Khám thai là một nhu cầu và cũng là một quyền lợi của lao động nữ, vậy nên pháp luật cũng có nhiều quy định về vấn đề này. Vậy lao động nữ nghỉ khám thai có bị trừ chuyên cần không? Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây.
Mục lục bài viết
1. Lao động nữ nghỉ khám thai có bị trừ chuyên cần không?
Khi tham gia bảo hiểm xã hội, một trong những quyền lợi mà động nữ nào mang thai cũng được hưởng đó chính là chế độ khám thai. Lương chuyên cần là khoản tiền lương mà người sử dụng trả cho người lao động đã đi làm đầy đủ công trong tháng, không vi phạm quy định trong một tháng làm việc. Theo đó, tiền chuyên cần được hiểu là một khoản phụ cấp lương trong quá trình người lao động làm việc tại công ty, sử dụng lao động có trách nhiệm thanh toán khoản lương này cho người lao động nhưng đây không phải là khoản bắt buộc chi trả. Người lao động tự quy định về điều kiện hưởng và mức độ hưởng lương chuyên cần.
Khám thai là một quyền lợi về bảo hiểm mà người lao động nữ đương nhiên được hưởng. Tuy nhiên về việc xác định nghỉ khám thai có bị trừ chuyên cần không thì trước hết phải xem nội quy do doanh nghiệp đó đặt ra. Nếu trong nội quy quy định phải làm đủ số ngày công trong tháng mới được nhận tiền chuyên cần thì người nghỉ khám thai sẽ bị trừ tiền chuyên cần trong tháng. Ngược lại, nếu doanh nghiệp cho phép tính đủ chuyên cần với trường hợp nghỉ nghỉ khám thai hay nghỉ chế độ bảo hiểm thì sẽ không bị trừ tiền chuyên cần.
Hiện nay, hầu như các doanh nghiệp đều quy định phải đi làm đầy đủ mới được hưởng lương chuyên cần, việc nghỉ khám thai sẽ không được xem là có lương chuyên cần, bởi lẽ bên cạnh chi phí lương thì doanh nghiệp còn rất nhiều những mục tiêu kinh tế khác cần đầu tư. Phụ cấp chuyên cần là quyền lợi của người lao động, góp phần tăng thu nhập cho người lao động. Để không bị thiệt thòi về quyền lợi, khi tham gia làm việc hoặc ký kết
2. Lao động nữ được nghỉ khám thai sản bao lâu?
Khi tham gia bảo hiểm xã hội, phụ nữ mang thai sẽ được hưởng chế độ thai sản của bảo hiểm bao gồm:
+ Thời gian hưởng chế độ khi khám thai.
+ Mức hưởng chế độ khi khám thai
Căn cứ Điều 32 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì thời gian hưởng chế độ khi khám thai được quy định cụ thể như sau:
+ Lao động nữ được nghỉ việc để đi khám thai 05 lần, mỗi lần 01 ngày trong thời gian mang thai.
+ Lao động nữ được nghỉ 02 ngày cho mỗi lần khám thai nếu trường hợp ở xa cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người mang thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường.
+ Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại Điều này tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.
– Người lao động tự chủ động bố trí thời gian nghỉ khám thai theo hướng dẫn của bác sĩ để tận dụng tối đa quyền lợi của mình đồng thời vẫn có thể theo dõi được tình hình của thai nhi trong các giai đoạn phát triển quan trọng. Việc lựa chọn thời gian khám thai như thế nào là hoàn toàn phụ thuộc vào mong muốn của người lao động, có thể nghỉ đi khám thai nhiều lần trong tháng, nhưng để hưởng được chế độ bảo hiểm thì cũng cần nghỉ trong thời gian bảo hiểm quy định, bởi cơ quan bảo hiểm xã hội chỉ giải quyết quyền lợi cho tối đa 05 giấy nghỉ khám thai, những lần khám thai sau đó sẽ không được tính hưởng chế độ thai sản nữa.
Lưu ý: – Thời gian nghỉ hưởng chế độ khám thai tính theo ngày làm việc, không bao gồm ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.
– Nếu đi khám thai trong khi đang nghỉ phép hằng năm, nghỉ việc riêng, nghỉ không lương thì người lao động cũng không được tính là nghỉ khám thai theo chế độ hưởng bảo hiểm xã hội (theo khoản 7 Điều 1 Thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH).
3. Những quyền lợi của lao động nữ khi đi khám thai:
Theo của pháp luật về bảo hiểm xã hội, xin nghỉ khám thai là quyền lợi chính đáng của lao động nữ vậy nên số ngày lao động nữ xin nghỉ làm để đi khám thai sẽ không bị trừ vào số ngày nghỉ phép năm của lao động đó. Để có căn cứ hưởng chế độ người lao động cần có giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng chế độ BHXH do cơ sở y tế cấp có ghi rõ lý do đi khám thai, sau đó nộp lại cho công ty. Nếu người lao động không có hoặc không cung cấp được giấy chứng nhận này, thì doanh nghiệp có thể trừ thời gian nghỉ của lao động đi khám thai vào số ngày nghỉ phép năm hoặc tính vào số ngày nghỉ không lương.
Theo đó mức hưởng một ngày nghỉ đi khám thai của lao động nữ được xác định như sau:
Mức hưởng = Số ngày nghỉ x (100% mức bình quân tiền lương tháng BHXH của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản/24 ngày)
– Nếu lao động nữ đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 06 tháng thì
Ví dụ: Chị A hàng tháng đóng bảo hiểm xã hội với mức lương = 20 triệu đồng/tháng. Mỗi lần nghỉ khám thai, chị A được nghỉ 01 ngày và được thanh toán số tiền sau:
Tiền nghỉ khám thai/lần = 20 triệu đồng : 24 x 01 ngày = 833,333 đồng
4. Trường hợp không được hưởng chế độ nghỉ khám thai:
Căn cứ khoản 1 Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, người lao động được hưởng chế độ thai sản nếu thuộc một trong các trường hợp sau: Lao động nữ mang thai, Lao động nữ sinh con, Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ, Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi, Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản, Lao động nam đang đóng BHXH có vợ sinh con. Như vậy, theo quy định trên điều kiện để hưởng chế độ khám thai đó là lao động nữ chỉ cần tham gia BHXH. Bên cạnh đó, kèm theo điều kiện để được hưởng đối với chế độ thai sản nghỉ đi khám thai người lao động phải có Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng chế bảo hiểm xã hội do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp.
Tuy nhiên, có một số trường hợp hợp lao động nữ không được hưởng chế độ khám thai đó là khi người lao động không có Giấy chứng nhận hưởng chế bảo hiểm xã hội và không làm thủ tục hưởng. Khi đó việc người lao động nghỉ khám thai sẽ thuộc trường hợp xin nghỉ việc riêng, người lao động không hưởng lương hoặc nghỉ phép năm người lao động được hưởng lương theo quy định.
5. Hồ sơ, thủ tục hưởng chế độ khám thai:
– Theo quy định hồ sơ hưởng chế độ khám thai sẽ bao gồm những loại giấy tờ sau:
+ Danh sách 01B-HSB do đơn vị sử dụng lao động lập.
+ Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH của người lao động đối với trường hợp điều trị ngoại trú, bản chính hoặc bản sao giấy ra viện đối với trường hợp điều trị nội trú.
Sau khi có đủ giấy tờ nêu trên, người lao động nộp hồ sơ cho người sử dụng lao động hoặc trực tiếp nộp tại cơ quan BHXH.
– Để được thanh toán tiền hưởng chế độ khám thai, người lao động chỉ cần nộp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng chế độ khám thai của bảo hiểm xã hội cho doanh nghiệp để làm hồ sơ gửi cơ quan bảo hiểm xã hội để hưởng chế độ. Thời gian cơ quan bảo hiểm xã hội giải quyết chế độ khám thai cho người lao động là tối đa 06 ngày làm việc, tính từ ngày doanh nghiệp nộp đủ hồ sơ hợp lệ. Đối với trường hợp do người lao động, thân nhân người lao động nộp hồ sơ trực tiếp cho cơ quan BHXH: Thời gian giải quyết là tối đa 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.
– Tiền hưởng chế độ khám thai được thanh toán theo 2 hình thức:
+ Trả tiền mặt thông qua doanh nghiệp
+ Chuyển khoản tới tài khoản ngân hàng cá nhân của người lao động.
Như vậy, khám thai là quyền lợi dành cho người lao động nữ có thai, việc khám thai định kỳ giúp người lao động mang xác định được sự an toàn của thai nhi, được bác sĩ tư vấn về chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi phù hợp để bảo vệ thai nhi. Vậy nên lao động nữ cần chủ động để làm hồ sơ, thủ tục hưởng chế độ này, vừa có thể bảo đảm được quyền lợi vừa có thể bảo đảm quyền lợi của thai nhi trong quá trình mang thai. Đây là những chính sách thể hiện tính nhân đạo của quy định của pháp luật, ưu tiên dành cho phụ nữ có thai những đối tượng cần được chăm sóc, bảo vệ quyền lợi để thực hiện tốt thiên chức làm mẹ, và thực hiện tốt công việc đang trong thời gian mang thai.
Văn bản pháp luật sử dụng trong bài viết:
– Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014.