Hợp đồng vay vốn là cách gọi khác của hợp đồng vay tài sản, theo đó hợp đồng vay vốn là sự thoả thuận giữa các bên, trong đó bên cho vay là các tổ chức tín dụng, giao tiền và tài sản hợp pháp của mình cho bên vay, đến hạn thì bên vay sẽ phải có nghĩa vụ hoàn trả vốn và lãi. Vậy là mất hợp đồng vay vốn ngân hàng có làm sao không?
Mục lục bài viết
1. Làm mất hợp đồng vay vốn ngân hàng có sao không?
Nhìn chung thì có thể nói, bản chất của
Tuy nhiên trong rất nhiều trường hợp khác nhau, có thể xuất phát từ nguyên nhân chủ quan hoặc nguyên nhân khách quan, bên vay đó làm mất hợp đồng vay vốn ngân hàng. Nhiều người đặt ra thắc mắc, việc làm mất hợp đồng vay vốn ngân hàng liệu có dẫn đến hậu quả gì không. Nhìn chung thì có thể nói, khi khách hàng vay vốn, ngân hàng sẽ lập hồ sơ và lưu giữ hồ sơ cho vay theo quy định của pháp luật, trong đó có thỏa thuận cho vay và hợp đồng vay vốn được ký kết giữa ngân hàng và khách hàng để tránh trường hợp khách hàng làm mất hợp đồng vay vốn, tức là trong quá trình lập hợp đồng vay vốn ngân hàng, bên vay sẽ giữ một bản hợp đồng và ngân hàng cũng sẽ giữ một bản hợp đồng, vì suy cho cùng thì ngân hàng cũng là một trong những bên tham gia giao dịch vay vốn.
Nếu như khách hàng làm mất hợp đồng vay vốn ngân hàng thì đồng nghĩa với việc, khách hàng đó vẫn sẽ phải có trách nhiệm và nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ trả gốc, lãi theo sự thỏa thuận của các bên. Khi làm mất hợp đồng vay vốn ngân hàng cũng không làm chấm dứt quyền và nghĩa vụ của khách hàng đối với ngân hàng, vì sự kiện pháp lí mất hợp đồng không là một trong những cơ sở để có thể chấm dứt hợp đồng hoặc hủy bỏ hợp đồng vay vốn. Tuy nhiên, quá trình thực hiện hợp đồng trên thực tế có thể gặp một số khó khăn nhất định khi cần đối chiếu với các điều khoản của hợp đồng về các nội dung như: số tiền vay, lãi suất, thời hạn thanh toán, phương thức thanh toán, hình thức xử phạt, hình thức bồi thường … Theo đó thì có thể nói, trong trường hợp bị mất hợp đồng, khách hàng hoàn toàn có thể liên hệ với ngân hàng để được hỗ trợ, tránh gặp phải những khó khăn trong quá trình thực hiện hợp đồng.
Đồng thời, khi thực hiện giao dịch thanh toán tiền gốc và tiền lãi khi đến hạn, hoặc thanh toán các khoản chi phí khác có liên quan, khách hàng nên lưu giữ lại toàn bộ các biên lai, bằng chứng và chứng từ để chứng minh về việc mình đã thực hiện nghĩa vụ thanh toán, xem đó là căn cứ trong trường hợp xảy ra tranh chấp hoặc các vấn đề khác phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng vay vốn ngân hàng.
2. Cần phải làm gì khi làm mất hợp đồng vay vốn ngân hàng?
Bộ luật dân sự năm 2015 hiện nay có quy định cụ thể về hình thức của hợp đồng vay, theo đó hợp đồng vay có thể được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, có thể được thể hiện dưới hình thức bằng văn bản, lời nói hoặc bằng hành vi cụ thể. Trong trường hợp khách hàng làm mất hợp đồng vay vốn ngân hàng, khách hàng nên thương lượng với ngân hàng để được giải quyết. Cần phải thông báo rõ với ngân hàng về việc mình đã làm mất hợp đồng vay để tìm ra phương án giải quyết phù hợp. Nếu không thể thỏa thuận được với ngân hàng, khách hàng hoàn toàn có thể khởi kiện ra cơ quan có thẩm quyền đó là tòa án để giải quyết, tuy nhiên cần phải có bằng chứng và chứng cứ chứng minh quá trình vay nợ. Các loại tài liệu, bằng chứng và chứng cứ có thể được sử dụng khi mất hợp đồng vay vốn tại cơ quan có thẩm quyền, để có thể bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình bao gồm:
– Tài liệu có thể đọc được nội dung, bản gốc hoặc bản sao được công chứng, hợp đồng hợp pháp, hoặc các loại giấy tờ hợp pháp của cơ quan và tổ chức có thẩm quyền cung cấp và xác nhận;
– Tài liệu nghe được, tài liệu nhìn được;
– Thông điệp dữ liệu điện tử;
– Lời khai của các được sự, lời khai của nhân chứng, lời khai trước tòa.
Đồng thời có thể nói, khi làm mất hợp đồng vay vốn ngân hàng, khách hàng vẫn sẽ phải có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ trả nợ của mình. Việc mất hợp đồng vay vốn không làm chấm dứt nghĩa vụ trả nợ của khách hàng. Mọi hành vi trốn tránh nghĩa vụ trả nợ với ngân hàng đều sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật. Căn cứ theo quy định tại Điều 466 của Bộ luật dân sự năm 2015 có quy định về nghĩa vụ trả nợ của bên vay. Theo đó, bên vay nói chung và bên ngân hàng nói riêng sẽ cần phải có trách nhiệm và nghĩa vụ thanh toán các khoản nợ khi đến hạn theo sự thỏa thuận của các bên. Trong trường hợp bên bê không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ thanh toán của mình khi đến hạn theo sự thỏa thuận, ngân hàng hoàn toàn có quyền yêu cầu bên vay thanh toán bằng cách gửi văn bản trực tiếp yêu cầu tuân thủ đầy đủ nghĩa vụ của mình. Trong trường hợp bên vay vẫn không tự nguyện tuân thủ đầy đủ nghĩa vụ, ngân hàng sẽ thực hiện thủ tục thu hồi nợ bằng cách khởi kiện tại cơ quan có thẩm quyền đó là tòa án nhân dân theo thủ tục tố tụng dân sự, yêu cầu tòa án giải quyết, nếu vẫn không thực hiện theo bản án của tòa án thì có thể áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án. Ngoài ra, nếu nhận thấy có dấu hiệu của hình sự, tức là bên vay có dấu hiệu lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì ngân hàng hoàn toàn có quyền yêu cầu cơ quan công an giải quyết theo thủ tục tố tụng hình sự.
3. Hợp đồng vay vốn ngân hàng bao gồm những nội dung gì?
Ngân hàng là một trong những loại hình tổ chức tín dụng được thành lập hợp pháp theo quy định của pháp luật. Hợp đồng vay vốn ngân hàng được xem là sự thỏa thuận của các bên, căn cứ theo quy định tại Điều 23 của Thông tư 39/2016/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng, hợp đồng vay vốn ngân hàng sẽ bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
– Tên và địa chỉ của ngân hàng, mã số doanh nghiệp của ngân hàng, tên và địa chỉ của khách hàng, số giấy tờ tùy thân của khách hàng;
– Số tiền cho vay;
– Hạn mức cho vay;
– Mục đích sử dụng vốn sống,
– Đồng tiền cho vay, đồng tiền trả nợ;
– Phương thức cho vay;
– Thời hạn cho vay, lãi suất theo sự thỏa thuận của các bên;
– Giải ngân vốn, sử dụng phương tiện thanh toán để giải ngân;
– Việc trả nợ gốc, trả tiền lãi, thứ tự thu hồi nợ gốc và tiền lãi, trả nợ trước hạn;
– Cơ cấu lại thời hạn trả nợ, chuyển nợ quá hạn, trách nhiệm của khách hàng trong việc phối hợp với tổ chức tín dụng để thực hiện hoạt động thẩm định tài sản, kiểm tra giám sát việc sử dụng vốn vay và trả nợ của khách hàng;
– Các trường hợp chấm dứt cho vay, xử lý nợ, phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại, trách nhiệm và quyền của các bên;
– Hiệu lực của thỏa thuận cho vay;
– Ngoài ra còn có thể bao gồm một số nội dung khác theo sự thỏa thuận của các bên, sao cho phù hợp với quy định của pháp luật và không trái đạo đức xã hội.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Dân sự năm 2015;
– Thông tư 39/2016/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng;
– Thông tư 10/2023/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngưng hiệu lực thi hành một số nội dung của Thông tư 39/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng (đã được bổ sung tại Thông tư 06/2023/TT-NHNN ngày 28/6/2023 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam).
THAM KHẢO THÊM: