Lãnh đạo có thể can thiệp vào việc ngoại tình của nhân viên? Tố cáo hành vi xâm phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng.
Lãnh đạo có thể can thiệp vào việc ngoại tình của nhân viên? Tố cáo hành vi xâm phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng.
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư! Luật sư cho tôi hỏi: Khi lãnh đạo phát hiện nhân viên mình đã có vợ lại có mối quan hệ với người phụ nữ chưa chồng trong cùng cơ quan thì tôi phải giải quyết như thế nào? Mối quan hệ này có nên giải quyết kịp thời không? Cảm ơn luật sư!
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
2. Luật sư tư vấn:
Ngoại tình hiện nay không còn là hiện tượng hiếm thấy tại thời điểm hiện nay. Hiện trạng này còn ngày càng gia tăng trên thực tế. Hành vi này vi phạm cả về pháp luật lẫn truyền thống đạo đức. Tuy nhiên, trên thực tế, không phải bất cứ hành vi ngoại tình nào cũng bị đem ra xử lý. Chẳng hạn nếu như một người đã có vợ, có chồng mà đem lòng yêu một người chưa có vợ, có chồng thì hành vi này chỉ vi phạm về đạo đức, phong tục tập quán còn chưa bị pháp luật xử lý.
Nhưng nếu như mức độ hai người nói trên có hành vi chung sống với nhau và chưa gây ra hậu quả nghiêm trọng thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo điểm b, điểm c khoản 1 Điều 48 Nghị định 67/2015/NĐ-CP:
"….
b) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác;
c) Chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;
…."
Với trường hợp của bạn, đứng dưới góc độ là nhà lãnh đạo của công ty thì tùy từng trường hợp mới can hệ vào chuyện này. Bởi đây là chuyện nhạy cảm trong bản thân gia đình mỗi người nên việc can thiệp sẽ khó khăn và gây ra cái không tốt đến lợi ích của đơn vị bạn.
Lãnh đạo công ty có thể thực hiện việc can thiệp khi:
Thứ nhất, ảnh hưởng đến uy tín, bộ mặt của công ty gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích công ty. Với các công ty, uy tín cũng như hình ảnh công ty là điều rất quan trọng. Nếu làm ảnh hưởng đến một trong hai thứ đó thì gây ra tác động xấu đến lợi ích công ty như mất khách hàng, mất nhà đầu tư… Do vậy, để đảm bảo lợi ích công ty, người đại diện theo pháp luật của công ty có thể áp dụng hình thức kỷ luật như khiển trách, cảnh cáo và nặng nhất có thể sa thải. Việc áp dụng từng hình thức kỷ luật phụ thuộc vào nội quy công ty cũng như quy định pháp luật.
Hình thức xử lý kỷ luật sa thải chỉ có thể áp dụng theo khoản 1 Điều 126 “Bộ luật lao động 2019” khi:
"1. Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma tuý trong phạm vi nơi làm việc, tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động, có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe doạ gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động;
>>> Luật sư tư vấn pháp
Thứ hai, hành vi của người lao động trong công ty đến mức vi phạm pháp luật tức là có hành vi chung sống với nhau như vợ chồng. Khi phát hiện ra hành vi này và có bằng chứng chứng cứ đầy đủ thì người đại diện trong công ty có thể thực hiện tố cáo đến cơ quan công an. Tuy nhiên, khi làm như vậy thì công ty cũng sẽ phải chịu những hệ quả pháp lý nhất định như là mất đi người lao động của mình khi đó là người làm việc hiệu quả, hay lòng tin của chính họ với công ty… Vậy nên, người sử dụng lao động nên cân nhắc để đưa ra cách ứng xử phù hợp kể cả về pháp luật lẫn lợi ích của công ty trong trường hợp này.