Tôi làm việc tại công ty nhưng không được ký kết hợp đồng lao động. Như vậy, công ty có làm sai quy định của pháp luật không?
Tóm tắt câu hỏi:
Tháng 8 năm 2013, tôi đã làm việc cho 1 công ty lĩnh vực trò chơi trực tuyến do Trung quốc đầu tư. Đến cuối năm 2013 công ty bị kiểm tra và buộc ngưng hoạt động do hoạt động sai ngành (giấy phép là 1 ngành khác). Sau đó, công ty tôi tiếp tục hoạt động bằng tên khác, thay đổi trụ sở và chạy 1 sản phẩm phần mềm khác. Tôi và 1 số nhân viên khác được điều qua bộ phận khác vì được hứa là sẽ nhanh có giấy phép thôi và sẽ ký lại hợp đồng lao động mới. Đến nay công ty vẫn hoạt động nhưng không có giấy phép, chúng tôi yêu cầu ký một hợp đồng khác hoặc có biện pháp đảm bảo quyền lợi cho chúng tôi thì công ty từ chối và kéo dài suốt 5 tháng qua. Chúng tôi không được giao việc và công ty muốn kéo dài đến hết hợp đồng lao động để tránh bồi thường hay ký hợp đồng mới. Vậy xin hỏi trong trường hợp này tôi có thể kiện công ty hay không? Nếu thỏa thuận bồi thường tôi có thể được hưởng mức bao nhiêu?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Căn cứ khoản 1 Điều 31 Bộ luật lao động 2012 quy định thì: “1. Khi gặp khó khăn đột xuất do thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh, áp dụng biện pháp ngăn ngừa, khắc phục tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, sự cố điện, nước hoặc do nhu cầu sản xuất, kinh doanh, người sử dụng lao động được quyền tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với
Tại khoản 9 Điều 36 quy định các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động: “9. Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 37 của Bộ luật này”.
Tại điểm a khoản 1 Điều 37 quy định về quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động:
“1. Người lao động làm việc theo
a) Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động”.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Theo quy định tại Điều 48 về trợ cấp thôi việc quy định: “1. Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7, 9 và 10 Điều 36 của Bộ luật này thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương.
2. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của
Từ những quy định nói trên, có thể nhận thấy rằng, người sử dụng lao động, tức là công ti có vốn đầu tư từ Trung Quốc có thể chuyển bạn sang làm một công việc khác do nhu cầu sản xuất, kinh doanh của công ti. Tuy nhiên, thời gian chuyển bạn sang làm một công việc khác không quá 60 ngày trong một năm, trừ trường hợp bạn đồng ý làm công việc khác trong một thời gian dài hơn. Bạn đã chuyển sang làm công việc mới trong thời gian 5 tháng nên bạn có quyền yêu cầu công ti bố trí cho bạn công việc phù hợp với mình như trong hợp đồng lao động đã ký và không tiếp tục thực hiện công việc hiện tại bạn đang thực hiện nữa. Nếu bạn muốn chấm dứt hợp đồng lao động với công ti thì bạn có thể căn cứ vào điểm a khoản 1 Điều 37 Bộ luật lao động để đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động giữa bạn và công ti với lí do không được bố trí đúng công việc đã thỏa thuận trong hợp đồng. Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, bạn sẽ được công ti thanh toán khoản tiền trợ cấp thôi việc nếu bạn đã làm việc cho công ti từ 12 tháng trở lên, mỗi năm là ½ tiền lương 1 tháng của bạn. Thời gian tính trợ cấp thôi việc là thời gian thực tế bạn làm việc cho công ti trừ đi thời gian bạn đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp. Lưu ý, khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với công ti, bạn phải thông báo trước 3 ngày cho công ti vì hợp đồng lao động của bạn là hợp đồng lao động có thời hạn theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 37 Bộ luật lao động.
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư: 1900.6568 để được giải đáp.