Làm việc có tiếp xúc với hóa chất thì được hưởng tiền hỗ trợ độc hại không? Điều kiện hưởng phụ cấp độc hại nguy hiểm.
Làm việc có tiếp xúc với hóa chất thì được hưởng tiền hỗ trợ độc hại không? Điều kiện hưởng phụ cấp độc hại nguy hiểm.
Tóm tắt câu hỏi:
Em làm bộ phận in lụa tiếp xúc với hóa chất trực tiếp. Khi xin công ty tiền hỗ trợ độc hại thì công ty nói ( bộ phận em làm theo quy định cuả nhà nước không được hưởng hỗ trợ phụ cấp ). Công ty trả lời vậy có đúng không? Cảm ơn.
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
– Thông tư 25/2013/TT-BLĐTBXH.
2. Giải quyết vấn đề:
Theo như quy định tại Quyết định 1629/LĐTBXH-QĐ thì bao gồm ngành nghề sau đây được đưa vào danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ban hành:
Tên nghề hoặc công việc | Đặc điểm về điều kiện lao động của nghề, công việc | |
9 | Làm mềm tơ, lụa. | ảnh hưởng bụi, hoá chất độc,căng thẳng thị giác. |
10 | In hoa, tẩy chuội, nhuộm, hoàn tất lụa. | Công việc nặng nhọc, thường xuyên tiếp xúc với nóng, hoá chất nhuộm, NaOH,dầu (làm mềm tơ). |
12 | Vệ sinh công nghiệp trong các nhà máy ươm tơ, dệt lụa, in nhuộm. | Lao động thủ công, thường xuyên tiếp xúc với hoá chất, các chất thải công nghiệp. |
Như vậy theo thông tin bạn cung cấp thì công việc bạn đang làm là in lụa phải tiếp úc trực tiếp với hóa chất nhuộm, NaOH, dầu làm mềm tơ và tiếp xúc với nóng do vậy được coi là ngành nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc Điều kiện lao động loại IV. Theo đó, tại “Bộ luật lao động 2019” quy định trách nhiệm của người lao động đối với người người động như sau:
Điều 141. Bồi dưỡng bằng hiện vật đối với người lao động làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, độc hại
Người làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, độc hại được người sử dụng lao động bồi dưỡng bằng hiện vật theo quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
Cụ thể, theo Khoản 2 Điều 2 Thông tư 25/2013/TT-BLĐTBXH quy đinh:
Mức bồi dưỡng bằng hiện vật được tính theo định suất hàng ngày và có giá trị bằng tiền tương ứng theo các mức sau:
– Mức 1: 10.000 đồng;
– Mức 2: 15.000 đồng;
– Mức 3: 20.000 đồng;
– Mức 4: 25.000 đồng.
>>> Luật sư tư vấn về phụ cấp độc hại trong ngành nghề hóa chất: 1900.6568
Việc xác định mức bồi dưỡng bằng hiện vật cụ thể theo điều kiện lao động và chỉ tiêu môi trường lao động được quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư 25/2013/TT-BLĐTBXH.
Với trường hợp của bạn hiện tại, bạn có thể làm đơn yêu cầu lãnh đạo công ty chi trả chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật. Nếu công ty không đồng ý thì bạn tiếp tục yêu cầu hòa giải cơ sở tại Sở Lao động-Thương binh và Xã hội nơi đặt trụ sở công ty giải quyết theo quy định tại “Bộ luật lao động 2019”: