Lập di chúc có cần điểm chỉ, lăn dấu vân tay không? Hướng dẫn cách lập di chúc hợp pháp theo quy định của pháp luật.
Tóm tắt câu hỏi:
Cha và mẹ tôi có thửa đất với diện tích 872m2, mẹ tôi tự tay viết di chúc vào năm 2010 và có người làm chứng lả chú ruột của tôi, mẹ tôi viết di chúc rõ ràng có ghi ngày tháng năm, và ký mà không có điểm chỉ, di chúc để lại cho anh trai trưởng, nay mẹ tôi mất năm 2011, gia đình tôi thì đồng ý để lại cho anh trai trưởng và không có tranh chấp. Hiện nay chú tôi còn sống và tinh thần rất minh mẫn, vậy di chúc của mẹ tôi có hợp pháp không? Chú tôi có cần đi đối chứng với pháp luật không?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1.Di chúc của mẹ tôi có hợp pháp không?
Trong trường hợp mẹ bạn tự tay viết di chúc thì đây là di chúc được lập bằng văn bản. Để xác minh di chúc của mẹ bạn có hợp pháp hay không ta căn cứ vào quy định về di chúc được lập bằng văn bản cụ thể tại điều 653 “Bộ luật dân sự 2015”. Theo đó:
Nội dung của di chúc bằng văn bản
1. Di chúc phải ghi rõ:
+ Ngày, tháng, năm lập di chúc;
+ Họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc;
+ Họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản hoặc xác định rõ các điều kiện để cá nhân, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản;
+ Di sản để lại và nơi có di sản;
Việc chỉ định người thực hiện nghĩa vụ và nội dung của nghĩa vụ.
Lưu ý: Di chúc không được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu; nếu di chúc gồm nhiều trang thì mỗi trang phải được đánh số thứ tự và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc.
Ngoài ra, di chúc được coi là hợp pháp còn phải thỏa mãn quy định tại điều 652 “Bộ luật dân sự 2015”. Theo đó:
Di chúc được coi là hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây:
>>> Luật sư
+ Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ hoặc cưỡng ép;
+Nội dung di chúc không trái pháp luật, đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của pháp luật.
+ Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.
Như vậy, di chúc của mẹ bạn không cần có điểm chỉ mà chỉ cần đủ chữ ký ở tất cả các trang của di chúc và tuân thủ theo hình thức và nội dung của di chúc theo điều 652 Bộ Luật dân sự thì vẫn hợp pháp.
2. Chú tôi có cần đi đối chứng với pháp luật không?
Trong trường hợp của bạn, mẹ bạn tự viết di chúc bằng tay và đã kí vào di chúc nên không cần thiết có người làm chứng nên chú bạn không cần phải đi đối chứng với pháp luật.(Theo điều 655 “Bộ luật dân sự 2015”)