Trong thị trường lao động hiện nay, lao động nữ ngày càng nhiều trong các cơ sở sử dụng lao động, các đặc điểm trong tính cách, tài năng của họ được người sử dụng lao động tận dụng một cách triệt để. Lao động nữ là gì? Chế độ chính sách đối với lao động nữ theo Bộ luật lao động?
Mục lục bài viết
1. Lao động nữ là gì?
Xuất phát từ những đặc tính riêng và vai trò to lớn của lao động nữ, pháp luật quốc tế cũng như pháp luật Việt Nam đã có các cơ chế, chính sách phù hợp với họ. Tuy nhiên trong các văn bản pháp luật lao động nước ta từ trước đến nay chưa có quy định thế nào là lao động nữ. Trên thực tế, căn cứ vào khác biệt về giới có thể hiểu lao động nữ là người lao động có giới tính được xác định là phụ nữ.
Xét về mặt pháp lý, lao động nữ là người lao động, mà người lao động là người làm việc cho người sử dụng lao động theo thỏa thuận, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động. Từ đó có thể hiểu khái niệm chung về lao động nữ : Lao động nữ là người lao động có giới tính nữ, có khả năng lao động và có giao kết hợp đồng với người sử dụng lao động.
Từ khái niệm lao động nữ nêu trên, có thể khẳng định lao động nữ trước hết là người lao động , nên họ cũng mang những đặc điểm của người lao động nói chung, là những người làm công ăn lương, chịu sự quản lý, điều hành và phải tuân theo mệnh lệnh của người sử dụng lao động. Đó là sự phụ thuộc tất yếu của họ trong quan hệ lao động với người sử dụng lao động.
Bên cạnh những đặc điểm chung của người lao đông, lao động nữ còn có những đặc điểm riêng thể hiện tính đặc thù và đây là những đặc điểm riêng giúp phân biệt giữa lao động nữ và lao động nam:
– Về mặt sinh lý, với đặc thù về chức năng sinh sản để duy trì nòi giống, phụ nữ phải trải qua các giai đoạn sinh lý, đặc biệt như thời kỳ kinh nguyệt, thai nghén, cho con bú ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, khả năng lao động của phụ nữ. Đặc điểm này cần được xem xét khi nhìn nhận, đánh giá các đặc trưng cũng như các yếu tố ảnh hưởng tới lao động nữ.
– Về mặt thể trạng và sức khỏe, cơ thể phụ nữ không có cấu tạo thể chất để chịu đựng những tác động lơn và rất dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố độc hại, nguy hiểm, họ có thể trạng yếu hơn lao động nam nhưng ngược lại họ có sự khóe léo, bền bỉ, dẻo dai trong công việc. Điều này lí giải vì sao những công việc nặng nhọc như mang vác vật nặng hay làm việc trong môi trường đặc biệt độc hại, nguy hiểm thường do lao động nam đảm nhận, còn những công việc đòi hỏi sự khéo léo, tỉ mỉ như nghề may mặc, chế biến thực phẩm, lắp ráp linh kiện điện tử, thủ công mỹ nghệ thường do lao động nữ đảm nhận.
– Về mặt tâm lý, người Việt nam vẫn còn tư tưởng coi người phụ nữ có vị trí thứ yếu trong gia đình và xã hội, bị lệ thuộc vào người đàn ông, vì thế trong xã hội vai trò của nam giới được đề cao và tồn tại những định kiến nặng nề đối với phụ nữ, điều đó đã hạ thấp giá trị của phụ nữ và hạn chế công việc của họ.
2. Tại sao phải bảo vệ lao động nữ trong pháp luật lao động?
Đây là câu hỏi có lẽ sẽ nhiều người đặt ra: trước hết dưới góc độ xã hội, việc bảo vệ quyền lợi của lao động nữ thể hiện tinh thần nhân đạo, đảm bảo công bằng xã hội. Với các quy định riêng được ghi nhân trong pháp luật lao động, lao động nữ nước ta vừa được làm việc vừa có điều kiện để thực hiện thiên chức làm mẹ; dưới góc độ kinh tế, việc đặt ra những quy định đối với lao động nữ nhằm tạo điều kiện cho họ tham gia vào quan hệ lao động, tận dụng mọi tiềm năng để phát triển kinh tế xã hội, tăng thu nhập cho lao động nữ và gia đình của họ;
Dưới góc độ pháp lý, ở Việt nam, phụ nữ vẫn tiếp tục là lực lượng chính cấu thành lao động nghèo, có thu nhập thấp, dễ trở thành nạn nhân của tình trạng thiếu việc làm hoặc thất nghiệp hơn, và có điều kiện việc làm bấp bênh hơn lao động nam giới. Vị trí của người phụ nữ trong thị trường lao động bị ảnh hưởng nặng nề bới các bất lợi về kinh tế- xã hội xuất phát từ phần biệt đối xử trên cơ sở giới. Trong bối cảnh đó, sự bảo vệ lao động nữ trong pháp luật lao động Việt Nam càng trở nên cần thiết.
Lao động nữ trong Tiếng anh là “Female employees”.
3. Chế độ chính sách đối với lao động nữ theo Bộ luật lao động :
3.1. Chính sách của nhà nước:
– Bảo đảm quyền bình đẳng của lao động nữ, lao động nam, thực hiện các biện pháp bảo đảm bình đẳng giới và phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc.
– Khuyến khích người sử dụng lao động tạo điều kiện để lao động nữ, lao động nam có việc làm thường xuyên, áp dụng rộng rãi chế độ làm việc theo thời gian biểu linh hoạt, làm việc không trọn thời gian, giao việc làm tại nhà.
– Có biện pháp tạo việc làm, cải thiện điều kiện lao động, nâng cao trình độ nghề nghiệp, chăm sóc sửa khỏe, tăng cường phúc lợi vè vật chất và tinh thần của lao động nữ nhằm giúp lao động nữ phát huy có hiệu quả năng lực nghề nghiệp, kết hợp hài hòa cuộc sống lao động và cuộc sống gia đình.
-Có chính sách giảm thuế đối với người sử dụng lao động có sử dụng nhiều lao động nữ theo quy định của pháp luật về thuế.
– Nhà nước có kết hoạch, biện pháp tổ chức nhà trẻ, lớp mẫu giáo ở nơi có nhiều lao động, Mở rộng nhiều loại hình đào tạo thuận lợi cho lao động nữ có thêm nghề dự phòng và phù hợp với đặc điểm cơ thể, sinh lý và chức năng làm mẹ của phụ nữ.
3.2. Chính sách bảo vệ thai sản:
– Người sử dụng lao động không được sử dụng người lao động làm việc ban đêm, làm thêm giờ và đi công tác xa trong trường hợp sau đây:
+ Mang thai từ tháng thứ 07 hoặc từ tháng thứ 06 nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo;
+ Đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp được người lao động đồng ý.
– Lao động nữ làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con khi mang thai và có thông báo cho người sử dụng lao động biết thì được người sử dụng lao động chuyển sang làm công việc nhẹ hơn, an toàn hơn hoặc giảm bớt 01 giờ làm việc hằng ngày mà không bị cắt giảm tiền lương và quyền, lợi ích cho đến hết thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
– Người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt
Trường hợp
– Lao động nữ trong thời gian hành kinh được nghỉ mỗi ngày 30 phút, trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi được nghỉ mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc. Thời gian nghỉ vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động.
3.3. Chính sách nghỉ thai sản:
– Lao động nữ được nghỉ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng; thời gian nghỉ trước khi sinh không quá 02 tháng.
Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ 02 trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.
– Trong thời gian nghỉ thai sản, lao động nữ được hưởng
– Hết thời gian nghỉ thai sản theo quy định tại Khoản 1 Điều này, nếu có nhu cầu, lao động nữ có thể nghỉ thêm một thời gian không hưởng lương sau khi thỏa thuận với người sử dụng lao động.
– Trước khi hết thời gian nghỉ thai sản theo quy định tại Khoản 1 Điều này, lao động nữ có thể trở lại làm việc khi đã nghỉ ít nhất được 04 tháng nhưng người lao động phải báo trước, được người sử dụng lao động đồng ý và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc đi làm sớm không có hại cho sức khỏe của người lao động. Trong trường hợp này, ngoài tiền lương của những ngày làm việc do người sử dụng lao động trả, lao động nữ vẫn tiếp tục được hưởng trợ cấp thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
– Lao động nam khi vợ sinh con, người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi, lao động nữ mang thai hộ và người lao động là người mẹ nhờ mang thai hộ được nghỉ việc hưởng
– Lao động được bảo đảm việc làm cũ khi trở lại làm việc sau khi nghỉ hết thời gian theo quy định tại các Khoản 1, 3 và 5 Điều 139 của Bộ luật này mà không bị cắt giảm tiền lương và quyền, lợi ích so với trước khi nghỉ thai sản; trường hợp việc làm cũ không còn thì người sử dụng lao động phải bố trí việc làm khác cho họ với mức lương không thấp hơn mức lương trước khi nghỉ thai sản.
3.4. Quyền đơn phương chấm dứt, tạm hoãn hợp đồng lao động của lao động nữ mang thai:
– Lao động nữ đang mang thai nếu có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi thì có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hoặc tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động.
Trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hoặc tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động thì phải thông báo cho người sử dụng lao động kèm theo xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi.
– Trường hợp tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, thời gian tạm hoãn do người lao động thỏa thuận với người sử dụng lao động nhưng tối thiểu phải bằng thời gian do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền chỉ định tạm nghỉ. Trường hợp không có chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về thời gian tạm nghỉ thì hai bên thỏa thuận về thời gian tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết: