Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính về thuế? Lập biên bản vi phạm hành chính về thuế? Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính về thuế?
Thuế có những ý nghĩa và vai trò quan trọng đối với đời sống của nhân dân cũng là khoản thu chủ yếu để cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thực hiện các chức năng của mình. Việc các cá nhân, tổ chức tuân thủ các quy định về pháp luật thuế là nghĩa vụ của mỗi công dân. Tuy nhiên, hiện nay các hành vi vi phạm pháp luật thuế lại xảy ra rất phổ biến và gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng, gây ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển của đất nước. Các hành vi này cần được xử lý một cách nghiêm khắc và pháp luật nước ta cũng đã ban hành nhiều quy định cụ thể về vấn đề này. Bài viết dưới đây Luật Dương Gia sẽ giúp người đọc tìm hiểu quy định về lập
Luật sư tư vấn luật qua điện thoại trực tuyến miễn phí: 1900.6568
1. Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính về thuế:
Việc xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn phải được đảm bảo thực hiện theo các nguyên tắc sau đây:
– Việc xử phạt vi phạm hành chính về thuế cần phải được thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý thuế và pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
– Các tổ chức, cá nhân chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn khi có hành vi vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn theo quy định tại Nghị định 125/2020/NĐ-CP.
– Tổ chức, cá nhân thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm, trừ các trường hợp cụ thể như sau:
+ Trường hợp cùng một thời điểm người nộp thuế khai sai một hoặc nhiều chỉ tiêu trên các hồ sơ thuế của cùng một sắc thuế thì hành vi khai sai thuộc trường hợp xử phạt về thủ tục thuế chỉ bị xử phạt về một hành vi khai sai chỉ tiêu trên hồ sơ thuế có khung phạt tiền cao nhất trong số các hành vi đã thực hiện theo quy định tại Nghị định 125/2020/NĐ-CP và áp dụng tình tiết tăng nặng vi phạm nhiều lần.
+ Áp dụng đối với trường hợp cùng một thời điểm người nộp thuế chậm nộp nhiều hồ sơ khai thuế của nhiều kỳ tính thuế nhưng cùng một sắc thuế thì chỉ bị xử phạt về một hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế có khung phạt tiền cao nhất trong số các hành vi đã thực hiện theo quy định tại Nghị định 125/2020/NĐ-CP và áp dụng tình tiết tăng nặng vi phạm nhiều lần.
+ Trường hợp trong số hồ sơ khai thuế chậm nộp có hồ sơ khai thuế chậm nộp thuộc trường hợp trốn thuế thì tách riêng để xử phạt về hành vi trốn thuế.
+ Trường hợp cùng một thời điểm người nộp thuế chậm nộp nhiều
+ Hành vi vi phạm về sử dụng hóa đơn không hợp pháp, sử dụng không hợp pháp hóa đơn thuộc trường hợp bị xử phạt theo Điều 16, Điều 17 Nghị định 125/2020/NĐ-CP thì không bị xử phạt theo Điều 28 Nghị định 125/2020/NĐ-CP.
– Trường hợp trong một thủ tục hành chính có nhiều thành phần hồ sơ được quy định nhiều hơn một hành vi vi phạm hành chính tại Nghị định 125/2020/NĐ-CP thì tổ chức, cá nhân vi phạm bị xử phạt đối với từng hành vi vi phạm.
– Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân, trừ mức phạt tiền đối với hành vi quy định tại Điều 16, Điều 17 và Điều 18 Nghị định 125/2020/NĐ-CP.
Như vậy, pháp luật nước ta đã ban hành rất nhiều nguyên tắc cụ thể để xử phạt vi phạm hành chính về thuế. Nguyên tắc quan trọng nhất của việc xử phạt vi phạm hành chính về thuế đó là việc xử phạt vi phạm hành chính về thuế cần phải được thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý thuế và pháp luật về xử lý vi phạm hành chính. Việc tuân thủ pháp luật là một nguyên tắc xuyên suốt và được ghi nhận ở tất cả các hệ thống pháp luật. Bất cứ ai có hành vi vi phạm về thuế đều sẽ bị xử phạt với mức phạt tương ứng với hành vi của mình. Đối với một tổ chức hay cá nhân mà có nhiều hành vi phạm về thuế xảy ra thì cần xử lý riêng lẻ và ban hành mức phạt đối với từng hành vi cụ thể. Và, trừ các trường hợp ngoại lệ, đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính về thuế thì mức phạt tiền đối với tổ chức được quy định bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân. Việc đưa ra các nguyên tắc này đã góp phần răn đe các hành vi vi phạm pháp luật về thuế của các cá nhân hay tổ chức, đảm bảo nguồn ngân sách nhà nước và vai trò của công tác quản lý của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
2. Lập biên bản vi phạm hành chính về thuế:
Pháp luật nước ta quy định việc lập biên bản vi phạm hành chính được thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
Đối với trường hợp xác định rõ hành vi vi phạm hành chính tại biên bản thanh tra thuế, kiểm tra thuế thì biên bản thanh tra, kiểm tra thuế được xác định là biên bản vi phạm hành chính theo quy định tại khoản 1 Điều 108 Luật Quản lý thuế.
Lập biên bản vi phạm hành chính điện tử được quy định như sau:
– Trong trường hợp người nộp thuế chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế, chậm thay đổi thông tin đăng ký thuế, chậm nộp hồ sơ khai thuế, hồ sơ khai quyết toán thuế bằng phương thức điện tử thì chậm nhất một ngày làm việc kể từ ngày cơ quan thuế gửi thông báo tiếp nhận hồ sơ đăng ký thuế, hồ sơ thay đổi thông tin đăng ký thuế điện tử hoặc thông báo chấp nhận hồ sơ khai thuế, quyết toán thuế điện tử, cơ quan thuế lập và gửi 01 biên bản vi phạm hành chính điện tử cho người nộp thuế qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế, kể cả trường hợp người nộp thuế nộp nhiều hồ sơ thuế.
– Biên bản vi phạm hành chính điện tử được lập và gửi đáp ứng yêu cầu về giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế là cơ sở để cơ quan thuế ban hành
– Biên bản vi phạm hành chính điện tử phải ghi rõ ngày, tháng, năm, địa điểm lập biên bản; họ, tên, chức vụ người lập biên bản; chữ ký số của người lập biên bản; họ, tên, địa chỉ, mã số thuế, số chứng minh nhân dân hoặc số thẻ căn cước của người vi phạm hoặc tên, địa chỉ, mã số thuế của tổ chức vi phạm; giờ, ngày, tháng, năm thực hiện vi phạm; hành vi vi phạm hành chính; quyền và thời hạn giải trình về vi phạm hành chính của người vi phạm; cơ quan tiếp nhận giải trình. Biên bản vi phạm hành chính điện tử không bắt buộc phải có chữ ký của tổ chức, cá nhân vi phạm.
– Các cơ quan thuế có trách nhiệm xây dựng hệ thống công nghệ thông tin đáp ứng việc lập và gửi biên bản vi phạm hành chính điện tử. Khi hệ thống công nghệ thông tin đáp ứng điều kiện lập, gửi biên bản vi phạm hành chính điện tử đối với các hành vi vi phạm về thủ tục thuế, hóa đơn khác, Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định việc lập và gửi biên bản vi phạm hành chính điện tử.
Như vậy, theo quy định của pháp luật hiện hành thì các chủ thể là người có thẩm quyền đang thi hành công vụ khi phát hiện hành vi vi phạm hành chính về thuế có trách nhiệm lập biên bản theo đúng mẫu quy định trừ trường hợp không cần lập biên bản đã nêu ở trên và chuyển kịp thời tới người có thẩm quyền xử phạt.
Đối với trường hợp các cá nhân, tổ chức thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính về thuế trong cùng một vụ việc hoặc vi phạm nhiều lần thì biên bản xử phạt vi phạm hành chính về thuế phải thể hiện đầy đủ các hành vi vi phạm hoặc số lần vi phạm.
Biên bản vi phạm hành chính về thuế phải ghi rõ các thông tin sau:
+ Ngày, tháng, năm, địa điểm lập biên bản.
+ Họ, tên, chức vụ người lập biên bản; họ, tên, địa chỉ, nghề nghiệp của người vi phạm hoặc tên, địa chỉ của tổ chức vi phạm.
+ Giờ, ngày, tháng, năm, địa điểm xảy ra vi phạm.
+ Hành vi vi phạm hành chính về thuế.
+ Lời khai của người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm; nếu có người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc người đại diện tổ chức bị thiệt hại thì phải ghi rõ họ, tên, địa chỉ, lời khai của họ.
+ Quyền và thời hạn giải trình về vi phạm hành chính của người vi phạm; cơ quan tiếp nhận giải trình.
Ngoài ra, biên bản xử phạt vi phạm hành chính về thuế cần phải được người lập biên bản và người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm ký và trong trường hợp người vi phạm không ký được thì điểm chỉ. Cần lưu ý rằng, nếu có người chứng kiến thì họ cùng phải ký vào biên bản; trong trường hợp biên bản gồm nhiều tờ thì người lập biên bản phải ký vào từng tờ biên bản.
Đối với trường hợp người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm không có mặt tại nơi vi phạm hoặc không ký vào biên bản vi phạm hành chính về thuế hoặc vì lý do khách quan mà không ký vào biên bản thì biên bản phải có chữ ký của đại diện chính quyền cơ sở (đại diện có thẩm quyền của ủy ban nhân dân cấp xã hoặc đại diện theo ủy quyền của ủy ban nhân dân cấp xã) nơi xảy ra vi phạm hoặc của hai người chứng kiến.
Còn trong trường hợp các cá nhân, đại diện tổ chức vi phạm, người chứng kiến từ chối ký biên bản thì người lập biên bản phải ghi rõ lý do vào biên bản.
Cần lưu ý rằng, việc lập biên bản vi phạm hành chính về thuế phải được lập ít nhất thành 02 bản. Một bản giao cho cá nhân hoặc tổ chức vi phạm hành chính về thuế và một bản được sử dụng để làm căn cứ để ra quyết định xử phạt. Nếu hành vi vi phạm hành chính về thuế không thuộc thẩm quyền xử phạt của người lập biên bản hoặc vượt quá thẩm quyền xử phạt của người lập biên bản thì biên bản phải được chuyển ngay đến người có thẩm quyền xử phạt để tiến hành xử phạt.
3. Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính về thuế:
Khi cơ quan chức năng phát hiện ra hành vi vi phạm hành chính về thuế của các cá nhân, tổ chức thì công chức thuế đang thi hành nhiệm vụ phải ngay lập tức buộc các cá nhân, tổ chức đó chấm dứt ngay hành vi vi phạm đó theo đúng quy định pháp luật.
Công chức thuế có thể sử dụng lời nói, văn bản hoặc hình thức khác theo pháp luật quy định để buộc cá nhân, tổ chức chấm dứt hành vi vi phạm. Cá nhân, tổ chức có nghĩa vụ tuân thủ theo quyết định của công chức thuế.
Tất cả các trường hợp xử phạt vi phạm hành chính về thuế đều phải được lập biên bản vi phạm hành chính về thuế ngoại trừ các trường hợp đặc biệt được pháp luật quy định trong các văn bản pháp luật liên quan.
Đối với trường hợp khi mà người nộp thuế có hành vi vi phạm hành chính về thuế đã được cơ quan thuế kiểm tra, thanh tra phát hiện, ghi nhận vào biên bản kiểm tra, thanh tra, kết luận thanh tra thì không phải lập biên bản trước khi ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Người có thẩm quyền xử phạt căn cứ biên bản thanh tra, kiểm tra, kết luận thanh tra thuế để ra quyết định xử phạt.
Việc xử phạt vi phạm hành chính về thuế cần phải được cơ quan chức năng lập biên bản và phải được người có thẩm quyền xử phạt lập thành hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính. Hồ sơ xử lý vi phạm hành chính bao gồm biên bản vi phạm hành chính, quyết định xử phạt hành chính, các tài liệu, giấy tờ có liên quan và phải được đánh bút lục theo quy định pháp luật hiện hành.