Lập biên bản vi phạm hành chính. Ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
Lập biên bản vi phạm hành chính. Ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi bị tố cáo sai sự thật nhưng công an xã đã giải quyết không thỏa đáng. Vụ việc diễn ra từ tháng 6 năm 2016, đến tháng 11, c.a xã mới gọi chúng tôi lên thông báo kết luận xử phạt hành chính. Tôi không đồng ý và yêu cầu được nhận kết luận để khiếu nại nhưng họ không gửi cho tôi. Đến giữa tháng 1 năm 2017, họ chuyển một tờ thông báo kết luận cho thủ trưởng nơi tôi công tác và yêu cầu cơ quan kỉ luật tôi. Hiện giờ, tôi vẫn chưa nhận được bất cứ một thông báo hay kết luận , quyết định gì của công an xã. Người tố cáo tôi đã tiếp tục gửi đơn đề nghị đến cơ quan tôi. Vậy nên tôi muốn hỏi: công an xã làm giải quyết vụ việc như vậy có đúng quy định hay không??
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Do không rõ bạn bị cơ quan công an xã xử phạt hành chính về hành vi gì nên tùy thuộc vào loại hành vi, các hình thức xử phạt mà trình tự xử lý cũng sẽ khác nhau. Nếu bạn bị xử phạt mà mức phạt dưới 250.000 đồng thì cơ quan xử lý vi phạm hành chính ở đây có thể không lập biên bản mà sẽ yêu cầu bạn nộp phạt luôn tại thời điểm bị phát hiện vi phạm. Căn cứ quy định tại Điều 56 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012:
"1. Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản được áp dụng trong trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức và người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ.
Trường hợp vi phạm hành chính được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ thì phải lập biên bản.
2. Quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ phải ghi rõ ngày, tháng, năm ra quyết định; họ, tên, địa chỉ của cá nhân vi phạm hoặc tên, địa chỉ của tổ chức vi phạm; hành vi vi phạm; địa điểm xảy ra vi phạm; chứng cứ và tình tiết liên quan đến việc giải quyết vi phạm; họ, tên, chức vụ của người ra quyết định xử phạt; điều, khoản của văn bản pháp luật được áp dụng. Trường hợp phạt tiền thì trong quyết định phải ghi rõ mức tiền phạt."
Nếu mức phạt tiền trên 250.000 đồng thì cơ quan có thẩm quyền xử phạt phải lập biên bản hành vi này và ra quyết định xử phạt đối với bạn. Căn cứ quy định tại Điều 58, Điều 67 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012:
"Điều 58. Lập biên bản vi phạm hành chính
1. Khi phát hiện vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực quản lý của mình, người có thẩm quyền đang thi hành công vụ phải kịp thời lập biên bản, trừ trường hợp xử phạt không lập biên bản theo quy định tại khoản 1 Điều 56 của Luật này.
Trường hợp vi phạm hành chính được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ thì việc lập biên bản vi phạm hành chính được tiến hành ngay khi xác định được tổ chức, cá nhân vi phạm.
Vi phạm hành chính xảy ra trên tàu bay, tàu biển, tàu hỏa thì người chỉ huy tàu bay, thuyền trưởng, trưởng tàu có trách nhiệm tổ chức lập biên bản và chuyển ngay cho người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính khi tàu bay, tàu biển, tàu hỏa về đến sân bay, bến cảng, nhà ga.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
"Điều 67. Ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính
1. Trường hợp một cá nhân, tổ chức thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính mà bị xử phạt trong cùng một lần thì chỉ ra 01 quyết định xử phạt, trong đó quyết định hình thức, mức xử phạt đối với từng hành vi vi phạm hành chính.
2. Trường hợp nhiều cá nhân, tổ chức cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì có thể ra 01 hoặc nhiều quyết định xử phạt để quyết định hình thức, mức xử phạt đối với từng cá nhân, tổ chức.
3. Trường hợp nhiều cá nhân, tổ chức thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính khác nhau trong cùng một vụ vi phạm thì có thể ra 01 hoặc nhiều quyết định xử phạt để quyết định hình thức, mức xử phạt đối với từng hành vi vi phạm của từng cá nhân, tổ chức.
4. Quyết định xử phạt có hiệu lực kể từ ngày ký, trừ trường hợp trong quyết định quy định ngày có hiệu lực khác."
Tuy nhiên, dù trong trường hợp phải lập hay không phải lập biên bản thì bạn đều có thể khiếu nại việc xử phạt nếu có căn cứ cho rằng việc xử phạt này là không phù hợp. Sau khi khiếu nại xong cơ quan này sẽ phải có trách nhiệm xem xét và trả lời đơn của bạn, và bạn có thể dùng văn bản trả lời này để giải trình với cơ quan đơn vị bạn đang công tác.