Theo quy định của pháp luật khi người lao động thôi bị sa thải mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết ngày phép thì công ty phải thanh toán tiền những ngày người lao động chưa nghỉ.
Mục lục bài viết
1. Sa thải à gì? Khi nào người lao động bị sa thải?
Căn cứ theo quy định tại
Theo đó, tại điều 125 Bộ luật lao động 2019 đã quy định cụ thể các trường hợp người sử dụng lao động được áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải đối với người lao động bao gồm:
Một là, người sử dụng lao động được áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải đối với người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma tuý trong phạm vi nơi làm việc,
Hai là, khi người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong 01 tháng hoặc 20 ngày cộng dồn trong 01 năm mà không có lý do chính đáng
Ba là, khi người lao động tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động, có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe doạ gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động;
Bốn là, khi người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương mà tái phạm trong thời gian chưa xoá kỷ luật hoặc bị xử lý kỷ luật cách chức mà tái phạm.
2. Lao động bị sa thải được thanh toán tiền phép năm không?
2.1 Quy định về ngày nghỉ hàng năm của người lao động?
Liên quan đến vấn đề nghỉ hàng năm của người lao động thì tại điều 113 Bộ luật lao động 2019 đã có quy định rất rõ rang. Theo quy định này thì ta xác định được như sau:
– Đối với người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động mà làm công việc trong điều kiện bình thường thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo
– Đối với người lao động chưa thành niên, là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm mà làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động là 14 ngày làm việc
– Đối với người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.
2.2 Lao động bị sa thải được thanh toán tiền phép năm không?
Để xác định vấn đề người lao động sa thải có được thanh toán tiền phép năm không thì ta căn cứ theo quy định tại Khoản 3 Điều 113 Bộ luật Lao động 2019. Tại điều luật này có quy định rõ rằng người sử dụng lao động sẽ thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ đối với những trường hợp người lao động do thôi việc, bị mất việc làm mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm.
Tóm lại, với quy định này thì có thể hiểu rằng khi người lao động thôi việc mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết ngày phép thì công ty phải thanh toán tiền những ngày người lao động chưa nghỉ. Nói một cách dễ hiểu hơn thì theo quy định của pháp luật về lao động hiện hành thì thôi việc ở đây không phân biệt người lao động thôi việc vì lý do đơn phương chấm dứt hợp đồng, chấm dứt theo thỏa thuận hay thôi việc do bị sa thải. Do đó, khi bị sa thải người lao động vẫn được thanh toán tiền phép năm.
3. Lao động bị sa thải có được lấy lương không?
Vấn đề nhận lại lương sau khi bị sa thải là một vấn đề được rất nhiều người lao động quan tâm. Trên thực tế không ít những trường hợp người sử dụng lao động sau khi sa thải người lao động đã không trả lương cho họ. Vậy, theo quy định của pháp luật hiện hành thì khi lao động bị sa thải có được lấy lương hay không.
Để giải quyết vấn đề này thì ta căn cứ theo quy định tại Điều 48 Bộ luật Lao động 2019 quy định về trách nhiệm khi chấm dứt hợp đồng lao động. Theo quy định này ta có thể xác định được rằng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động thì người sử dụng lao động và người lao động phải có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản tiền có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên trong thời hạn 14 ngày làm việc.
Theo đó thì người sử dụng lao động có trách nhiệm phải hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và trả lại cùng với bản chính giấy tờ khác nếu người sử dụng lao động đã giữ của người lao động;
Việc sa thải lao động cũng là một trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động. Do đó, người sử dụng lao động phải thực hiện các trách nhiệm nêu trên. Tức là, trong thời hạn 14 ngày làm việc người sử dụng lao động có trách nhiệm phải thanh toán cho người lao động đủ số tiền lương mà họ đã lầm việc trước khi bị sau thải. Tóm lại, lao động bị sa thải vẫn được lấy lương theo quy định của pháp luật.
4. Lao động bị sa thải được hưởng những quyền lợi gì?
Rất nhiều người nhầm tưởng rằng khi một lao động sa thải tức là họ bị công ty đuổi việc và không được hưởng bất kỳ quyền lợi hay chế độ gì từ công ty, bảo hiểm. Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật hiện hành thì khi người lao động bị sa thải vẫn được hưởng một số quyền lợi sau đây:
Thứ nhất, người lao động bị sa thải vẫn được hưởng tiền trợ cấp thất nghiệp:
Theo quy định của Bộ luật lao động 2019 và Luật việc làm 2013 thì đối với người lao động bị sa thải vẫn có thể được hưởng trợ cấp thất nghiệp nếu đáp ứng các điều kiện như là đã chấm dứt hợp đồng; trước khi bị sa thải phải có thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp tối thiểu 12 tháng; trong thời hạn 3 tháng kể từ ngày có
Tóm lại, từ quy định này có thể hiểu rằng chế độ trợ cấp thất nghiệp thì pháp luật không loại trừ trường hợp sa thải thì không được hưởng trợ cấp thất nghiệp. Tức là chỉ cần người lao động không đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật đồng thời người lao động bị sa thải đáp ứng đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp như những trường hợp hưởng trợ cấp thất nghiệp khác như là trước khi bị sa thải phải có thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp tối thiểu 12 tháng; trong thời hạn 3 tháng kể từ ngày có quyết định sa thải phải nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp cho trung tâm dịch vụ việc làm thì họ vẫn được hưởng trợ cấp thất nghiệp. Theo đó, chế độ của trợ cấp thất nghiệp đối với người lao động bị sa thải cũng được áp dụng như với những trường hợp khác.Họ vẫn được áp dụng hời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp sẽ được tính theo năm đóng bảo hiểm thất nghiệp, đóng một đến ba năm thì hưởng trợ cấp 3 tháng; thêm một năm được hưởng trợ cấp thêm một tháng. Mức hưởng được tính bằng 60% dựa trên bình quân lương của 6 tháng trước khi người lao động bị sa thải.
Thứ hai, người lao động bị sa thải vấn được hưởng bảo hiểm xã hội một lần:
Theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 thì điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội một lần đối với người lao động chưa đủ điều kiện hưởng lương hưu đó là : Người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội dưới 20 năm và không tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội sau một năm nghỉ việc. Tức là, bảo hiểm xã hội một lần không phân biệt người lao động chấm dứt hợp đồng trong trường hợp nào, không loại trừ người lao động bị sa thải mà chỉ cần người lao động không tiếp tục làm việc tại đơn vị sử dụng lao động, không tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội trong một năm và tính đến thời điểm đề nghị hưởng bảo hiểm một lần thì tổng thời gian đóng bảo hiểm là dưới 20 năm.
Tóm lại, người lao động bị sa thải vẫn có thể hưởng bảo hiểm xã hội một lần khi thỏa mãn thời gian đóng bảo hiểm xã hội là dưới 20 năm.
Ngoài ra thì mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần đối với người lao động bị sa thải cũng như những trường hợp khác đó là: Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm được tính là 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng trước năm 2014; 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi;
Như vậy, có thể thấy rằng khi người lao động bị sa thải vẫn được nhận trợ cấp thất nghiệp và bảo hiểm xã hội một lần nếu như đủ điều kiện luật định thì người lao động vẫn được hưởng. Trong các khoản trợ cấp mà người lao động thường nhận khi nghỉ việc thì chỉ có trợ cấp thôi việc là người lao động bị sa thải không được nhận.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật lao động 2019