Làm việc nhưng không được ký hợp đồng lao động. Quyền lợi của người lao động khi làm việc nhưng không ký hợp đồng lao động.
Làm việc nhưng không được ký
Tóm tắt câu hỏi:
Kính gửi Công ty Luật Dương Gia. Tôi đang gặp một chuyện và rất cần sự tư vấn giúp đỡ của luật sư. Con gái tôi mới ra trường và xin vào làm kế toán cho một công ty TNHH tại Nam Định cho đến nay là hơn 6 tháng. Nhưng đến nay cháu vẫn không được ký hợp đồng lao động và không được đóng bất cứ bảo hiểm nào. Cháu đã 2 lần lên gặp ban giám đốc để yêu cầu cho ký hợp đồng nhưng họ chỉ khất lần khất lượt mà không đưa ra lý do cụ thể để ký hoặc không, mặc dù cháu vẫn được nhận lương và thưởng tết đầy đủ. Vì có lý do riêng lên con gái tôi tạm thời chưa muốn nghỉ ở đó, nhưng nếu vẫn tiếp tục làm việc ở đó 1 – 2 năm mà không được ký hợp đồng lao động, không được đóng bảo hiểm thì thiệt thòi cho cháu quá. (Con tôi đã xin được giấy do giám đốc công ty ký xác nhận thời gian bắt đầu vào làm trong 1 văn bản gửi về địa phương xin tạm vắng ). Vì vậy tôi muốn hỏi luật sư xem pháp luật quy định cụ thể việc này như thế nào? Trường hợp của con tôi thì ra sao? Tôi có thể nhờ pháp luật can thiệp được không ? Tôi xin trân thành cám ơn !
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Như nội dung bạn trình bày, theo quy định của “Bộ luật lao động 2019” người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động theo đúng tính chất công việc và thỏa thuận về thời gian làm việc. Nếu con gái bạn đã làm việc 6 tháng mà không được ký hợp đồng lao động và đóng bảo hiểm xã hội thì bên công ty hoàn toàn vi phạm.
Trường hợp của con bạn áp dụng theo các quy định sau:
+ Nghị định 95/2013/NĐ – CP ngày 22 tháng 8 năm 2013
+ Nghị định 88/2015/NĐ – CP ngày 07 tháng 10 năm 2015
Theo đó, nếu công ty con gái bạn đang làm không ký hợp đồng lao động sẽ bị xử phạt như sau:
“Điều 5. Vi phạm quy định về giao kết hợp đồng lao động
1. Phạt tiền người sử dụng lao động khi có một trong các hành vi: Không giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản đối với công việc có thời hạn trên 3 tháng; không giao kết đúng loại hợp đồng lao động với người lao động; giao kết hợp đồng lao động không đầy đủ các nội dung chủ yếu của hợp đồng lao động; giao kết hợp đồng lao động trong trường hợp thuê người lao động làm giám đốc trong doanh nghiệp có vốn của Nhà nước không theo quy định của pháp luật theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
b) Từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
c) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;
d) Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;
đ) Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng với vi phạm từ 301 người lao động trở lên…”
Tiếp đó về về vấn đề bảo hiểm xã hội, theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội 2014 đối tượng tham gia bảo hiểm bắt buộc được quy định như sau:
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
“1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:
a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;”
Nếu không tham gia đóng bảo hiểm xã hội cho lao động thì bên chủ sử dụng lao động sẽ bị xử phạt như sau:
“Điều 26. Vi phạm quy định về đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp
2. Phạt tiền với mức từ 12% đến 15% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Chậm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp;
b) Đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp không đúng mức quy định;
c) Đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp không đủ số người thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.
3. Phạt tiền với mức từ 18% đến 20% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp cho toàn bộ người lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc truy nộp số tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp chưa đóng, chậm đóng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1, Khoản 2 và Khoản 3 Điều này;
b) Buộc đóng số tiền lãi của số tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp chưa đóng, chậm đóng theo mức lãi suất của hoạt động đầu tư từ Quỹ bảo hiểm xã hội trong năm đối với vi phạm quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này.
Bên bạn có thể liên hệ trực tiếp thanh tra Phòng lao động thương binh xã hội để được giải quyết nội dung này.
Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Dương Gia:
– Công ty ủy quyền ký hợp đồng với người lao động
– Không ký hợp đồng lao động khi hết thời gian thử việc
– Ký hợp đồng lao động có đúng với quy định pháp luật không?
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư: 1900.6568 để được giải đáp.
——————————————————–
THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA LUẬT DƯƠNG GIA:
– Tư vấn luật lao động miễn phí qua điện thoại