Khái quát về thẻ căn cước công dân gắn chíp? Làm thẻ căn cước công dân gắn chíp ở tỉnh khác được không?
Hiện nay, khi Việt Nam đang hướng tới việc quản lý dân số bằng số hóa thì việc chuyển từ quản lý dân số bằng sổ hộ khẩu, chứng minh nhân dân 9 số, chứng minh nhân dân 12 số, căn cước công dân thành căn cước công dân gắn chíp. Việc quản lý dân số bằng cách này sẽ giúp việc thực hiện các thủ tục hành chính một cách nhanh chóng và chính xác nhất. Bên cạnh đó thì việc lưu trữ hồ sơ, giấy tờ cũng trở nên dễ dàng hơn. Một trong những thắc mắc của người dân ở xa khi muốn chuyển đổi sang căn cước công dân gắn chíp là việc chuyển đổi này có được thực hiện ở tỉnh khác được không? Để có thể giải đáp được thắc mắc này cho quý bạn đọc thì trong nội dung bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ cung cấp các thông tin xoay quanh vấn đề này như sau:
Luật sư
Căn cứ pháp lý:
–
–
– Thông tư 112/2020/TT-BTC quy định mức thu một số khoản phí, lệ phí nhằm hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội ứng phó với dịch Covid-19;
– Thông tư số 59/2019/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp và quản lý lệ phí cấp căn cước công dân;
– Quyết định số: 1368/QĐ-TTg về việc phê duyệt chủ trương dự án sản xuất, cấp và quản lý căn cước công dân do Thủ tướng Chính phủ ban hành về đề án thẻ công dân được gắn chip.
Mục lục bài viết
1. Khái quát về thẻ căn cước công dân gắn chíp?
Trước khi pháp luật có quy định về thẻ căn cước công dân gắn chíp thì pháp luật Việt Nam đã quy định về chứng minh nhân dân để quản lý công dân tại
Đến tận năm 2015 khi
Đến năm 221 Nhà nước ta đã đưa ra quy định về việc sử dụng và thay thế hoàn toàn chứng minh nhân dân 9 số, chứng minh nhân dân 12 số, căn cước công dân thành thẻ căn cước gắn chip cho toàn dân có quốc tịch Việt Nam. Thẻ căn cước gắn chip được nhận định là thiết bị nhận dạng thông minh cho phép tích hợp lượng lớn dữ liệu về bảo hiểm, bằng lái…
Trên thực tế thì thẻ cước gắn chip có thể đóng vai trò thiết bị nhận diện, xác thực danh tính và chìa khóa truy cập thông tin công dân trong hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia. Việc sử dụng thẻ căn cước công dân gắn chíp sẽ giúp người sử dụng thẻ có thể tiếp cận nhiều dịch vụ vốn đòi hỏi hàng loạt giấy tờ khác nhau mà không phải lưu giữ quá nhiều loại giấy tờ và gặp phải nhiều phiền phức khi thực hiện các thủ tục hành chính.
Trên thực tế mà pháp luật quy định thì công dân phải đi làm Căn cước công dân gắn chip trước 01/7/2021 nếu thẻ chứng minh nhân dân, Căn cước công dân mã vạch thuộc các trường hợp quy định tại Điều 23 Luật Căn cước công dân 2014 và Điều 5 Nghị định 05/1999/NĐ-CP như sau:
– Công dân dùng thẻ Căn cước công dân mã vạch mà đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi hoặc Căn cước công dân hết hạn sử dụng.
– Thẻ bị hư hỏng không sử dụng được.
– Thay đổi thông tin về họ, chữ đệm, tên, đặc điểm nhân dạng.
– Xác định lại giới tính, quê quán.
– Có sai sót về thông tin trên thẻ.
– Bị mất thẻ Căn cước công dân hoặc chứng minh nhân dân.
– Người đang dùng chứng minh nhân dân mà thay đổi nơi đăng ký hộ khẩu thường trú ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
– Được trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật Quốc tịch Việt Nam.
2. Làm thẻ căn cước công dân gắn chíp ở tỉnh khác được không?
Thẻ Căn cước công dân gắn chip mới có sự khác biệt chính so với chứng minh nhân dân và căn cước công dân mã vạch đó chính là con chip nằm ở mặt sau. Theo như quy định thì trong căn cước công dân gắn chíp nay chứa thông tin của mỗi công dân, đồng thời với mã QR ở mặt trước của thẻ. Để kiểm tra thẻ công dân gắn chíp của bạn thì có thể quét thông tin mã QR trên thẻ căn cước công dân gắn chip ngày bằng điện thoại thông minh của bạn. Còn với câu hỏi có làm căn cước công dân gắn chip ở tỉnh khác được không? Hiện nay, thẻ căn cước công dân mới này giúp bạn tránh bớt phải mang theo nhiều giấy tờ bên người và thực hiện các thủ tục hành chính nhanh gọn hơn đấy cũng là một trong những lý do mà công dân muốn làm căn cước công dân tại nơi công dân làm việc và sinh sống mà không phải nơi đăng ký hộ khẩu gốc. Trong nội dung mục 2 này tác giả sẽ giải đáp thắc mắc liên quan đến vấn đề làm thẻ căn cước công dân gắn chíp ở tỉnh khác như sau:
Căn cứ theo quy định tại Điều 26 Luật Căn cước công dân 2014. Công dân có thể lựa chọn một trong các nơi sau đây để làm thủ tục cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân:
– Tại cơ quan quản lý căn cước công dân của Bộ Công an;
– Tại cơ quan quản lý căn cước công dân của Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
– Tại cơ quan quản lý căn cước công dân của Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và đơn vị hành chính tương đương;
– Cơ quan quản lý căn cước công dân có thẩm quyền.
– Tổ chức làm thủ tục cấp thẻ căn cước công dân tại xã, phường, thị trấn, cơ quan, đơn vị hoặc tại chỗ ở của công dân trong trường hợp cần thiết.
Bên cạnh đó thì theo như quy định tại Điều 16
Do đó, theo như quy định này thì đối với các trường hợp cấp mới thẻ Căn cước công dân (cấp lần đầu) thì không được làm Căn cước công dân ở tỉnh khác mà phải về nơi mình thường trú. Ngoài ra, người dân cần phải đến Cơ quan quản lý căn cước công dân Công an cấp tỉnh nơi mình tạm trú để làm thủ tục theo như quy định của pháp luật nếu như thuộc trường hợp bạn đã có thẻ Căn cước công dân nhưng bị mờ, hư hỏng, đến hạn đổi… Hoặc thuộc dạng cũ nhưng muốn đổi sang loại gắn chíp mới
Do đó, khi chủ thể làm lại thẻ căn cước công dân, công dân cần mang các giấy tờ:
– Tờ khai Căn cước công dân;
– Phiếu thu nhận thông tin Căn cước công dân;
– Bản sao văn bản của cơ quan có thẩm quyền về việc thay đổi các thông tin (nếu có).
Sau khi công dân đã chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ như đã quy định thì cần thực hiện theo thủ tục làm thẻ Căn cước công dân đã được hướng dẫn tại Điều 22 Luật Căn cước công dân 2014 và hướng dẫn chi tiết tại Điều 12
Bước 1: Công dân điền vào Tờ khai Căn cước công dân và xuất trình sổ hộ khẩu;
Bước 2: Cán bộ tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp thẻ Căn cước công dân tại cơ quan quản lý căn cước công dân kiểm tra, đối chiếu thông tin của công dân trong Tờ khai căn cước công dân;
Bước 3: Cán bộ chụp ảnh, thu thập vân tay, đặc điểm nhận dạng của người đến làm thủ tục cấp thẻ căn cước công dân để in trên Phiếu thu nhận thông tin căn cước công dân và thẻ căn cước công dân theo quy định;
Bước 4: Người dân nhận giấy hẹn trả thẻ căn cước công dân và đến lấy thẻ theo lịch hẹn trên giấy.
Như vậy, để có thể làm thẻ căn cước công dân gắn chíp tại tỉnh khác một cách nhanh chóng đúng với quy định của pháp luật hiện hành thì người dân cần phải chuẩn bị giấy tờ và thực hiện theo các bước làm thẻ căn cước công dân gắn chíp mà tác giả đã nêu ra tại mục trên.
Căn cứ theo Điều 4 Thông tư 59/2019/TT-BTC, công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên khi làm thủ tục đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân phải nộp lệ phí theo các mức dưới đây:
– Công dân chuyển từ Chứng minh nhân dân 9 số, Chứng minh nhân dân 12 số sang cấp thẻ Căn cước công dân: 30.000 đồng/thẻ Căn cước công dân.
– Đổi thẻ Căn cước công dân khi bị hư hỏng không sử dụng được; thay đổi thông tin về họ, chữ đệm, tên; đặc điểm nhân dạng; xác định lại giới tính, quê quán; có sai sót về thông tin trên thẻ; khi công dân có yêu cầu: 50.000 đồng/thẻ Căn cước công dân
– Cấp lại thẻ Căn cước công dân khi bị mất thẻ Căn cước công dân, được trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật quốc tịch Việt Nam: 70.000 đồng/thẻ Căn cước công dân.