Làm gì khi bị người khác lấy hình ảnh phát tán trên mạng xã hội? Bảo vệ quyền của cá nhân đối với hình ảnh cá nhân của mình và xử lý người có hành vi sử dụng hình ảnh trái phép của người khác.
Làm gì khi bị người khác lấy hình ảnh phát tán trên mạng xã hội? Bảo vệ quyền của cá nhân đối với hình ảnh cá nhân của mình và xử lý người có hành vi sử dụng hình ảnh trái phép của người khác.
Tóm tắt câu hỏi:
Người khác lấy hình ảnh của tôi phát tán trên mạng xã hội. Tôi phải làm gì, liên hệ với cơ quan nào để xử lý theo pháp luật? Thời gian xử lý nhanh hay chậm khi có đơn yêu cầu, thông tin cá nhân của tôi có được bảo mật không?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
– Bộ luật tố tụng hình sự 2003
2. Giải quyết vấn đề:
Theo thông tin bạn trình bày thì người khác lấy hình ảnh của bạn phát tán trên mạng xã hội. Trong trường hợp này bạn có thể làm đơn tố giác người có hành vi tung ảnh của bạn ra phía cơ quan công an cấp huyện nơi người đó cư trú. Theo quy định tại Điều 103 Bộ luật tố tụng hình sự 2003 về nhiệm vụ giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố thì:
– Sau khi tiếp nhận được đơn của bạn thì trong thời hạn hai mươi ngày Cơ quan điều tra trong phạm vi trách nhiệm của mình phải kiểm tra, xác minh nguồn tin và quyết định việc khởi tố hoặc quyết định không khởi tố vụ án hình sự.
– Trong trường hợp sự việc bị tố giác, tin báo về tội phạm hoặc kiến nghị khởi tố có nhiều tình tiết phức tạp hoặc phải kiểm tra, xác minh tại nhiều địa điểm thì thời hạn để giải quyết tố giác và tin báo có thể dài hơn, nhưng không quá hai tháng.
– Kết quả giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm hoặc kiến nghị khởi tố của cơ quan nhà nước phải được gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp và thông báo cho cơ quan, tổ chức đã báo tin hoặc người đã tố giác tội phạm biết. Và Cơ quan điều tra phải áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo vệ người đã tố giác tội phạm.
Ở đây, người kia có hành vi lấy hình ảnh của bạn tung lên mạng xã hội mà không có sự đồng ý của bạn thì hành vi của họ đã xâm phạm đến quyền hình ảnh của bạn. Theo quy định tại Điều 32 Bộ luật dân sự 2015 thì bạn có quyền yêu cầu Tòa án ra quyết định buộc người kia phải thu hồi, chấm dứt việc sử dụng hình ảnh của bạn, bồi thường thiệt hại và áp dụng các biện pháp xử lý khác theo quy định của pháp luật.
Nếu người kia có hành vi phát tán ảnh bạn lên mạng xã hội với mục đích làm nhục bạn, xúc phạm nghiêm trọng đến nhân phẩm, danh dự của bạn thì hành vi của người này có thể cấu thành tội làm nhục người khác quy định tại Điều 121, Bộ luật hình sự năm 1999. Cụ thể:
“1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm…."
>>> Luật sư tư vấn về hành vi tung hình ảnh của người khác lên mạng: 19006568
Theo đó, các yếu tố cấu thành tội làm nhục người khác như sau:
– Khách thể: Hành vi phạm tội nêu trên xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm của người khác.
– Mặt khách quan: người phạm tội phải là người có hành vi bằng lời nói hoặc bằng hành động xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác. Và mức độ nghiêm trọng được đánh giá dựa trên thái độ, nhận thức của người phạm tội; cường độ và thời gian kéo dài của hành vi xúc phạm; vị trí và môi trường xung quanh; vị trí, vai trò, uy tín của người bị hại trong gia đình, tổ chức hoặc trong xã hội; dư luận xã hội về hành vi xúc phạm đó.
– Mặt chủ quan: Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý.
– Chủ thể: Chủ thể của tội phạm này là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự.
Như vậy, nếu hành vi của người kia thỏa mãn các yếu tố cấu thành tội phạm nêu trên thì người kia có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội làm nhục người khác theo quy định tại Điều 121 Bộ luật hình sự năm 1999.
Còn nếu hành vi phát tán hình ảnh trên mạng chưa đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì người kia có thể bị xử phạt hành chính về hành vi cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm đe dọa, quấy rối, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác. Điều này được quy định tại điểm g, Khoản 3, Điều 66,
"3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
g) Cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm đe dọa, quấy rối, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác;"