Hiện nay, có rất nhiều vấn đề phát sinh liên quan đến quan hệ tài sản, nhất là quan hệ thừa kế. Người để lại di sản hoàn toàn có thể để lại di chúc hoặc không để lại di chúc. Vậy làm sao để di chúc không công chứng vẫn hợp pháp?
Mục lục bài viết
1. Di chúc có bắt buộc phải công chứng hoặc chứng thực không?
Pháp luật hiện nay đã quy định cụ thể về vấn đề lập di chúc. Hiện nay di chúc được thể hiện dưới hai hình thức, di chúc được lập thành văn bản, trong trường hợp không thể lập thành văn bản thì có thể lập di chúc bằng miệng, tuy nhiên di chúc bằng miệng cần phải tuân thủ theo quy định của pháp luật. Căn cứ theo quy định tại Điều 628 của Bộ luật dân sự năm 2015 có quy định những loại hình di chúc bằng văn bản bao gồm:
– Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng;
– Di chúc bằng văn bản có công chứng tại tổ chức công chứng;
– Di chúc bằng văn bản có người làm chứng;
– Di chúc bằng văn bản có chứng thực tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Đồng thời, di chúc văn bản hợp tác cần phải đáp ứng được những điều kiện nhất định theo quy định tại Điều 630 của Bộ luật dân sự năm 2015. Và cần phải lưu ý thêm, di chúc của người trên 18 tuổi thì cần phải thỏa mãn yếu tố, đó là người lập di chúc phải sáng suốt trong quá trình lập di chúc, không bị lừa dối hoặc đe dọa dưới bất kỳ hình thức nào, nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của pháp luật và không trái đạo đức xã hội, hình thức của di chúc không trái quy định của pháp luật. Di chúc của các đối tượng được xác định là người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi phải được lập thành văn bản và phải có sự đồng ý của cha mẹ hoặc người giám hộ về việc lập di chúc đó. Di chúc của những người bị hạn chế về thể chất hoặc những người không biết chữ thì phải có người làm chứng lập thành văn bản và tiến hành hoạt động công chứng hoặc chứng thực tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Di chúc bằng văn bản không có được công chứng hoặc chứng thực chỉ được coi là hợp pháp khi đáp ứng được đầy đủ các điều kiện nêu trên. Như vậy có thể nói, tổng hợp các quy định như phân tích trên đây thì pháp luật Việt Nam hiện nay không bắt buộc di chúc phải có công chứng hoặc chứng thực, vẫn tồn tại hiện tượng di chúc không công chứng hoặc di chúc không chứng thực vẫn hợp pháp trên thực tế, trừ trường hợp di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc di chúc của người không biết chữ thì phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Ngoài ra căn cứ theo quy định tại Điều 635 của Bộ luật dân sự năm 2015 cũng có quy định về việc người lập di chúc có thể yêu cầu công chứng hoặc chứng thực bản di chúc theo mong muốn của bản thân, pháp luật không bắt buộc rằng công chức luôn luôn phải tiến hành hoạt động công chứng thì mới được coi là di chúc hợp pháp.
2. Làm sao để di chúc không công chứng vẫn hợp pháp?
Theo như phân tích ở trên thì có thể nói, pháp luật hiện nay không bắt buộc di chúc phải công chứng thì mới được coi là di chúc hợp pháp. Vì vậy cho nên, di chúc không công chứng vẫn sẽ được coi là di chúc hợp pháp khi đáp ứng được các điều kiện căn cứ theo quy định tại Điều 630 của Bộ luật dân sự năm 2015, cụ thể như sau:
– Tại thời điểm lập di chúc thì người lập di chúc cần phải hoàn toàn minh mẫn và tỉnh táo, người lập di chúc phải sáng suốt và phân biệt được mong muốn nguyện vọng của mình, không bị lừa dối hoặc đe dọa dưới bất kỳ hình thức nào bởi bất cứ chủ thể nào;
– Nội dung của di chúc phải đảm bảo điều kiện không trái đạo đức xã hội và không vi phạm quy định của pháp luật, không trái thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam;
– Những đối tượng được xác định là người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi sẽ được lập di chúc theo quy định của pháp luật nếu được cha mẹ hoặc nếu được gọi giám hộ của họ đồng ý về việc lập di chúc đó. Bên cạnh đó những đối tượng được xác định là người bị hạn chế năng lực về thể chất, hạn chế năng lực về hành vi dân sự hoặc những người không biết chữ vẫn được lập di chúc nhưng phải được người làm chứng lập thành văn bản ta phải tiến hành hoạt động công chứng hoặc chứng thực tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Do đó tùy vào từng độ tuổi nhất định mà pháp luật có những quy định về hình thức lập di chúc khác nhau;
– Chỉ được thực hiện hoạt động lập di chúc bằng miệng nếu như người lập di chúc bị cái chết đe dọa và không thể lập di chúc bằng văn bản, trong quá trình lập di chúc bằng miệng thì phải ít nhất có 02 người làm chứng. hai người làm chứng này phải tiến hành hoạt động ghi chép đầy đủ ý chí và nguyện vọng của người lập di chúc miệng và bản ghi chép lại phải có xác nhận về chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của người làm chứng, được công chứng viên hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã công chứng hoặc chứng thực trong khoảng thời gian 05 ngày làm việc được tính kể từ ngày người lập di chúc bằng miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình;
– Trong trường hợp người lập di chúc lựa chọn hình thức di chúc bằng văn bản không có người làm chứng thì người lập di chúc đó phải tự mình ký và viết vào bản di chúc căn cứ theo quy định tại Điều 633 của Bộ luật dân sự năm 2015.
Đáp ứng được đầy đủ các điều kiện trên đây, thì di chúc vẫn sẽ được coi là di chúc hợp pháp mà không bắt buộc phải trải qua giai đoạn công chúng tại các tổ chức công chứng.
Ngoài ra căn cứ theo quy định tại Điều 638 của Bộ luật dân sự năm 2015, thì có thể nói di chúc bằng văn bản sẽ có giá trị như di chúc công chứng, hoặc di chúc chứng thực trong một số trường hợp:
– Di chúc của các đối tượng được xác định là quân nhân tại ngũ có xác nhận của chủ thể có thẩm quyền đó là thủ trưởng đơn vị từ cấp đại đội trở lên, nếu như các đối tượng quân nhân đó không thể nhu cầu hoạt động công chứng hoặc chứng thực bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
– Di chúc của các đối tượng là người đang hoạt động trên tàu biển hoặc trên tàu bay có xác nhận của chủ thể có thẩm quyền đó là người chỉ huy phương tiện tàu biển và tàu bay đó;
– Di chúc của người đang điều trị tại bệnh viện và điều trị tại các cơ sở khám chữa bệnh hoặc các cơ sở điều dưỡng khác có xác nhận của người phụ trách bệnh viện và người phụ trách của các cơ sở đó;
– Di chúc của người đang công tác và làm việc khảo sát và thăm dò ở vùng sâu vùng xa, làm các công việc nghiên cứu ở vùng núi và hải đảo có xác nhận của người phụ trách đơn vị;
– Di chúc của công dân Việt Nam đang ở nước ngoài có xác nhận của cơ quan đại diện ngoại giao nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và cơ quan lãnh sự đặt trên lãnh thổ của quốc gia đó;
– Di chúc của người đang bị tạm giam, tạm giữ theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, của những người đang chấp hành hình phạt tù hoặc người đang chấp hành các biện pháp xử lý hành chính tại các cơ sở giáo dục, các cơ sở khám chữa bệnh có xác nhận của người phụ trách cơ sở đó.
Như vậy thì đối với một số trường hợp khác, di chúc không bắt buộc phải công chứng, miễn là đáp ứng được đầy đủ các điều kiện theo như phân tích ở trên đều được coi là di chúc hợp pháp. Tuy nhiên, việc công chứng di chúc vẫn sẽ nâng cao hơn nữa tính pháp lý của bản di chúc đó.
3. Thủ tục và trình tự công chứng di chúc:
Theo quy định của pháp luật hiện nay thì trình tự và thủ tục công chứng di chúc sẽ trải qua một số giai đoạn cơ bản sau đây:
Bước 1: Nộp hồ sơ yêu cầu công chứng di chúc tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Người có nhu cầu công chứng di chúc sẽ chuẩn bị những giấy tờ cơ bản mang đến phòng công chứng hoặc văn phòng công chứng để tiến hành thủ tục công chứng di chúc.
Bước 2: Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ theo quy định của pháp luật. Công chứng viên sẽ kiểm tra giấy tờ trong hồ sơ yêu cầu công chứng của các chủ thể. Trong trường hợp xét thấy hồ sơ đầy đủ và phù hợp với quy định của pháp luật thì sẽ ghi vào sổ công chứng. Sau đó công chứng sẽ giải thích cho người yêu cầu công chứng hiểu rõ quyền lợi và nghĩa vụ của họ, cũng như hậu quả pháp lý của hoạt động công chứng di chúc. Trong trường hợp có căn cứ cho rằng hồ sơ yêu cầu công chứng di chúc chưa rõ ràng và có dấu hiệu bị đe dọa hoặc cưỡng ép, công chứng viên có sự nghi ngờ về năng lực hành vi dân sự của người yêu cầu công chứng di chúc thì công chứng viên đó sẽ đề nghị người yêu cầu công chứng di chúc làm rõ một số nội dung chưa rõ ràng và cụ thể, tiến hành hoạt động xác minh và yêu cầu giám định sức khỏe tâm thần, nếu không thì sẽ từ chối công chứng và nêu rõ lý do chính đáng.
Bước 3: Kiểm tra dự thảo di chúc. Nếu như công chứng viên xét thấy trong dự thảo di chúc có điều khoản vi phạm quy định của pháp luật và trái đạo đức xã hội thì công chứng viên sẽ cần chỉ rõ cho người yêu cầu công chứng để họ sửa chữa. Trong trường hợp người yêu cầu công chứng di chúc không sửa chữa thì công chứng viên sẽ từ chối công chứng di chúc.
Bước 4: Tiến hành hoạt động ký chứng nhận. Người yêu cầu công chứng di chúc sẽ tự đọc lại bản dự thảo di chúc và sau đó công chứng viên cũng sẽ đọc lại cho người yêu cầu công chứng nghe. Trong trường hợp người yêu cầu công chứng di chúc đồng ý với toàn bộ nội dung trong dự thảo di chúc thì sẽ ký vào từng trang của di chúc. Sau đó trả kết quả công chứng cho người có nhu cầu công chứng di chúc. Theo quy định của pháp luật hiện nay thì phí công chứng di chúc được xác định là 50.000 đồng. Ngoài ra còn phát sinh thêm phí lưu giữ di chúc là 100.000 đồng/trường hợp.
4. Thành phần hồ sơ công chứng di chúc:
Để tiến hành hoạt động công chứng di chúc một cách thuận lợi thì người lập di chúc còn phải chuẩn bị những giấy tờ cơ bản sau đây:
– Phiếu yêu cầu công chứng theo mẫu do pháp luật quy định trong đó ghi rõ yêu cầu công chứng viên cần phải tiến hành hoạt động công chứng văn bản di chúc để lại tài sản cho người khác sau khi họ qua đời;
– Bản dự thảo di chúc;
– Giấy tờ tùy thân của người viết di chúc, ví dụ như chứng minh thư nhân dân hoặc căn cước công dân, hộ chiếu còn thời hạn;
– Giấy tờ về tài sản ví dụ như giấy chứng nhận quyền sử dụng, sổ tiết kiệm, giấy chứng nhận cổ phần, giấy đăng ký xe …;
– Một số loại giấy tờ cơ bản khác khi được yêu cầu. Lưu ý rằng khi nộp bản sao thì cần phải xuất trình bản chính để được đối chiếu.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Dân sự năm 2015;
– Luật Công chứng năm 2018.