ tự giải tán sau khi nhiệm vụ lập hiến được hoàn thành.
Quốc hội lập pháp (hay Nghị viện) cũng là cơ quan đại diện cho nhân dân, do nhân dân trực tiếp bầu ra, nhưng có chức năng cơ bản là lập pháp (làm luật và sửa đổi luật). Quốc hội có thể chỉ bao gồm 1 viện (Quốc hội một viện) hoặc 2 viện (Hạ Nghị viện và Thượng Nghị viện), được bầu theo nhiệm kỳ, thường là 3 hoặc 5 năm.
Như vậy, mặc dù Quốc hội lập hiến và Quốc hội lập pháp đều là những cơ quan đại diện cho nhân dân, do nhân dân bầu ra, nhưng hai cơ quan này có những điểm khác nhau rất cơ bản: Quốc hội lập hiến là cơ quan có chức năng lập hiến, còn Quốc hội lập pháp là cơ quan thực hiện chức năng lập pháp; Quốc hội lập hiến chỉ là cơ quan lâm thời, trong khi Quốc hội lập pháp là cơ quan hoạt động thường xuyên.
3.3. Về quy trình thực hiện:
– Quyền lập hiến:
Trước tiên được hiểu quyền lập hiến thuộc về nhân dân nhưng không có nghĩa là mọi người dân đều tham gia trong quá trình soạn thảo, và làm ra Hiến pháp. Lập pháp là một công việc đòi hỏi sự phức tạp và chuyên môn hóa cao, chính vì thế nó phải đòi hỏi một tổ chức đại diện cho ý chí của nhân dân đứng ra đảm nhiệm, những người đại diện này phải là những người do nhân dân tin tưởng, thường là những cử tri hay nghị sỹ được sàng lọc, lắng nghe, thấu hiểu tâm tư nguyện vọng thực sự của người dân chính vì thế quyền lập hiến của nhân dân trước tiên phải là quyền được bầu chọn cơ quan đứng ra soạn thảo và thông qua hiến pháp. Cơ quan đó là cơ quan tối cao của nhà nước có thể là Quốc hội như của nước Việt Nam chúng ta, hoặc là một cơ quan lập hiến theo một mô hình nào đó phù hợp với hoàn cảnh của mỗi nước, nhưng cơ quan đó nhất thiết phải đại diện cho toàn thể nhân dân.
Nhưng để thực sự quyền lập hiến thuộc về nhân dân thì nó phải thể hiện thông qua quyền phúc quyết hiến pháp (tức là quyền bỏ phiếu thông qua hiến pháp bằng hình thức trưng cầu dân ý). Trưng cầu dân ý là một chế định của nền dân chủ trực tiếp. Nhưng mức độ dân chủ của chế định này phụ thuộc hoàn toàn vào chế độ chính trị của từng nước.
Ở Việt Nam, Hiến pháp năm 2013 quy định cơ quan có thẩm quyền quyết định việc trưng cầu ý dân là Quốc hội; cơ quan tổ chức việc trưng cầu ý dân là Ủy ban thường vụ Quốc hội và quy định hình thức thể hiện của việc trưng cầu là biểu quyết. Như vậy quyền phúc quyết là quyền rất quan trọng, quyền phúc quyết Hiến pháp thể hiện toàn thể nhân dân là chủ của bản Hiến pháp, lập ra hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp, mọi tổ chức chính trị xã hội, mọi cơ quan nhà nước đều phải hoạt động trong khuân khổ Hiến pháp, không có một cơ quan nào cao hơn Hiến pháp, các đảng phái chính trị phải hoạt động trong khuân khổ của Hiến pháp, thông qua Hiến pháp để cụ thể hóa đường lối, chính sách của mình, tóm lại không có một đảng phái chính trị nào đứng trên Hiến pháp.
– Quyền lập pháp
Quy trình xây dựng một đạo luật bao gồm rất nhiều giai đoạn khác nhau từ việc lập chương trình xây dựng luật, pháp lệnh; soạn thảo; thẩm tra; Uỷ ban thường vụ Quốc hội xem xét cho ý kiến; lấy ý kiến nhân dân, ý kiến đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội về dự án luật; thảo luận, tiếp thu, chỉnh lý và thông qua cho đến khi chủ tịch nước công bố luật. Tuy nhiên, có thể chia quy trình này ra làm các giai đoạn chủ yếu như sau:
+ Lập Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh;
+ Soạn thảo dự án luật;
+ Thẩm tra dự án luật;
+ Xem xét, thông qua luật;
+ Công bố luật.
Về mặt nội dung, hoạt động lập pháp là hoạt động bao gồm nhiều giai đoạn mang tính liên tục, kế tiếp nhau từ việc nhìn nhận thực tế và phát hiện ra nhu cầu trong các quan hệ xã hội cần được điều chỉnh bằng pháp luật đến việc soạn thảo, thẩm tra, lấy ý kiến, thảo luận, tiếp thu, chỉnh lý và thông qua các dự án luật, công bố luật theo một trình tự, thủ tục được xác định. Ở mỗi giai đoạn nêu trên lại có nhiều thủ tục, hoạt động khác nhau với sự tham gia của nhiều chủ thể khác nhau.
3.4. Kết quả cuối cùng hay sản phẩm được tạo ra:
– Quyền lập hiến: Hiến pháp – Hiến pháp là cơ sở để xây dựng các ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam, được cụ thể hóa, chi tiết hóa bằng các văn bản pháp quy.
– Quyền lập pháp: Các đạo luật bao gồm tất cả các luật.
* Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:
–
– Hiến pháp năm 2013;