Làm sao đòi lại tiền cho vay khi hợp đồng vay bị mất. Thủ tục khởi kiện để đòi lại số tiền đã cho vay.
Làm sao đòi lại tiền cho vay khi hợp đồng vay bị mất. Thủ tục khởi kiện để đòi lại số tiền đã cho vay.
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư, e có cho a này vay 70tr và a thế chấp hợp chỗ ngồi bán ở chợ cho e và có làm hợp đồng nhưng hợp đồng nay bị mất do nhà e bị trộm ,nhưng tin nhắn điện thoại vẫn còn .Giờ thì a ko trả tiền cho e e gọi a ko nghe máy e xuống phòng trọ thì lúc nào cũng khóa cửa còn chỗ bán thì a đã sang cho người khác cho e hỏi trường hợp của e có báo công an dc ko, và thời gian công an nhận hồ sơ là bao lâu ,hồ sơ bao gồm những gì?
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
– Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi 2009.
2. Luật sư tư vấn:
Căn cứ Điều 471 Bộ luật dân sự 2005 :
“Hợp đồng vay tài sản là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định”.
Và căn cứ Điều 348, Bộ luật dân sự 2005 quy định về nghĩa vụ của bên thế chấp tài sản như sau:
“1.Bảo quản, giữ gìn tài sản thế chấp;
2. Áp dụng các biện pháp cần thiết để khắc phục, kể cả phải ngừng việc khai thác công dụng tài sản thế chấp nếu do việc khai thác đó mà tài sản thế chấp có nguy cơ mất giá trị hoặc giảm sút giá trị;
3. Thông báo cho bên nhận thế chấp về các quyền của người thứ ba đối với tài sản thế chấp, nếu có; trong trường hợp không thông bao thì bên nhận thế chấp có quyền hủy hợp đồng thế chấp tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại hoặc duy trì hợp đồng và chấp nhận quyền của người thứ ba đối với tài sản thế chấp;
4. Không được bán, trao đổi, tặng cho tài sản thế chấp, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 và khoản 4 điều 349, luật này.”
Khoản 3, khoản 4, Điều 349 Bộ luật dân sự 2005 quy định như sau: Bên thế chấp tài sản có quyền:
“ 3. Được bán, thay thế tài sản thế chấp, nếu tài sản đó là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh.
Trong trường hợp bán tài sản thế chấp là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh thì quyền yêu cầu bên mua thanh toán tiền, số tiền thu được hoặc tài sản hình thành từ số tiền thu được trở thành tài sản thế chấp thay thế cho số tài sản đã bán.
4. Được bán, trao đổi, tặng cho tài sản thế chấp không phải là hàng hóa luân chuyển trong quá trình san xuất, kinh doanh, nếu được bên nhận thế chấp đồng ý.”
Như vậy, trong trường hợp này bạn có thể khởi kiện ra tòa án nhân dân quận, huyện giải quyết để đòi lại tài sản cho bạn. Bạn có nghĩa vụ đưa ra những chứng cứ chứng minh là: người làm chứng, các tin nhắn.. giữa hai bên nếu hợp đồng bị mất.
Hồ sơ khi khởi kiện vụ án dân sự sẽ bao gồm:
+ Đơn khởi kiện
+ Các tài liệu liên quan đến vụ việc.
+ Giấy chứng mình thư nhân dân, hộ khẩu (bản sao có sao y) liên quan đến cá nhân bạn.
Đối với tranh chấp về dân sự không có yếu tố nước ngoài thì thẩm quyền giải quyết thuộc về Toà án nhân dân cấp huyện nơi mà bị đơn đang cư trú theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 33 và điểm a khoản 1 Điều 35 Bộ luật Tố tụng dân sự. Nơi cư trú của công dân là chỗ ở hợp pháp mà người đó thường xuyên sinh sống, có thể là nơi thường trú hoặc nơi tạm trú.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật dân sự tổng đài: 1900.6568
Nếu người vay nợ bạn có dấu hiệu trốn tránh, chạy trốn và không trả nợ hay không thì bạn có thể tố cáo về hành vi vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản thì bạn có thể tố cáo với cơ quan công an về hành vi này. Theo đó, với số tiền vay nợ là 70 triệu đồng thì người vay nợ bạn sẽ bị xử lý hình sự về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo Điều 140 Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi 2009 :
"Điều 140. Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
1. Người nào có một trong những hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ bốn triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới bốn triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm:
a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó;
b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản."