Đăng ký kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền là điều kiện quan trọng, bắt buộc để hợp pháp hóa hôn nhân giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài. Vậy theo quy định của pháp luật thì có thể làm thủ tục đăng ký kết hôn với người nước ngoài ở đâu?
Mục lục bài viết
- 1 1. Làm thủ tục đăng ký kết hôn với người nước ngoài ở đâu?
- 1.1 1.1. Đăng ký kết hôn được tiến hành tại Cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam tại Việt Nam:
- 1.2 1.2. Đăng ký kết hôn được tiến hành tại Cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài:
- 1.3 1.3. Đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài tại Cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước ngoài ở nước ngoài.
- 2 2. Đăng ký kết hôn với người nước ngoài không đúng thẩm quyền được xử lý thế nào?
1. Làm thủ tục đăng ký kết hôn với người nước ngoài ở đâu?
Khi tiến hành thủ tục đăng ký kết hôn, cơ quan có thẩm quyền đăng ký kết hôn sẽ tiến hành ghi vào sổ kết hôn và cấp Giấy chứng nhận kết hôn cho các bên. Lúc này, quan hệ hôn nhân chính thức được công nhận. Thẩm quyền giải quyết việc đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài sẽ được thực hiện theo quy định tại Luật Hôn nhân gia đình năm 2014, Luật Hộ tịch năm 2014, Nghị định 123/2015/NĐ-CP và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan khác.
Pháp luật quy định cụ thể những trường hợp đăng ký kết hôn của công dân Việt Nam với người nước ngoài và tương ứng với mỗi trường hợp thì thẩm quyền đăng ký cũng sẽ khác nhau. Cụ thể có 03 trường hợp công dân Việt Nam kết hôn với người nước ngoài bao gồm:
-
Trường hợp hai bên nam nữ đăng ký kết hôn tại Việt Nam;
-
Trường hợp hai bên nam nữ đăng ký kết hôn tại Cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam đặt tại nước ngoài;
-
Và trường hợp hai bên nam nữ đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước ngoài tại nước ngoài.
Để làm rõ từng trường hợp, Luật Dương Gia sẽ phân tích thẩm quyền giải quyết đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài như sau:
1.1. Đăng ký kết hôn được tiến hành tại Cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam tại Việt Nam:
Căn cứ theo quy định tại Điều 37 của
-
Ủy ban nhân dân cấp quận, huyện nơi cư trú của công dân mang quốc tịch Việt Nam là cơ quan có thẩm quyền thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài; giữa công dân Việt Nam cư trú trong nước với công dân Việt Nam định cư trên lãnh thổ nước ngoài; giữa công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài với nhau; giữa công dân mang quốc tịch Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài với công dân Việt Nam hoặc kết hôn với người nước ngoài;
-
Trong trường hợp người nước ngoài cư trú trên lãnh thổ của Việt Nam có yêu cầu đăng ký kết hôn tại Việt Nam thì Ủy ban nhân dân cấp quận, huyện nơi cư trú của một trong các bên nam nữ sẽ là cơ quan có thẩm quyền thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn đó.
Như vậy,
1.2. Đăng ký kết hôn được tiến hành tại Cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài:
Cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài có thẩm quyền giải quyết thủ tục kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài hiện nay đang được quy định tại khoản 1 Điều 53 Luật hộ tịch năm 2014.
Theo đó, cơ quan đại diện thực hiện đăng ký việc hộ tịch theo quy định tại Điều 3 Luật hộ tịch năm 2014 cho công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài, nếu việc đăng ký đó không trái quy định pháp luật của nước sở tại và điều ước quốc tế mà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Như vậy, cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài là cơ quan có thẩm quyền đối với việc kết hôn của công dân mang quốc tịch Việt Nam với người nước ngoài, đồng thời đây là cơ quan có trách nhiệm bảo hộ các quyền lợi ích hợp pháp của công dân Việt Nam trong quan hệ kết hôn tại nước sở tại.
1.3. Đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài tại Cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước ngoài ở nước ngoài.
Bên cạnh những trường hợp công dân Việt Nam thực hiện thủ tục kết hôn với người nước ngoài tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam trên lãnh thổ của Việt Nam, thì cũng có những trường hợp công dân Việt Nam kết hôn với người nước ngoài tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài trên lãnh thổ của nước sở tại. Trường hợp này có thể hiểu theo hai cách thức như sau:
(1) Trường hợp công dân mang quốc tịch Việt Nam thực hiện thủ tục kết hôn với người nước ngoài, và tiến hành đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà người nước ngoài đó là công dân.
(2) Trường hợp công dân mang quốc tịch Việt Nam thực hiện thủ tục kết hôn với người nước ngoài, và tiến hành hoạt động đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà hai người đang thường trú.
Việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước ngoài trên lãnh thổ nước ngoài được pháp luật Việt Nam thừa nhận. Căn cứ theo quy định tại Điều 34 của Nghị định 123/2015/NĐ-CP, có quy định về điều kiện ghi vào Sổ hộ tịch việc kết hôn của công dân Việt Nam đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài. Theo đó: Việc kết hôn giữa công dân mang quốc tịch Việt Nam với nhau hoặc giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài ở nước ngoài được ghi vào Sổ hộ tịch trong trường hợp tại thời điểm kết hôn đó, các bên đáp ứng đầy đủ điều kiện kết hôn và không vi phạm điều cấm theo quy định của pháp luật hôn nhân gia đình Việt Nam.
Như vậy, quy định này cho thấy pháp luật Việt Nam công nhận việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài đã được tiến hành tại cơ quan có thẩm quyền tại nước ngoài. Sự công nhận này sẽ được ghi vào Sổ hộ tịch để đảm bảo quyền lợi hợp pháp của các bên. Nếu các bên không đáp ứng được đầy đủ điều kiện kết hôn, vi phạm một trong những điều cấm theo quy định của luật hôn nhân gia đình Việt Nam thì sẽ không được công nhận theo pháp luật Việt Nam. Vấn đề này đảm bảo được sự thống nhất trong hệ thống pháp luật của các quốc gia trên thế giới, góp phần thúc đẩy mối quan hệ hữu nghị, tương trợ tư pháp giữa các quốc gia đã tham gia ký kết hiệp định tương trợ tư pháp trong lĩnh vực hôn nhân gia đình.
2. Đăng ký kết hôn với người nước ngoài không đúng thẩm quyền được xử lý thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 13 của Luật hôn nhân gia đình năm 2014 có quy định về xử lý việc đăng ký kết hôn không đúng thẩm quyền. Theo đó, trong trường hợp đăng ký kết hôn không đúng thẩm quyền thì khi có yêu cầu của các bên có liên quan, cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ thu hồi và hủy bỏ giấy chứng nhận kết hôn theo quy định của pháp luật về hộ tịch, và yêu cầu các bên nam nữ thực hiện lại việc đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Trong trường hợp này, quan hệ hôn nhân của các bên vẫn sẽ được xác lập kể từ ngày đăng ký kết hôn trước (thời điểm đăng ký không đúng thẩm quyền).
Như vậy, theo điều luật nêu trên thì trong trường hợp đăng ký kết hôn không đúng thẩm quyền, được xử lý như sau:
-
Khi có yêu cầu của các bên có liên quan, cơ quan có thẩm quyền cần phải thu hồi giấy chứng nhận kết hôn, hủy bỏ giấy chứng nhận kết hôn đó trong quy định của pháp luật về hộ tịch, yêu cầu các bên nam nữ thực hiện lại thủ tục đăng ký kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền;
-
Quan hệ hôn nhân của các bên nam nữ sẽ được công nhận, xác lập kể từ ngày đăng ký kết hôn trước.
THAM KHẢO THÊM: