Dùng các thiết bị ghi âm, ghi hình Công an nhân dân đang làm nhiệm vụ có được không? Ghi âm, ghi hình Công an sao cho đúng luật? Lén ghi âm, ghi hình bị xử lý như thế nào? Trường hợp nào thì công an có quyền được ghi âm, ghi hình? Trình tự, thủ tục thực hiện ghi âm, ghi hình trong quá trình hỏi cung bị can?
Làm việc với Công an có được phép ghi âm, ghi hình không? Ghi âm, ghi hình Công an sao cho đúng luật? Nếu có hành vi lén ghi âm thì sẽ bị xử lý như thế nào? Trường hợp nào thì công an có quyền được ghi âm, ghi hình? Để hiểu rõ hơn về những vấn đề trên mời bạn theo dõi bài viết dưới đây.
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Căn cứ pháp lý
–
– Thông tư 67/2019/TT-BCA quy định về thực hiện dân chủ trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông
– Nghị định số 15/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử
Mục lục bài viết
- 1 1. Dùng các thiết bị ghi âm, ghi hình Công an nhân dân đang làm nhiệm vụ có được không?
- 2 2. Ghi âm, ghi hình Công an sao cho đúng luật:
- 3 3. Lén ghi âm, ghi hình bị xử lý như thế nào?
- 4 4. Trường hợp nào thì công an có quyền được ghi âm, ghi hình?
- 5 5. Trình tự, thủ tục thực hiện ghi âm, ghi hình trong quá trình hỏi cung bị can:
1. Dùng các thiết bị ghi âm, ghi hình Công an nhân dân đang làm nhiệm vụ có được không?
– Theo quy định của pháp luật, người dân được làm những gì pháp luật không cấm nên với việc ghi âm, ghi hình Công an nhân dân đang làm nhiệm vụ thì người dân hoàn toàn có quyền (Trừ nơi cấm quay phim, chụp ảnh)
– Đối với việc giám sát các hoạt động tuần tra của lực lượng cảnh sát giao thông, Bộ công an đã ban hành thông tư số 67/2016/TT-BCA quy định về thực hiện dân chủ trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, bao gồm
+ Thông qua các thông tin công khai của Công an nhân dân và phản hồi qua các phương tiện thông tin đại chúng.
+ Thông qua các chủ thể giám sát theo quy định của pháp luật.
+ Thông qua tiếp xúc, giải quyết trực tiếp công việc với cán bộ, chiến sỹ.
+ Thông qua kết quả giải quyết các vụ việc, đơn thư, khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh.
+ Thông qua thiết bị ghi âm, ghi hình hoặc quan sát trực tiếp nhưng phải đảm bảo các điều kiện sau: Không làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của cán bộ, chiến sỹ khi đang thực thi nhiệm vụ; Ngoài khu vực bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (đối với nơi có triển khai khu vực bảo đảm trật tự, an toàn giao thông); Tuân thủ các quy định pháp luật khác có liên quan.
Theo đó người dân hoàn toàn có thể sử dụng các hình thức giám sát khác nhau để giám sát hoạt động của cảnh sát giao thông, bao gồm cả giám sát thông qua hình thức ghi âm, ghi hình. Tuy nhiên người dân khi thực hiện các quyền giám sát hoạt động của cảnh sát giao thông phải thực hiện đúng theo quy định của pháp luật. Giám sát nhưng không vi phạm pháp luật, không gây áp lực hoặc gây cản trở hoạt động của người đang thi hành công vụ.
2. Ghi âm, ghi hình Công an sao cho đúng luật:
– Việc ghi âm, ghi hình giám sát công an nhân dân phải đảm bảo tính khách quan, trung thực, đúng quy định của pháp luật, không được cản trở, làm ảnh hưởng đến việc thực thi nhiệm vụ của của các cán bộ, chiến sĩ.
– Cá nhân khi bị cảnh sát giao thông bắt vì vi phạm luật giao thông có quyền ghi âm, ghi hình trong suốt quá trình đó. Tuy nhiên, quá trình ghi âm, ghi hình giám sát cũng cần phải phù hợp để không gây ảnh hưởng cho người đang thi hành công vụ. Lưu ý, bản thân người vi phạm giao thông khi bị bắt trước tiên phải chấp hành hiệu lệnh, đưa xe vào nơi xử lý theo quy định mới tiến hành giám sát bằng việc ghi âm, ghi hình.
– Khi làm việc với Công an tại những nơi có biển cấm ghi âm, ghi hình thì cá nhân tuyệt đối chấp hành theo mệnh lệnh.
– Việc ghi hình công khai cũng giúp giám sát các lực lượng Công an tốt hơn, hạn chế được việc lạm dụng chức quyền.Việc khi âm ghi hình cũng là căn cứ để người dân có thể khiếu nại về những hành vi sai phạm.
3. Lén ghi âm, ghi hình bị xử lý như thế nào?
Người nào có hành vi lén lút ghi âm, ghi hình sẽ phải chịu trách nhiệm theo đúng quy định của pháp luật
+ Xử lý vi phạm hành chính theo nghị định số 15/2020/NĐ-CP về hành vi lén nghe, ghi âm cuộc đàm thoại trái pháp luật, cá nhân khi vi phạm điều này thì sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng
+ Về mặt dân sự, cá nhân khi vi phạm sẽ phải bồi thường thiệt hại theo quy định của bộ luật dân sự 2015
+ Ngoài ra người nào lén ghi âm cũng có thể bị xử phạt theo Điều 159 Bộ luật hình sự 2015 về tội xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín hoặc hình thức trao đổi thông tin riêng tư của người khác. Khi phạm tội này cá nhân có thể bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm. Nếu trong trường hợp phạm tội thuộc trong những trường hợp sau thì sẽ bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm: phạm tội có tổ chức; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; Phạm tội 02 lần trở lên; Tiết lộ các thông tin đã chiếm đoạt, làm ảnh hưởng đến danh dự, uy tín, nhân phẩm người khác hoặc trong tường hợp làm nạn nhân tự sát
Như vậy người nào có hành vi lén ghi âm có thể bị phạt xử lý vi phạm hành chính, bồi thường thiệt hại theo bộ luật dân sự và còn có thể bị xử lý về mặt hình sự
4. Trường hợp nào thì công an có quyền được ghi âm, ghi hình?
– Việc hỏi cung bị can tại cơ sở giam giữ hoặc trụ sở Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh (Khoản 6 Điều 183
– Trực tiếp tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố của cơ quan, tổ chức, cá nhân (khoản 1 Điều 146 BLTTHS).
– Việc ghi âm ghi hình phải tuân thủ theo những nguyên tắc sau:
+ Việc ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh phải bảo đảm tính khách quan, minh bạch, nguyên vẹn của dữ liệu ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh. Dữ liệu ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh là một bộ phận của hồ sơ vụ án hình sự được sử dụng, bảo quản, lưu trữ theo quy định của pháp luật về sử dụng, bảo quản và lưu trữ hồ sơ vụ án hình sự.
+ Việc ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh; sử dụng, bảo quản, lưu trữ, kết quả ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử phải tuân thủ các quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự và theo đúng trình tự, thủ tục hướng dẫn tại Thông tư liên tịch này.
+ Bảo đảm tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của người tham gia tố tụng được quy định trong Bộ luật Tố tụng hình sự.
5. Trình tự, thủ tục thực hiện ghi âm, ghi hình trong quá trình hỏi cung bị can:
– Cán bộ hỏi cung bị can hoặc lấy lời khai người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại phạm tội quyết định lựa chọn hình thức ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh.
– Trình tự, thủ tục thực hiện ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh việc hỏi cung bị can hoặc lấy lời khai người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại phạm tội tại cơ sở giam giữ, trụ sở Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra như sau:
+ Cán bộ hỏi cung hoặc lấy lời khai người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại phạm tội phải đăng ký với cán bộ chuyên môn tại cơ sở giam giữ hoặc tại trụ sở Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra để được bố trí phòng chuyên dụng, hướng dẫn về quy trình, thao tác kỹ thuật thực hiện việc ghi âm, ghi hình có âm thanh. Sau đó, cán bộ hỏi cung hoặc lấy lời khai người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại phạm tội làm thủ tục trích xuất đối với bị can bị tạm giam hoặc triệu tập bị can đang tại ngoại (hoặc người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại phạm tội) theo quy định của pháp luật (không được đưa bị can tại ngoại vào hỏi cung ở cơ sở giam giữ, trừ trường hợp đối chất với bị can đang bị tạm giam). Khi được bố trí phòng làm việc, cán bộ hỏi cung hoặc lấy lời khai người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại phạm tội đến phòng làm việc, thông báo cho bị can, người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại phạm tội biết về việc ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh, việc thông báo phải ghi vào biên bản sau đó tiến hành làm việc;
+ Việc ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh bắt đầu từ khi cán bộ hỏi cung hoặc lấy lời khai người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại phạm tội nhấn nút bắt đầu, cán bộ hỏi cung bị can hoặc lấy lời khai người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại phạm tội phải đọc thời gian bắt đầu và ghi rõ trong biên bản. Trong quá trình hỏi cung hoặc lấy lời khai có thể tạm dừng ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh bằng cách nhấn nút tạm dừng. Trước khi tạm dừng cán bộ hỏi cung, lấy lời khai phải đọc rõ thời gian tạm dừng, lý do tạm dừng, khi tiếp tục làm việc cũng phải đọc rõ thời gian tiếp tục, quá trình này được ghi rõ trong biên bản. Kết thúc buổi làm việc, cán bộ hỏi cung, lấy lời khai thông báo cho bị can, người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại phạm tội biết buổi hỏi cung hoặc lấy lời khai kết thúc và nhấn nút kết thúc, thời gian kết thúc ghi rõ trong biên bản;
+ Trường hợp không bố trí được thiết bị ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh thì không được tiến hành hỏi cung, lấy lời khai người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại phạm tội. Trường hợp đang hỏi cung hoặc lấy lời khai người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại phạm tội mà thiết bị ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh xảy ra sự cố kỹ thuật thì phải dừng ngay buổi hỏi cung, lấy lời khai. Việc này ghi rõ trong biên bản, có xác nhận của cán bộ chuyên môn.