Việc Tranh chấp trên biển hiện đang là một vấn đề nóng của Việt Nam, từ vụ giàn khoan của Trung Quốc, việc xây dựng trái phép của Trung Quốc trên các đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam cho đến vụ ngư dân Việt Nam bị các quốc gia khác bắt khi đang đánh cá, luôn được bạn đọc quan tâm.
Mục lục bài viết
1. Lãnh hải là gì?
Điều 11 Luật biển Việt Nam 2012 quy định về Lãnh hải như sau:
“Lãnh hải là vùng biển có chiều rộng 12 hải lý tính từ đường cơ sở ra phía biển.
Ranh giới ngoài của lãnh hải là biên giới quốc gia trên biển của Việt Nam.”
Lãnh hải (hay còn gọi là “vùng nước lãnh thổ”) là một dải biển ven bờ nằm ngoài và tiếp liền với lãnh thổ đất liền hoặc nội thuỷ của quốc gia ven biển, có một chiều rộng nhất định được tính từ đường cơ sở của quốc gia đó và thuộc chủ quyền hoàn toàn của quốc gia ven biển.
Chủ quyền này được mở rộng và áp dụng đối với cả vùng trời trên lãnh hải cũng như đối với đáy biển và lòng đất dưới đáy của lãnh hải.
Đối với quốc gia quần đảo, lãnh hải nằm ngoài và tiếp liền với lãnh thổ và vùng nước quần đảo của quốc gia đó.
Đối với các đảo riêng biệt, đáp ứng đúng định nghĩa đảo nêu trong luật pháp quốc tế (Điều 121, Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982) thuộc về một quốc gia ven biển, nhưng nằm ngoài phạm vi lãnh hải chung của quốc gia đó, thì lãnh hải của từng đảo này cũng được xác định như trên.
Chiều rộng lãnh hải do quốc gia ven biển tự mình ấn định và được tính từ đường cơ sở, nhưng phải tuân theo các nguyên tắc và tiêu chuẩn chung được thừa nhận của luật pháp quốc tế.
Đường cơ sở thông thường của quốc gia ven biển dùng để tính chiều rộng lãnh hải là ngấn nước triều thấp nhất dọc theo bờ biển, ở nơi nào bờ biển bị khoét sâu và lồi lõm hoặc nếu có một chuỗi đảo nằm sát ngay và chạy dọc theo bờ biển thì áp dụng phương pháp đường cơ sở thẳng, tức là phương pháp nối liền các điểm thích hợp có thể được sử dụng để vạch đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải.
Quốc gia ven biển có thể áp dụng một trong hai phương pháp trên hoặc phối hợp cả hai phương pháp để ấn định đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải của nước mình, nhưng phải theo đúng các nguyên tắc và tiêu chuẩn chung được thừa nhận của luật pháp quốc tế về việc vạch hệ thống đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải.
Lãnh hải trong tiếng Anh được hiểu là Territorial Waters.
Trong tiếng Anh, “lãnh hải” là territorial sea, tức là vùng biển có chủ quyền với tính từ territorial đi từ danh từ “territory” nghĩa là lãnh thổ. Territory là từ mượn của ngôn ngữ latin territorium, với tiền tố terra là vùng đất (vì thế tiếng pháp có từ terre với nghĩa tương tự). Territorium thời cổ đại được sử dụng để chỉ địa hạt xung quanh một thành phố La Mã hoặc một tỉnh, và chịu SỰ CAI QUẢN của thành phố, tỉnh đó.
2. Quyền tài phán được ghi nhận của Quốc tế và pháp luật Việt Nam:
Theo Điều 12 Luật Biển Việt Nam 2012 ghi nhận Chế độ pháp lý của lãnh hải
1. Nhà nước thực hiện chủ quyền đầy đủ và toàn vẹn đối với lãnh hải và vùng trời, đáy biển và lòng đất dưới đáy biển của lãnh hải phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982.
2. Tàu thuyền của tất cả các quốc gia được hưởng quyền đi qua không gây hại trong lãnh hải Việt Nam. Đối với tàu quân sự nước ngoài khi thực hiện quyền đi qua không gây hại trong lãnh hải Việt Nam,
3. Việc đi qua không gây hại của tàu thuyền nước ngoài phải được thực hiện trên cơ sở tôn trọng hòa bình, độc lập, chủ quyền, pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
4. Các phương tiện bay nước ngoài không được vào vùng trời ở trên lãnh hải Việt Nam, trừ trường hợp được sự đồng ý của Chính phủ Việt Nam hoặc thực hiện theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
5. Nhà nước có chủ quyền đối với mọi loại hiện vật khảo cổ, lịch sử trong lãnh hải Việt Nam.
2.1. Chủ quyền quốc gia đối với lãnh hải:
Điều 2 UNCLOS quy định quốc gia ven biển có chủ quyền đối với lãnh hải, bao gồm cả vùng nước, vùng trời phía trên và vùng đáy biển, lòng đất dưới đáy biển. Chủ quyền này không tuyệt đối và đầy đủ như trong nội thủy do chịu hai hạn chế, trong đó có quyền qua lại vô hại của tàu thuyền nước ngoài và quyền miễn trừ của tàu chiến.
Mặc dù, tàu thuyền nước ngoài có quyền qua lại vô hại nhưng không có nghĩa là trong vấn đề này quốc gia ven biển không có bất kỳ thẩm quyền nào. Quốc gia ven biển có quyền thông qua các quy định về an toàn hàng hải, giao thông đường biền, bảo vệ các cơ sở hạ tầng hàng hải, các tuyến cáp, ống ngầm, bảo tồn tài nguyên sinh vật biển, bảo vệ môi trường và ngăn chặn ô nhiễm, ngăn chặn vi phạm về đánh bắt cá, và ngăn chặn các vi phạm về hải quan, tài chính, nhập cư và vệ sinh.
Tuy nhiên, các quy định trên không được phép áp dụng đối với thiết kế, xây dựng, vận hành và các thiết bị trên tàu thuyền nước ngoài, trừ khi phù hợp với các tiêu chuẩn và quy định được quốc tế chấp nhận rộng rãi Quốc gia ven biển cũng có thể yêu cầu tàu thuyền qua lại theo các tuyến hàng hải nhất định trong lãnh hải. Thậm chí, quốc gia ven biển có thể tạm đình chỉnh quyền qua lại vô hại trong một khu vực nhất định nếu cần thiết để bảo vệ an ninh, ví dụ như thử vũ khí.
Về thực thi thẩm quyền đối với tàu thuyền thương mại, về nguyên tắc quốc gia ven biển không có quyền thực thi thẩm quyền hình sự và dân sự. Điều 27 quy định quốc gia ven biển không nên thực thi thẩm quyền hình sự trên tàu thuyền thương mại nước ngoài trên lãnh hải của mình để bắt giữ người, thực thiện điều tra tội phạm xảy ra trên tàu thuyền, trừ trường hợp: (a) hậu quả của tội phạm mở rộng đến quốc gia ven biển, (b) tội phạm thuộc loại gây ảnh hưởng đến hòa bình quốc gia hay trật tự trên lãnh hải, (c) thuyền trưởng của tàu thuyền hay đại diện ngoại giao, lãnh sự của quốc gia mà tàu mang cờ yêu cầu giúp đỡ, và (d) khi cần thiết để ngăn chặn việc vận chuyển trái phép ma túy và các chất hướng thần.
Trong lĩnh vực dân sự, quốc gia ven biển không nên thực thi thẩm quyền dân sự đối với tàu thuyền nước ngoài đi qua lãnh hải của họ hay có hành vi dừng hay chuyển hướng tàu để thực thi thẩm quyền dân sự đối với những người trên tàu.
Giới hạn thứ hai cho chủ quyền quốc gia trên lãnh hải là quyền miễn trừ với tàu chiến. Quyền này áp dụng cho tất cả tàu chiến thỏa mãn định nghĩa tại Điều 29 và áp dụng rộng ra cho tất cả các tàu thuyền chính phủ được sử dụng cho mục đích phi-thương mại. “Tàu thuyền chính phủ được sử dụng cho mục đích phi-thương mại” không được định nghĩa trong Công ước.
2.2. Quyền qua lại vô hại:
Điều 17 UNCLOS quy định “tàu thuyền của tất cả các quốc gia, có biển hoặc không có biển, được hưởng quyền qua lại vô hại qua lãnh hải”. Tàu thuyền có thể đi từ hoặc đi vào nội thủy xuyên qua lãnh hải hoặc di chuyển dọc theo lãnh hải mà không vào nội thủy. Khi thực hiện quyền qua lại vô hại, tàu thuyền cần tuân thủ các điều kiện theo quy định của Công ước, cụ thể: qua lại phải nhanh chóng và liên tục, và phải không ảnh hưởng đến hòa bình, trật tự và an ninh của quốc gia ven biển.
Các hành vi sau đây được xem là ảnh hưởng đến hòa bình, trật tự và an ninh của quốc gia ven biển và do đó không “vô hại”: đe dọa sử dụng hay sử dụng vũ lực, thử vũ khí, tuyên truyền chống quốc gia ven biển, gây ô nhiễm nghiêm trọng, đánh bắt cá, thực hiện nghiên cứu khoa học,… và tất cả các hành vi không trực tiếp liên quan đến việc qua lại của tàu thuyền. Công ước có quy định đặc biệt với tàu ngầm, phương tiện di chuyển dưới nước và tàu hoạt động bằng năng lượng hạt nhân hay mang chất phóng xạ, nguy hiểm hay độc hại.
Quốc gia ven biển có nghĩa vụ phải không gây ảnh hưởng đến quyền qua lại của tàu thuyền nước ngoài qua lãnh hải, và kể cả khi thực thi thẩm quyền theo đúng quy định của Công ước thì quốc gia ven biển cũng phải thực thi theo cách thức mà không có tác tộng thực tế dẫn đến (i) từ chối hay gây tổn hại đến quyền qua lại, hoặc (ii) phân biệt đối xử giữa các tàu thuyền.
2.3. Quyền qua lại vô hại của tàu chiến:
Vấn đề đang gây tranh cãi hiện nay liên quan đến quy chế pháp lý của lãnh hải là việc thực thi quyền qua lại vô hại của tàu chiến nước ngoài. Không có bất kỳ quốc gia nào phủ nhận quyền qua lại vô hại của tàu chiến, nhưng có khác nhau trong cách thức thực thi quyền này. Một số nước dẫn đầu là Mỹ cho rằng quốc gia mà tàu chiến mang cờ không cần thiết và cũng không có nghĩa vụ phải
2.4. Quyền qua lại vô hại của tàu chiến trong lãnh hải của Việt Nam:
Trước khi Luật Biển Việt Nam có hiệu lực, Việt Nam yêu cầu các quốc gia mà tàu chiến mang cờ phải xin phép trước và thông báo trước. Nghị định 30-CP của Hội đồng Chính phủ ngày 19/1/1980 về Quy chế cho tàu thuyền nước ngoài hoạt động trên các vùng biển của nước CHXHCN Việt Nam ngầm quy định hai yêu cầu nêu trên. Điều 3(c) Nghị định trên quy định tàu thuyền quân sự nước ngoài phải xin phép trước 30 ngày qua đường ngoại giao và thông báo trước 48 giờ cho Bộ GT-VT Việt Nam trước khi đi vào vùng tiếp giáp lãnh hải. Theo UNCLOS vùng lãnh hải nằm gần bờ hơn vùng tiếp giáp lãnh hải do đó có thể suy ra rằng nếu muốn đi vào vùng lãnh hải thì tàu thuyền quân sự nước ngoài đã phải xin phép và thông báo trước ngay từ xa trước khi vào vùng tiếp giáp lãnh hải. Theo nữa, Nghị định trên còn quy định tàu thuyền quân sự của cùng một nước không được phép trú đậu quá ba chiếc trong cùng một thời gian.
Ngày 01/01/2013 Luật Biển Việt Nam có hiệu lực và trên thực tế đã hủy bỏ quy định liên quan tại Nghị định 30-CP (1980) nêu trên. Điều 12(2) quy định “Đối với tàu quân sự nước ngoài khi thực hiện quyền đi qua không gây hại trong lãnh hải Việt Nam, thông báo trườc cho cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam.” Như vậy, các quốc gia mà tàu chiến mang cờ không phải xin phép trước mà chỉ cần thông báo trước cho phía Việt Nam trước khi thực hiện quyền qua lại vô hại trong lãnh hải Việt Nam.