Skip to content
1900.6568

Trụ sở chính: Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

  • DMCA.com Protection Status
Home

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về Luật Dương Gia
    • Luật sư điều hành
    • Tác giả trên Website
    • Thông tin tuyển dụng
  • Kiến thức pháp luật
  • Tư vấn pháp luật
  • Dịch vụ Luật sư
  • Biểu mẫu
  • Văn bản pháp luật
  • Đặt câu hỏi
  • Đặt lịch hẹn
  • Liên hệ
Home

Đóng thanh tìm kiếm
  • Trang chủ
  • Đặt câu hỏi
  • Đặt lịch hẹn
  • Gửi báo giá
  • 1900.6568
Trang chủ » Tư vấn pháp luật » Lập quy là gì? Phân biệt những điểm khác biệt giữa lập quy và lập pháp?

Tư vấn pháp luật

Lập quy là gì? Phân biệt những điểm khác biệt giữa lập quy và lập pháp?

  • 05/08/202205/08/2022
  • bởi Luật sư Nguyễn Văn Dương
  • Luật sư Nguyễn Văn Dương
    05/08/2022
    Tư vấn pháp luật
    0

    Lập quy là gì? Lập pháp là gì? Phân biệt những điểm khác biệt giữa lập quy và lập pháp?

    Con đường tạo ra văn bản quy phạm pháp luật chủ yếu ở nước ta được thực hiện thông qua hoạt đông lập pháp và lập quy. Khái niệm lập quy có lẽ là khái niệm có vẻ lạ hơn so với lập pháp, và quá trình tìm hiểu về nó sẽ cho thấy được những sự khác biệt giữa lập pháp và lập quy.

    Tổng đài Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7: 1900.6568

    Mục lục bài viết

    • 1 1. Lập quy là gì?
    • 2 2. Lập pháp là gì?
    • 3 3. Phân biệt những điểm khác biệt giữa lập quy và lập pháp:

    1. Lập quy là gì?

    Lập quy được xem xét dưới góc độ là quyền của chủ thể có thẩm quyền, theo đó, quyền lập quy được hiểu là quyền ra những văn bản dưới luật có tính chất quy phạm pháp luật, quyết định các chủ trương, biện pháp nhằm thực hiện chính sách, pháp luật bảo vệ lợi ích Nhà nước, trật tự xã hội, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

    Đặc điểm của hoạt động lập quy:

    – Quyền lập quy được thực chất không phải là quyền hạn độc lập mà mang tính phụ thuộc, có nghĩa là, để hướng dẫn áp dụng các văn bản cao hơn chứ không tồn tại một cách độc lập.

    – Chủ thể thực hiện quyền lập quy đa dạng do cơ quan hành chính nhà nước hoặc cơ quan khác trong bộ máy nhà nước thực hiện.

    – Tính chất pháp lý là các văn bản bắt buộc áp dụng đối với mọi người hoặc áp dụng cá biệt, hình thức văn bản pháp luật đa dạng.

    Có thể xem xét quyền lập quy của Chính phủ như sau:

    – Cơ sở lý luận đối với quyền lập quy của Chính phủ xuất phát từ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn trong hoạt động quản lý hành chính với nội dung chấp hành – điều hành: với vị trí là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất, cơ quan chấp hành của Quốc hội, hoạt động ban hành văn bản quy phạm pháp luật phải tiến hành theo đúng thẩm quyền, thủ tục, trình tự, hình thức, nội dung và có sự kiểm tra, rà soát chặt chẽ.

    – Đối tượng của quyền lập quy của Chính phủ, bao gồm: Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ )Điều 100 Hiến pháp năm 2013) ban hành VBPL để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình, kiểm tra việc thi hành các văn bản đó và xử lý các văn bản trái pháp luật theo quy định của luật

    Xem thêm: Khác biệt giữa thuế giá trị gia tăng và thuế tiêu thụ đặc biệt

    2. Lập pháp là gì?

    Theo Từ điển luật học Black’s law Dictionary của Henry Campbell Black, M.A : lập pháp (Legislative activity, Law-making) là làm luật hoặc sửa đổi luật; thuộc về chức năng làm luật hoặc quy định xem xét, thông qua luật; là hành vi đặt ra luật và văn bản pháp quy có tính bắt buộc chung, loại trừ các quyết định hành chính và điều hành. Nội dung cốt lõi của quyền lập pháp chính là quyền đồng ý hoặc không đồng ý thông qua một chính sách hoặc một dự luật nào đó.

    Nói về mối quan hệ giữa lập pháp và hành pháp, TS. Nguyễn Sĩ Dũng đã có khẳng định rất hay như sau “Thiếu sự tương tác này giữa lập pháp và hành pháp, thì cho dù quy trình lập pháp có được thiết kế tinh vi đến đâu chăng  nữa, nó cũng chỉ là một quy trình nhân tạo. Sản phẩm tất yếu của một quy trình nhân tạo là các đạo luật nhân tạo. Các đạo luật nhân tạo không cần cho cuộc sống. Nhà nước vẫn có thể áp đặt chúng cho xã hội. Tuy nhiên, những cố gắng như vậy không sớm thì muộn sẽ làm cho các cơ quan của nhà nước hụt hơi. Cuộc sống như ao bèo, sẽ phẳng lặng trở lại sau một hồi xao động”

    Lập quy trong Tiếng anh là .“Regulate”.

    3. Phân biệt những điểm khác biệt giữa lập quy và lập pháp:

    Việc xác định tiêu chí phân biệt giữa quyền lập pháp và lập quy dựa trên các cơ sở sau đây:

    – Phải dựa vào nguyên tắc hiến định: “Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp.”

    – Các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn quản lý của cơ quan có thẩm quyền ban hành.

    – Tính chất, vị trí, vai trò, đặc trưng cơ bản của loại hình văn bản quy phạm pháp luật.

    ‘Những quy định đụng chạm tới quyền, tự do, lợi ích hợp pháp của công dân nhất là những quy định cấm đoán, chủ yếu thuộc quyền lập pháp, một số có thể do chính phủ quy định. Những quy định bắt buộc hành vi do quyền lập pháp quy định về nguyên tắc và được quyền lập quy cụ thể hóa; nhưng chủ yếu ở cấp chính phủ, bộ.

    Xem thêm: Sự khác nhau giữa giám đốc thẩm và tái thẩm trong thủ tục tố tụng dân sự

    Những quy định khung, khuôn khổ cho hành vi dân sự được quyền lập pháp quy định càng tỉ mỉ càng tốt, trong điều kiện không làm được như vậy thì quyền lập pháp nguyên tắc và quyền lập quy cụ thể hóa’

    Về thẩm quyền thực hiện.

    – Lập pháp: Quốc hội là chủ thể duy nhất có quyền lập pháp (Điều 69 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013). Điều này hoàn toàn phù hợp, theo thuyết tam quyền phân lập.

    – Lập quy: Hiện nay, thẩm quyền lập quy được Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 quy định và trao cho nhiều chủ thể khác nhau trong bộ máy nhà nước (gồm Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng kiểm toán nhà nước…trong đó chủ yếu là hoạt động lập quy của Chính phủ.

    Thời điểm tiến hành.                                      

    – Lập pháp: hoạt động lập pháp được tiến hành thường xuyên và được thực hiện theo chương trình xây dựng luật, pháp lệnh hàng năm và cả nhiệm kỳ của Quốc hội

    – Lập quy được bắt đầu ở điểm kết thúc của lập pháp.

    Phạm vi:

    Xem thêm: Sự khác biệt giữa cấu trúc nguồn luật trong dòng họ Civil Law và Common Law

    – Những lĩnh vực bắt buộc phải lập pháp là: kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, tài chính, tiền tệ, ngân sách, thuế, dân tộc, tôn giáo, văn hóa, giáo dục, y tế, khoa học, công nghệ, môi trường, đối ngoại, tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, chế độ công vụ, cán bộ, công chức, quyền và nghĩa vụ của công dân…,ví dụ: Khoản 1 Điều 15 quy định:

    “1. Quốc hội ban hành luật để quy định:

    a) Tổ chức và hoạt động của Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Hội đồng bầu cử quốc gia, Kiểm toán nhà nước, chính quyền địa phương, đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt và cơ quan khác do Quốc hội thành lập;

    b) Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân mà theo Hiến pháp phải do luật định, việc hạn chế quyền con người, quyền công dân; tội phạm và hình phạt;

    c) Chính sách cơ bản về tài chính, tiền tệ quốc gia, ngân sách nhà nước; quy định, sửa đổi hoặc bãi bỏ các thứ thuế;

    d) Chính sách cơ bản về văn hóa, giáo dục, y tế, khoa học, công nghệ, môi trường;

    đ) Quốc phòng, an ninh quốc gia;

    e) Chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo của Nhà nước;

    Xem thêm: Ủy thác là gì? Phân biệt điểm khác biệt giữa ủy thác và ủy quyền?

    g) Hàm, cấp trong lực lượng vũ trang nhân dân; hàm, cấp ngoại giao; hàm, cấp nhà nước khác; huân chương, huy chương và danh hiệu vinh dự nhà nước;

    h) Chính sách cơ bản về đối ngoại;

    i) Trưng cầu ý dân;

    k) Cơ chế bảo vệ Hiến pháp;

    l) Vấn đề khác thuộc thẩm quyền của Quốc hội.”

    – Việc xác định phạm vi lập quy hiện đang có hai quan điểm khác nhau. Quan điểm thứ nhất theo nguyên tắc “loại trừ thẩm quyền”

    – phạm vi lập quy là những lĩnh vực, những vấn đề ngoài lĩnh vực lập pháp. Quan điểm này đòi hỏi phải xác định chính xác phạm vi lập pháp để chỉ ra điểm kết thúc của nó, tức là loại trừ những lĩnh vực thuộc lập pháp. Quan điểm thứ hai, là quyền lập quy phụ thuộc vào lập pháp, ví dụ, nghị định của Chính phủ được ban hành nhằm:

    Chi tiết điều, khoản, điểm được giao trong luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước; Các biện pháp cụ thể để tổ chức thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước; các biện pháp để thực hiện chính sách kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh, tài chính, tiền tệ, ngân sách, thuế, dân tộc, tôn giáo, văn hóa, giáo dục, y tế, khoa học, công nghệ, môi trường, đối ngoại, chế độ công vụ, cán bộ, công chức, viên chức, quyền, nghĩa vụ của công dân và các vấn đề khác thuộc thẩm quyền quản lý, điều hành của Chính phủ; những vấn đề liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn của từ hai bộ, cơ quan ngang bộ trở lên; nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các cơ quan khác thuộc thẩm quyền của Chính phủ.

    Xem thêm: Công ty con và công ty độc lập khác nhau như thế nào?

    Về trình tự, thủ tục thực hiện.

    Trình tự, thủ tục thực hiện quyền lập pháp thường phức tạp hơn so với quyền lập quy.

    – Lập pháp: Ví dụ như quy trình ban hành luật: Thứ nhất, lập chương trình. Thứ hai, tổ chức soạn thảo, trong quá trình tổ chức soạn thảo cần thành lập ban soạn thảo; tổ chức lấy ý kiến tham gia; thẩm định; Chính phủ xem xét trước khi quyết định trình Quốc hội; thẩm tra; Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét cho ý kiến, sau đó mới chính thức trình Quốc hội. Thứ ba, Quốc hội tiến hành thảo luận, tiếp thu, chỉnh lý và thông qua dự án Luật, tùy vào từng Luật mà có thể thông qua tại một, hai, hoặc ba kỳ họp. Bước thứ tư, cũng là bước cuối cùng là công bố Luật.

    – Lập quy: ví dụ quy trình ban hành nghị định của Chính phủ: Trước tiên phải có đề xuất xây dựng Nghị định, sau đó sẽ tổ chức soạn thảo, quá trình soạn thảo cần phải lấy ý kiến tham gia trước khi thẩm định và chỉnh lý, hoàn thiện hồ sơ dự thảo. Sau cùng, Chính phủ sẽ xem xét, thông qua dự thảo.

    Về giá trị pháp lý: các văn bản được ban hành thông qua quyền lập pháp có giá trị pháp lý cao hơn so với các văn bản được ban hành thông qua quyền lập quy, hình thức pháp lý của các văn bản dưới luật đa dạng hơn như nghị định, quyết định, thông tư,…

    Như vậy, giữa lập pháp và lập quy có mối quan hệ mật thiết với nhau, hoạt động xây dựng pháp luật cần bắt nguồn từ nhu cầu thực tế, đặc biệt là nhu cầu quản lý xã hội của Chính phủ. Vì vậy, Chính phủ là một chủ thể quan trọng trong hoạt động soạn thảo luật. Để các dự luật nhanh chóng được Quốc hội thông qua, có tính khả thi và tuổi thọ cao thì đòi hỏi người soạn thảo luật cần áp dụng mô hình “từ dưới lên”. Bên cạnh đó, khi luật đã được ban hành, thì hoạt động lập quy của Chính phủ sẽ giúp các chủ thể trong xã hội hiểu hơn các quy định về pháp luật, để pháp luật đi sâu vào thực tiễn hơn.

    Xem thêm: Bồi hoàn là gì? Những điểm khác biệt giữa bồi hoàn với bồi thường thiệt hại?

    Được đăng bởi:
    Luật Dương Gia
    Chuyên mục:
    Tư vấn pháp luật
    Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư Nguyễn Văn Dương
    luat-su-Nguyen-Van-Duong-cong-ty-Luat-TNHH-Duong-Gia

    Chức vụ: Giám đốc công ty

    Lĩnh vực tư vấn: Dân sự, Hình sự, Doanh nghiệp

    Trình độ đào tạo: Thạc sỹ Luật, MBA

    Số năm kinh nghiệm thực tế: 10 năm

    Tổng số bài viết: 10.216 bài viết

    Gọi luật sư ngay
    Tư vấn luật qua Email
    Báo giá trọn gói vụ việc
    Đặt lịch hẹn luật sư
    Đặt câu hỏi tại đây

    Công ty Luật TNHH Dương Gia – DG LAW FIRM

    Luật sư tư vấn pháp luật miễn phí 24/7

    1900.6568

    Đặt hẹn luật sư, yêu cầu dịch vụ tại Hà Nội

    024.73.000.111

    Đặt hẹn luật sư, yêu cầu dịch vụ tại TPHCM

    028.73.079.979

    Đặt hẹn luật sư, yêu cầu dịch vụ tại Đà Nẵng

    0236.7300.899

    Website chính thức của Luật Dương Gia

    https://luatduonggia.vn

    5 / 5 ( 1 bình chọn )

    Tags:

    Điểm khác biệt


    CÙNG CHỦ ĐỀ

    Luật gia là gì? Những điểm khác biệt giữa Luật gia và Luật sư?

    Luật gia là gì? Cơ cấu tổ chức của Hội Luật gia Việt Nam? Những điểm khác biệt giữa Luật gia và Luật sư?

    Điểm khác biệt giữa đối tượng lao động và tư liệu lao động?

    Đối tượng lao động là gì? Tư liệu lao động là gì? Điểm khác biệt giữa đối tượng lao động và tư liệu lao động?

    Điểm khác biệt giữa lý thuyết hiện đại hóa và lý thuyết phụ thuộc

    Khái quát về lý thuyết hiện đại hóa và lý thuyết phụ thuộc? Nội dung khác biệt giữa lý thuyết hiện đại hóa và lý thuyết phụ thuộc?

    Hợp đồng kì hạn ngắn hạn là gì? Điểm khác biệt của Hợp đồng kì hạn ngắn hạn

    Hợp đồng kì hạn ngắn hạn là gì? Điểm khác biệt của Hợp đồng kì hạn ngắn hạn?

    Điểm khác biệt giữa Tham ô và tham nhũng không? Các quy định về xử phạt tham ô, tham nhũng?

    Điểm khác biệt giữa Tham ô và tham nhũng là gì? Tham ô và tham nhũng tên tiếng anh là gì? Phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam? Các quy định xử phạt tham ô, Tham nhũng?

    Khu chế xuất là gì? Điểm khác biệt giữa khu chế xuất và khu công nghiệp?

    Khu chế xuất là gì? Mục tiêu của khu chế xuất? Vai trò của khu chế xuất ở Việt Nam? Những bất cập quản lý khu chế xuất? Điểm khác biệt giữa khu chế xuất và khu công nghiệp? Những khu chế xuất tiêu biểu? Doanh nghiệp khu chế xuất là gì? Lợi thế của các doanh nghiệp chế xuất?

    Bồi hoàn là gì? Những điểm khác biệt giữa bồi hoàn với bồi thường thiệt hại?

    Bồi hoàn là gì? Những điểm khác biệt giữa bồi hoàn với bồi thường thiệt hại? Nguyên tắc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng? Một số trường hợp mồi thường thiệt hại cụ thể?

    Sự khác nhau giữa giám đốc thẩm và tái thẩm trong thủ tục tố tụng dân sự

    Giám đốc thẩm và tái thẩm trong vụ án dân sự là thủ tục xét lại bản ấ, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.

    Sự khác biệt giữa cấu trúc nguồn luật trong dòng họ Civil Law và Common Law

    Cấu trúc nguồn luật trong dòng họ Civil Law có thự tự là: luật thành văn, tập quán địa phương, án lệ (các quyết định của toà), học thuyết pháp luật, các nguyên tắc pháp luật.

    Xem thêm

    BÀI VIẾT MỚI

    Mẫu bản tự kiểm điểm Đoàn viên và hướng dẫn cách viết

    Khái niệm Bản kiểm điểm Đoàn viên? Tiêu chí đánh giá đoàn viên? Bản kiểm điểm đoàn viên?

    Thâm niên công tác được tính thế nào? Cách tính thâm niên?

    Khái niệm thâm niên công tác? Đối tượng được hưởng phụ cấp thâm niên? Cách tính phụ cấp thâm niên? Phụ cấp thâm niên có được tính đóng BHXH bắt buộc không?

    Làm thẻ căn cước công dân gắn chíp ở tỉnh khác được không?

    Khái quát về thẻ căn cước công dân gắn chíp? Làm thẻ căn cước công dân gắn chíp ở tỉnh khác được không?

    Công ty chứng khoán là gì? Đặc điểm của công ty chứng khoán?

    Công ty chứng khoán là gì? Đặc điểm của công ty chứng khoán? Vai trò của công ty chứng khoán?

    Mất khả năng thanh toán là gì? Thế nào là doanh nghiệp mất khả năng thanh toán?

    Doanh nghiệp mất khả năng thanh toán là gì? Các chủ thể có thẩm quyền nộp đơn yêu cầu tòa án mở thủ tục phá sản? Trình tự, thủ tục giải quyết phá sản?

    Hợp đồng mua bán hàng hoá là gì? Giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa?

    Hợp đồng mua bán hàng hóa? Giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa?

    Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh là gì? Đặc điểm và phân loại thỏa thuận hạn chế cạnh tranh

    Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh là gì? Đặc điểm của thỏa thuận hạn chế cạnh tranh? Phân loại thỏa thuận hạn chế cạnh tranh? Các hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm?

    Hợp đồng đại lý là gì? Đặc điểm và quy định về hợp đồng đại lý mua bán hàng hóa

    Hợp đồng đại lý là gì? Đặc điểm pháp lý của hợp đồng đại lý mua bán hàng hóa? ? Hình thức và nội dung của hợp đồng đại lý thương mại? Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng đại lý? Điều kiện có hiệu lực về chủ thể của hợp đồng đại lý? Hợp đồng đại lý có sử dụng biện pháp bảo đảm là ký quỹ?

    Nhuận bút là gì? Nguyên tắc trả nhuận bút, thù lao đối với các loại tác phẩm

    Nhuận bút là gì? Nguyên tắc trả nhuận bút, thù lao cho các tác phẩm điện ảnh, mỹ thuật, sân khấu, nhiếp ảnh? Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao? Nhuận bút, thù lao theo doanh thu cuộc biểu diễn? Quy định của pháp luật về tiền nhuận bút? Viết bài đăng báo có được trả nhuận bút không? Viết bài cho công ty để tuyên truyền thì có được hưởng nhuận bút không?

    Thỏa thuận trọng tài là gì? Trọng tài thương mại quốc tế và thỏa thuận trọng tài

    Trọng tài thương mại quốc tế là gì? Thỏa thuận trọng tài là gì? Ý nghĩa của thỏa thuận trọng tài? Bình đẳng giữa quyền và nghĩa vụ của các bên trong thỏa thuận trọng tài? Sự hỗ trợ của tòa án đối với thỏa thuận trọng tài? Nội dung của thỏa thuận trọng tài thương mại quốc tế? Thỏa thuận trọng tài thương mại quốc tế vô hiệu? Quy định của pháp luật Việt Nam về thỏa thuận trọng tài thương mại

    Xe kinh doanh vận tải là gì? Những loại xe buộc phải đăng ký?

    Xe kinh doanh vận tải là gì? Xe kinh doanh vận tải tiếng Anh là gì? Những loại xe buộc phải đăng ký?

    Tổ chức tín dụng là gì? Đặc điểm và hệ thống các tổ chức tín dụng tại Việt Nam

    Tổ chức tín dụng là gì? Đặc điểm và hệ thống các tổ chức tín dụng tại Việt Nam? Điều kiện thành lập và hoạt động của tổ chức tín dụng? Phân loại tổ chức tín dụng? Ý nghĩa của việc phân loại tổ chức tín dụng? Một số tổ chức tín dụng điển hình?

    Quảng cáo là gì? Đặc điểm của quảng cáo thương mại?

    Quảng cáo thương mại là gì? Đặc điểm của quảng cáo thương mại? Sản phẩm quảng cáo thương mại? Phương tiện quảng cáo thương mại? Sử dụng phương tiện quảng cáo thương mại?

    Cổ phần là gì? Các loại cổ phần của công ty cổ phần?

    Cổ phần là gì? Các loại cổ phần của công ty cổ phần?

    Hợp đồng kinh doanh là gì? Quy định về hợp đồng trong kinh doanh?

    Hợp đồng kinh doanh là gì? Đặc điểm của hợp đồng trong kinh doanh? Phân loại hợp đồng trong kinh doanh? Nội dung pháp luật về giao kết hợp đồng trong kinh doanh? Hiệu lực của hợp đồng trong kinh doanh thương mại? Khởi kiện tranh chấp hợp đồng kinh doanh, thương mại?

    Vi phạm hợp đồng là gì? Hành vi vi phạm hợp đồng thương mại?

    Quy định về Vi phạm hợp đồng thương mại? Xử lý Hành vi vi phạm hợp đồng thương mại? Mức phạt vi phạm đối với thực hiện sai hợp đồng thương Mại? Một số thông tin pháp lý khác về hợp đồng thương mại?

    Logistics là gì? Phân tích các đặc điểm của dịch vụ Logistics?

    Logistics là gì? Dịch vụ logistics là gì? Đặc điểm về chủ thể của dịch vụ logistics? Đặc điểm về nội dung dịch vụ logistics? Đặc điểm về tính chất dịch vụ logistics?

    Nhóm công ty là gì? Đặc điểm pháp lý của nhóm công ty

    Khái niệm nhóm công ty? Đặc điểm pháp lý cơ bản của nhóm công ty? Các hình thức nhóm công ty? Ưu nhược điểm của mô hình nhóm công ty? Sự liên kết trong mô hình nhóm công ty?

    Tự do hóa đầu tư là gì? Các biện pháp tự do hóa đầu tư?

    Quy định chung của pháp luật Việt Nam về đầu tư ra Nước Ngoài? Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài? Tự do hóa đầu tư là gì? Các biện pháp tự do hóa đầu tư?

    Nội dung Nghị quyết 29 NQ/TW đổi mới căn bản toàn diện giáo dục

    Tìm hiểu về Nghị quyết 29 NQ/TW đổi mới căn bản toàn diện giáo dục? Tìm hiểu về nội dung đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo theo Nghị quyết 29-NQ/TW? Vai trò của chính sách giáo dục và đào tạo?

    Xem thêm

    Tìm kiếm

    Hỗ trợ 24/7: 1900.6568

    Đặt câu hỏi trực tuyến

    Đặt lịch hẹn luật sư

    Văn phòng Hà Nội:

    Địa chỉ trụ sở chính:  Số 89 Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: dichvu@luatduonggia.vn

    Văn phòng Miền Trung:

    Địa chỉ:  141 Diệp Minh Châu, phường Hoà Xuân, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: danang@luatduonggia.vn

    Văn phòng Miền Nam:

    Địa chỉ: 248/7 Nguyễn Văn Khối (Đường Cây Trâm cũ), phường 9, quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: luatsu@luatduonggia.vn

    Bản quyền thuộc về Luật Dương Gia | Nghiêm cấm tái bản khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản!
    Scroll to top
    • Gọi ngay
    • Chỉ đường
      • HÀ NỘI
      • ĐÀ NẴNG
      • TP.HCM
    • Đặt câu hỏi
    • Trang chủ
    • VĂN PHÒNG MIỀN BẮC
      • 1900.6568
      • dichvu@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá
    • VĂN PHÒNG MIỀN TRUNG
      • 1900.6568
      • danang@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá
    • VĂN PHÒNG MIỀN NAM
      • 1900.6568
      • luatsu@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá