Lạm quyền đang là một thực trạng khá phổ biến, biểu hiện của lạm quyền không chỉ thể hiện ở các văn bản mà còn qua lời nói của lãnh đạo. Vậy làm thế nào để xây dựng một môi trường chuyển mạnh sang nền hành chính mang tư duy phục vụ. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp một số thắc mắc về lạm quyền là gì?
Mục lục bài viết
1. Lạm quyền là gì?
Đầu tiên có thể hiểu lạm quyền là làm những việc trong quyền hạn của mình để phục vụ mục đích riêng nào đó không đi đến mục tiêu chung của quyền hạn đề ra .
Lạm quyền là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn, vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân, đã cố ý vượt quá giới hạn quyền lực cho phép, vượt quá quyền hạn mà pháp luật giao cho khi thi hành công vụ, gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước, của xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân (Theo
2. Quy định về tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản:
Hiện nay, “Tội lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản” được quy định chặt chẽ tại Điều 355 –
“1. Người nào lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 06 năm:
a) Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục 1 Chương này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 06 năm đến 13 năm:
a) Có tổ chức;
b) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;
c) Phạm tội 02 lần trở lên;
d) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
đ) Gây thiệt hại về tài sản từ 1.000.000.000 đến dưới 3.000.000.000 đồng;
e) Chiếm đoạt tiền, tài sản dùng vào mục đích xóa đói, giảm nghèo; tiền, phụ cấp, trợ cấp, ưu đãi đối với người có công với cách mạng; các loại quỹ dự phòng hoặc các loại tiền, tài sản trợ cấp, quyên góp cho những vùng bị thiên tai, dịch bệnh hoặc các vùng kinh tế đặc biệt khó khăn.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 13 năm đến 20 năm:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
b) Gây thiệt hại về tài sản từ 3.000.000.000 đồng đến dưới 5.000.000.000 đồng;
c) Dẫn đến doanh nghiệp hoặc tổ chức khác bị phá sản hoặc ngừng hoạt động;
d) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm hoặc tù chung thân:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên;
b) Gây thiệt hại về tài sản 5.000.000.000 đồng trở lên.
5. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản”
3. Cấu thành tội phạm tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản:
* Chủ thể của tội phạm
Chủ thể của tội này là chủ thể đặc biệt, là người có chức vụ, quyền hạn. Người không có chức vụ, quyền hạn thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản không được coi là chủ thể của tội này. Và nếu chủ thể không có chức vụ, quyền hạn cũng sẽ không cấu thành nên tội này.
* Khách thể của tội phạm
Tội phạm này đã xâm hại đến hai quan hệ xã hội bao gồm:
– Thứ nhất là xâm phạm đến tính đúng đắn và trật tự của hoạt động thực hiện công việc, nhiệm vụ.
– Thứ hai, tội phạm đã xâm hại đến quan hệ sở hữu tài sản của người khác.
* Mặt khách quan
Hành vi khách quan của tội này là hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác bằng cách lạm dụng chức vụ, quyền hạn. Khi thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản, người phạm tội dựa trên cơ sở chức vụ, quyền hạn của mình đã vượt ra ngoài phạm vi của chức vụ, quyền hạn đó.
Hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác ở tội phạm này được thể hiện dưới những hình thức khác nhau, bao gồm các hình thức sau đây:
– Lạm dụng chức vụ, quyền hạn uy hiếp tinh thần người khác để chiếm đoạt tài sản của họ; đây là trường hợp người phạm tội sử dụng chức vụ, quyền hạn để đe dọa, cưỡng bức người khác, chiếm đoạt tài sản của họ. Người bị đe dọa vì sợ gây thiệt hại nên phải để cho người có chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản.
– Lạm dụng chức vụ, quyền hạn lừa dối người khác chiếm đoạt tài sản của họ: đây là trường hợp người phạm tội vượt quá chức vụ, quyền hạn của mình đưa ra những thông tin không đúng sự thực với người khác về việc giao tài sản và chiếm đoạt tài sản trên cơ sở người bị lừa dối tin và giao tài sản.
– Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản của người khác được giao cho người phạm tội trên cơ sở tín nhiệm: đây là trường hợp người có chức vụ, quyền hạn được người khác tín nhiệm giao tài sản nhưng đã lạm dụng sự tín nhiệm đó và chiếm đoạt tài sản.
Lưu ý: Tài sản mà người phạm tội chiếm đoạt phải từ 2 triệu đồng trở lên mới cấu thành tội phạm, nếu tài sản chiếm đoạt chư đến 2 triệu thì sẽ không cấu thành tội phạm này. Trừ trường hợp nếu tài sản dưới 2 triệu nhưng đã từng bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm hoặc Đã bị kết án về một trong các tội phạm về tham nhũng chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
* Mặt chủ quan
– Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý trực tiếp: Người phạm tội nhận thức rõ được hành vi của mình có tính chất nguy hiểm cho xã hội mà vẫn thực hiện, thấy trước hành vi đó có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội. Và người phạm tội mong muốn khi mình thực hiện hành vi sẽ chiếm đoạt được tài sản từ người khác về cho mình.
– Động cơ phạm tội là vụ lợi: Người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội bởi vì lòng tham lam của cải vật chất, muốn biến tài sản của người khác thành tài sản của mình.
4. Hình phạt đối với tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản:
Theo như quy định tại Điều 55 Bộ Luật Hình sự thì người phạm tội sẽ phải chịu hình phạt với những khung hình phạt khác nhau, tùy thuộc vào mức độ phạm tội. Có 4 khung hình phạt như sau:
– Khung 1: Khung cơ bản có mức phạt tù từ 01 năm đến 06 năm. Khung này được áp dụng khi người phạm tội chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau:
+) Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm;
+) Đã bị kết án về một trong các tội về tham nhũng nhưng chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
– Khung 2: Khung tăng nặng có mức phạt tù từ 06 năm đến 13 năm. khung này áp dụng khi thuộc một trong các trường hợp sau:
+) Có tổ chức;
+) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;
+) Phạm tội 02 lần trở lên;
+) Chiếm đoạt tài sản có trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
+) Gây thiệt hại về tài sản từ 1.000.000.000 đồng đến dưới 3.000.000.000 đồng.
+) Chiếm đoạt tiền, tài sản dùng vào mục đích xóa đói, giảm nghèo; tiền, phụ cấp, trợ cấp, ưu đãi đối với người có công với cách mạng; các loại quỹ dự phòng hoặc các loại tiền, tài sản trợ cấp, quyên góp cho những vùng bị thiên tai, dịch bệnh hoặc các vùng kinh tế đặc biệt khó khăn.
– Khung 3.Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, bị phạt tù từ 13 năm đến 20 năm: Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng; Gây thiệt hại về tài sản từ 3.000.000.000 đồng đến dưới 5.000.000.000 đồng; Dẫn đến doanh nghiệp hoặc tổ chức khác bị phá sản hoặc ngừng hoạt động; Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
– Khung 4; Mức phạt tù 20 năm hoặc tù chung thân, được áp dụng trong các trường hợp sau:
+) Chiếm đoạt tài sản trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên;
+) Gây thiệt hại về tài sản 5.000.000.000 đồng trở lên.
Ngoài ra, còn có các hình phạt bổ sung:
+) Người phạm tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm,
+) Có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến dưới 1.00.000.000 đồng,
+) Tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
5. Lấy ví dụ cụ thể:
T là nhân viên hợp đồng của một công ty bảo hiểm nhà nước. Trong thời gian tập sự, T có giới thiệu một người chị họ của T tham gia mua bảo hiểm. Với số tiền mua bảo hiểm là 20 triệu đồng. Sau đó T đã không bàn giao lại cho công ty bảo hiểm mà đã chiếm đoạt toàn bộ 20 triệu đó vào túi của mình. Khi hết thời gian tập sự, T vẫn tiếp tục là nhân viên bán bảo hiểm cho công ty mà không có bất cứ văn bản nào để xác định là T có phải là 1 nhân viên chính thức hay không. Và số tiền 20 triệu T chiếm đoạt đó là khoảng thời gian T đang trong lúc tập sự . Khi bị phát hiện và bị bắt, T vẫn chưa có văn bản là nhân viên chính thức.
Theo như tình huống trên thì T đã phạm tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản của chị họ T
– Chủ thể: T là nhân viên hợp đồng của một công ty bảo hiểm, T có đủ điều kiện về chức vụ, quyền hạn để thực hiện hành vi
– Khách thể:
+) T đã xâm phạm đến tính đúng đắn của một nhân viên bảo hiểm là phải trung thực với khách hàng và với công ty bảo hiểm
+) Quan hệ T xâm phạm thứ hai là quan hệ tài sản giữa T và chị họ
– Mặt chủ quan:
+) Lỗi của T là lỗi cố ý trực tiếp, T nhận thấy được hành vi của mình là sai trái mà vẫn cố thực hiện, mong muốn chiếm được số tiền 20 tr của chị họ T
+) Động cơ T thực hiện hành vi là vụ lợi
– Mặt khách quan: Người chị họ tin tưởng T giao tài sản 20 triệu cho T để T đóng bảo hiểm về công ty. T đã lạm dụng sự tin tưởng, tín nhiệm đó để chiếm đoạt số tiền 20 triệu đó làm tài sản cho mình.
Như vậy, T có đầy đủ các yếu tố cấu thành của tội lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản và khung hình phạt áp dụng cho T là T có thể bị phạt tù từ 1 năm đến 6 năm.
* Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:
–