Làm nghề thổi PU trong khách sạn nhà nước có được hưởng phụ cấp độc hại? Danh mục ngành nghề được hưởng phụ cấp độc hại.
Làm nghề thổi PU trong khách sạn nhà nước có được hưởng phụ cấp độc hại? Danh mục ngành nghề được hưởng phụ cấp độc hại.
Tóm tắt câu hỏi:
Xin luật gia cho hỏi: Tôi làm nghề thổi PU đồ gỗ trong khách sạn nhà nước. Theo
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Theo quy định tại mục X phần I Quyết định số 1453/1995/QĐ-BLĐTBXH, thì một trong các nghề thuộc danh mục độc hại đó là Pha trộn hóa chất làm mút xốp PU bằng thủ công và bán thủ công. Đây là công việc nặng nhọc, độc hại, thường xuyên phải tiếp xúc với hóa chất độc gây thương tổn cho hệ thần kinh như: Tôlunen, Toluen diccoyanate,…điều kiện lao động loại V. Như vậy, trường hợp của bạn bạn sẽ được hưởng phụ cấp độc hại theo quy định của pháp luật.
Theo quy định của pháp luật thì những người làm việc trong các nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được hưởng chế độ phụ cấp độc hại nguy hiểm theo hướng dẫn tại Thông tư số 07/2005/TT-BNV. Cụ thể mức phụ cấp của bạn sẽ được tính theo quy định tại Mục II Thông tư 07/2005/TT-BNV như sau:
“1. Mức phụ cấp:
Phụ cấp độc hại, nguy hiểm gồm 4 mức: 0,1; 0,2; 0,3 và 0,4 so với mức lương tối thiểu chung. Theo mức lương tối thiểu chung 290.000 đồng/tháng thì các mức tiền phụ cấp độc hại nguy hiểm thực hiện từ ngày 01 tháng 10 năm 2004 như sau:
Mức | Hệ số | Mức tiền phụ cấp thực hiện 01/10/2004 |
1 | 0,1 | 29.000 đồng |
2 | 0,2 | 58.000 đồng |
3 | 0,3 | 87.000 đồng |
4 | 0,4 | 116.000 đồng |
2. Quy định áp dụng các mức phụ cấp độc hại, nguy hiểm:
a) Mức 1, hệ số 0,1 áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức làm việc trực tiếp ở nơi có một trong các yếu tố độc hại, nguy hiểm sau:
a1) Tiếp xúc trực tiếp với chất độc, khí độc, bụi độc, làm việc ở môi trường dễ bị lây nhiễm, mắc bệnh truyền nhiễm.
a2) Làm việc trong môi trường chịu áp suất cao hoặc thiếu dưỡng khí, nơi quá nóng hoặc quá lạnh.
a3) Những công việc phát sinh tiếng ồn lớn hoặc làm việc ở nơi có độ rung liên tục với tần số cao vượt quá tiêu chuẩn an toàn lao động và vệ sinh lao động cho phép.
a4) Làm việc ở môi trường có phóng xạ, tia bức xạ hoặc điện từ trường vượt quá tiêu chuẩn cho phép.
b) Mức 2, hệ số 0,2 áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức làm việc trực tiếp ở nơi có hai trong các yếu tố độc hại, nguy hiểm quy định tại tiết a điểm 2 mục II nêu trên.
c) Mức 3, hệ số 0,3 áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức làm việc trực tiếp ở nơi có ba trong các yếu tố độc hại, nguy hiểm quy định tại tiết a điểm 2 mục II nêu trên.
d) Mức 4, hệ số 0,4 áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức làm việc trực tiếp ở nơi có các yếu tố độc hại, nguy hiểm quy định tại tiết a điểm 2 mục II nêu trên.
3. Cách tính và nguồn kinh phí chi trả phụ cấp:
a) Cách tính trả phụ cấp:
Phụ cấp độc hại, nguy hiểm được tính theo thời gian thực tế làm việc tại nơi có các yếu tố độc hại, nguy hiểm; nếu làm việc dưới 4 giờ trong ngày thì được tính bằng 1/2 ngày làm việc, nếu làm việc từ 4 giờ trở lên thì được tính cả ngày làm việc. Phụ cấp độc hại, nguy hiểm được trả cùng kỳ lương hàng tháng và không để dùng tính đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.
b) Nguồn kinh phí chi trả chế độ phụ cấp độc hại, nguy hiểm:
Các đối tượng thuộc cơ quan, đơn vị được ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ, phụ cấp độc hại, nguy hiểm do ngân sách nhà nước chi trả theo phân cấp ngân sách hiện hành trong dự toán ngân sách được giao hàng năm cho cơ quan, đơn vị;
Các đối tượng thuộc cơ quan thực hiện khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính và các đối tượng thuộc các đơn vị sự nghiệp thực hiện tự chủ tài chính, phụ cấp độc hại, nguy hiểm do cơ quan, đơn vị chi trả từ nguồn kinh phí khoán và nguồn tài chính được giao tự chủ.”
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài:19006568
Ngoài ra, theo quy định tại Điều 141 “Bộ luật lao động 2019” có quy định đối với người lao động làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, độc hại được người sử dụng lao động bồi dưỡng bằng hiện vật theo quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. Cụ thể theo Thông tư 25/2013/TT-BLĐTBXH có quy định mức bồi dưỡng bằng hiện vật như sau:
“a) Bồi dưỡng bằng hiện vật được tính theo định suất hàng ngày và có giá trị bằng tiền tương ứng theo các mức sau:
– Mức 1: 10.000 đồng;
– Mức 2: 15.000 đồng;
– Mức 3: 20.000 đồng;
– Mức 4: 25.000 đồng.
b) Việc xác định mức bồi dưỡng bằng hiện vật cụ thể theo điều kiện lao động và chỉ tiêu môi trường lao động được quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này.”
Trong phụ lục 1 có quy định bảng xác định mức bồi dưỡng bằng hiện vật theo đặc điểm điều kiện lao động thì đối với điều kiện lao động loại V (thuộc trường hợp của bạn) sẽ được hưởng mức bồi dưỡng theo mức 2 hoặc 3 tùy thuộc vào chỉ tiêu về môi trường lao động.
Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Dương Gia:
– Phụ cấp nặng nhọc độc hại cho nhân viên trực tổng đài
– Phụ cấp độc hại nguy hiểm đối với công chức, viên chức ngành y tế
– Chế độ hưu trí dành cho người làm trong ngành nghề độc hại nguy hiểm
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư: 19006568 để được giải đáp.
——————————————————–
THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA LUẬT DƯƠNG GIA:
– Tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại
– Tư vấn luật lao động miễn phí qua điện thoại
– Luật sư tư vấn về việc soạn thảo đơn khởi kiện tranh chấp về lao động