Trên thực tế hiện nay, nhiều người là Việt kiều, không biết tiếng Việt, vừa về nước được một khoảng thời gian và muốn lập di chúc bằng tiếng Anh. Họ đặt ra câu hỏi rằng: Lập di chúc thừa kế bằng tiếng Anh liệu có được công nhận hay không?
Mục lục bài viết
1. Lập di chúc thừa kế bằng tiếng Anh có được công nhận không?
Pháp luật hiện nay không có quy định về việc di chúc phải được lập bằng ngôn ngữ nào, di chúc phải được lập bằng tiếng Việt hay lập bằng tiếng nước ngoài, hay di chúc có được lập bằng tiếng Anh không, mà chỉ quy định về điều kiện của một di chúc hợp pháp, trong những điều kiện của di chúc hợp pháp không đề cập đến ngôn ngữ của di chúc. Căn cứ theo quy định tại Điều 630 của Bộ luật dân sự năm 2015 có quy định về di chúc hợp pháp, theo đó thì di chúc hợp pháp cần phải đáp ứng được một số điều kiện sau đây:
– Người lập di chúc vào thời điểm lập di chúc phải hoàn toàn minh mẫn và sáng suốt, không bị lừa dối hoặc cưỡng ép lập di chúc dưới bất kỳ hình thức nào;
– Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội và không đi ngược với thuần phong mỹ tục;
– Hình thức của di chúc không trái quy định của pháp luật, hiện nay di chúc phải được lập thành văn bản, nếu không thể lập thành văn bản thì có thể lập di chúc bằng miệng;
– Di chúc của những chủ thể được xác định là người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi phải được lập thành văn bản, trong quá trình lập di chúc phải được sự đồng ý của cha mẹ hoặc người giám hộ;
– Di chúc của những đối tượng được xác định là người bị hạn chế về thể chất theo quy định của pháp luật hoặc những đối tượng là người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản, sau đó phải tiến hành hoạt động công chứng hoặc chứng thực tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
– Di chúc bằng văn bản không có công chứng hoặc chứng thực chỉ được coi là hợp pháp nếu đáp ứng được đầy đủ các điều kiện trên;
– Di chúc bằng miệng sẽ được coi là hợp pháp nếu như người để lại di chúc thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước ít nhất hai người làm chứng theo quy định của pháp luật, và ngay sau khi lập di chúc bằng miệng thì di chúc đó phải thể hiện ý chí cuối cùng của người để lại di sản, người làm chứng phải ghi chép lại thành văn bản và cùng ký tên hoặc điểm chỉ trong văn bản đó. Trong khoảng thời gian 05 ngày làm việc được tính kể từ ngày người lập di chúc thể hiện ý chí cuối cùng của mình thì di chúc đó phải được công chứng viên hoặc di chúc đó phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành hoạt động chứng thực chữ ký và chứng thực dấu điểm chỉ của người làm chứng.
Bên cạnh đó căn cứ theo quy định tại Điều 647 của Bộ luật dân sự năm 2015 có quy định về công bố di chúc, cụ thể hoạt động công bố di chúc được ghi nhận như sau:
– Trường hợp di chúc được lập thành văn bản theo quy định của pháp luật thì phải được tiến hành hoạt động lưu giữ tại tổ chức hành nghề công chứng, công chứng viên sẽ là người công bố di chúc;
– Trường hợp người để lại di chúc chỉ định người công bố di chúc theo nguyện vọng của mình thì người được chỉ định công bố di chúc sẽ phải có nghĩa vụ công bố trên thực tế, nếu như người để lại di chúc không chỉ định hoặc có chỉ định người công bố di chúc nhưng người được chỉ định từ chối công bố di chúc trên thực tế thì theo quy định của pháp luật hiện nay, những người thừa kế còn lại sẽ có quyền thỏa thuận để cử ra người công bố di chúc;
– Sau thời điểm mở thừa kế thì người công bố di chúc phải tiến hành hoạt động sao gửi di chúc tới tất cả những người có liên quan đến nội dung của di chúc;
– Người nhận được bản sao di chúc sẽ có quyền yêu cầu đối chiếu với bản gốc của di chúc xem có khớp nhau hay không và có bị chỉnh sửa hay không;
– Trường hợp di chúc được lập bằng tiếng nước ngoài (trong đó có tiếng Anh) thì bản di chúc đó phải được dịch ra tiếng Việt và phải có công chứng hoặc chứng thực bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Như vậy theo như điều luật và theo như phân tích nêu trên, pháp luật hiện nay không đề cập đến việc di chúc phải được lập bằng ngôn ngữ nào, pháp luật cũng không bắt buộc di chúc phải được lập bằng tiếng Việt và nghiêm cấm lập di chúc bằng tiếng Anh. Trường hợp di chúc được lập bằng tiếng nước ngoài, mà cụ thể là tiếng Anh thì bản di chúc đó phải được dịch ra tiếng Việt và phải tiến hành hoạt động công chứng hoặc chứng thực tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Như vậy có thể nói, di chúc lập bằng tiếng Anh vẫn sẽ được công nhận trên thực tế, nếu thỏa mãn đầy đủ các điều kiện của một bản di chúc hợp pháp theo như phân tích ở trên. Bởi vì pháp luật không đề cập đến việc di chúc phải được lập bằng ngôn ngữ gì cho nên di chúc được lập bằng tiếng anh vẫn sẽ được chấp nhận.
2. Lập di chúc thừa kế bằng tiếng Anh có bắt buộc phải công chứng không?
Hiện nay, căn cứ theo quy định tại Điều 647 của Bộ luật dân sự năm 2015 có quy định về công bố di chúc, cụ thể hoạt động công bố di chúc được ghi nhận như sau:
– Trường hợp di chúc được lập thành văn bản theo quy định của pháp luật thì phải được tiến hành hoạt động lưu giữ tại tổ chức hành nghề công chứng, công chứng viên sẽ là người công bố di chúc;
– Trường hợp người để lại di chúc chỉ định người công bố di chúc theo nguyện vọng của mình thì người được chỉ định công bố di chúc sẽ phải có nghĩa vụ công bố trên thực tế, nếu như người để lại di chúc không chỉ định hoặc có chỉ định người công bố di chúc nhưng người được chỉ định từ chối công bố di chúc trên thực tế thì theo quy định của pháp luật hiện nay, những người thừa kế còn lại sẽ có quyền thỏa thuận để cử ra người công bố di chúc;
– Sau thời điểm mở thừa kế thì người công bố di chúc phải tiến hành hoạt động sao gửi di chúc tới tất cả những người có liên quan đến nội dung của di chúc;
– Người nhận được bản sao di chúc sẽ có quyền yêu cầu đối chiếu với bản gốc của di chúc xem có khớp nhau hay không và có bị chỉnh sửa hay không;
– Trường hợp di chúc được lập bằng tiếng nước ngoài (trong đó có tiếng Anh) thì bản di chúc đó phải được dịch ra tiếng Việt và phải có công chứng, chứng thực bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Như vậy thì pháp luật hiện nay chỉ quy định về hình thức của di chúc, di chúc phải được lập thành văn bản, trong trường hợp không lập được thành văn bản thì có thể lập di chúc bằng miệng, mà pháp luật cũng không có giới hạn về chữ viết và ngôn ngữ trong quá trình lập di chúc của các chủ thể. Do vậy cho nên pháp luật hiện nay không nghiêm cấm người Việt Nam được lập di chúc bằng tiếng Anh. Do đó vẫn có thể lập di chúc bằng tiếng Anh theo đúng trình tự và thủ tục do pháp luật quy định. Tuy nhiên nếu di chúc được công chứng hoặc chứng thực trên thực tế thì phải sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt căn cứ theo quy định tại Luật công chứng năm 2018. Điều 6 của Luật công chứng năm 2018 có quy định, tiếng nói và chữ viết dùng trong hoạt động công chứng tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền là tiếng Việt. Theo đó thì người yêu cầu công chứng có thể dịch bản di chúc từ tiếng Anh sang tiếng Việt và công chứng như bình thường hoặc có thêm người làm chứng.
Theo như căn cứ tại khoản 5 Điều 647 của Bộ luật dân sự năm 2015 có ghi nhận rằng, trường hợp di chúc được lập bằng tiếng Anh thì phải được dịch ra tiếng Việt và phải có công chứng hoặc chứng thực tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Khớp với Luật công chứng năm 2018 thì quá trình công chứng di chúc phải được dịch sang tiếng Việt. Vì vậy cho nên, trường hợp di chúc được lập bằng tiếng nước ngoài thì bản di chúc đó phải được dịch ra tiếng Việt và phải có công chứng, chứng thực trên thực tế theo đúng quy định của pháp luật như đã phân tích ở trên để bảo đảm tính pháp lý của bản di chúc này.
3. Nội dung của di chúc thừa kế được lập bằng tiếng Anh:
Hiện nay căn cứ theo quy định tại Điều 631 của Bộ luật dân sự năm 2015 có quy định về nội dung chủ yếu của di chúc nói chung và di chúc thừa kế được lập bằng tiếng Anh nói riêng. Theo đó thì bất kể di chúc được lập bằng ngôn ngữ nào cũng cần phải đảm bảo một số nội dung chủ yếu sau đây:
– Ngày tháng năm lập di chúc trên thực tế;
– Họ tên và nơi cư trú của người lập di chúc;
– Họ tên của người, cơ quan và tổ chức được hưởng di sản do người lập di chúc để lại;
– Di sản hưởng thừa kế và nơi có di sản;
– Ngoài ra thì người lập di chúc còn có thể bổ sung thêm một số nội dung khác phù hợp với quy định của pháp luật và không trái đạo đức xã hội.
4. Người nước ngoài có thể lập di chúc ở Việt Nam không?
Theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015 thì người lập di chúc được xác định là người thanh niên và minh mẫn trong suốt quá trình lập di chúc, không bị lừa dối hoặc đe dọa dưới bất kỳ hình thức nào, người lập di chúc có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình cho những chủ thể mà họ mong muốn. Theo đó căn cứ theo quy định tại Điều 681 của Bộ luật dân sự năm 2015 có quy định về hình thức của di chúc sẽ được xác định theo pháp luật của nước nơi di chúc được lập. Vậy nên theo pháp luật của Việt Nam hiện nay không hề có điều khoản nào nghiêm cấm người nước ngoài không được lập di chúc trên lãnh thổ của Việt Nam. Vì vậy người nước ngoài có thể lập di chúc tại Việt Nam và cần phải tuân thủ theo quy định của pháp luật Việt Nam. Để di chúc có hiệu lực trên lãnh thổ của Việt Nam thì bắt buộc hình thức của di chúc phải phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam và năng lực của người lập di chúc trên lãnh thổ của Việt Nam cũng cần phải phù hợp với pháp luật của nước nơi người đó có quốc tịch.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Dân sự năm 2015.