Làm thế nào để lấy lại tiền nợ hàng của khách hàng? Mua chịu cửa hàng tạp hóa và tranh chấp thanh toán nợ.
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi bán cửa hàng tạp hoá có khách hàng tên A thiếu tôi 34.000.000 đồng có sổ mua chi tiết rõ ràng, nhưng giờ cô A bỏ đi và theo tôi biết thì cô A còn thiếu nợ một số người nữa và giật hụi. Vậy xin luật sư cho tôi biết giờ tôi có làm đơn gửi đến chính quyền nơi cô A cư trú hay phải làm như thế nào?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Căn cứ Điều 25 Bộ luật tố tụng dân sự 2004 (sửa đổi, bổ sung 2011) quy định những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của
“1. Tranh chấp giữa cá nhân với cá nhân về quốc tịch Việt Nam.
2. Tranh chấp về quyền sở hữu tài sản.
3. Tranh chấp về hợp đồng dân sự.
4. Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 29 của Bộ luật này.
5. Tranh chấp về thừa kế tài sản.
6. Tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
7. Tranh chấp về quyền sử dụng đất, về tài sản gắn liền với đất theo quy định của pháp luật về đất đai.
8. Tranh chấp liên quan đến hoạt động nghiệp vụ báo chí theo quy định của pháp luật.
9. Tranh chấp liên quan đến yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu.
10. Tranh chấp liên quan đến tài sản bị cưỡng chế để thi hành án theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự.
11. Tranh chấp về kết quả bán đấu giá tài sản, thanh toán phí tổn đăng ký mua tài sản bán đấu giá theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự.
12. Các tranh chấp khác về dân sự mà pháp luật có quy định.”
Tranh chấp trên giữa chị và chị A là tranh cấp hợp đồng dân sự về vấn đề A không trả tiền hàng cho chị.
Nếu chị xác minh được cô A hiện đang ở đâu thì chị có quyền làm đơn khởi kiện tới
“1. Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định như sau:
a) Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 25, 27, 29 và 31 của Bộ luật này;”
Nếu chị không xác minh được cô A hiện đang ở đâu vì giờ cô A đã bỏ đi khỏi địa phương thì chị sẽ có quyền làm đơn khởi kiện gửi tới Tòa án nhân dân cấp huyện nơi chị đang cư trú theo quy định tại điểm a) Khoản 1 Điều 36 Bộ luật tố tụng dân sự 2004 sửa đổi, bổ sung 2011: Thẩm quyền của Toà án theo sự lựa chọn của nguyên đơn, người yêu cầu:
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
“1. Nguyên đơn có quyền lựa chọn Toà án giải quyết tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động trong các trường hợp sau đây:
a) Nếu không biết nơi cư trú, làm việc, trụ sở của bị đơn thì nguyên đơn có thể yêu cầu Toà án nơi bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở cuối cùng hoặc nơi bị đơn có tài sản giải quyết;”
Vấn đề quan trọng là phải tìm kiếm được chị A hiện đang ở đâu thì mới có thể giải quyết tranh chấp giữa hai bên. Nếu chị A không tới Tòa để giải quyết thì sẽ khó khăn trong quá trình giải quyết vụ án.