Làm cống thoát nước qua đất của hộ dân là một trong quyền đối với bất động sản liền kề mà pháp luật cho phép thực hiện. Vậy làm cống thoát nước qua đất của hộ dân phải bồi thường?
Mục lục bài viết
1. Làm cống thoát nước qua đất của hộ dân phải bồi thường?
Quyền đối với bất động sản liền kề được hiểu là quyền thực hiện trên một bất động sản khác nhằm phục vụ cho việc khai thác một bất động sản khác thuộc quyền sở hữu của một cá nhân khác. Quyền đối với bất động sản liền kề bao gồm quyền về cấp các nước qua bất động sản liền kề hoặc quyền về tưới tiêu nước trong canh tác hoặc liên quan về lối đi qua đối với bất động sản liền kề, nếu trong cuộc sống thường nhật việc mắc đường dây tải điện, thông tin liên lạc bắt buộc phải đi qua bất động sản liền kề mà không còn lựa chọn nào khác thì cá nhân cũng có quyền yêu cầu thực hiện các hoạt động này. Trong phạm vi bài viết này sẽ chỉ đề cập đến nội dung liên quan về quyền cấp thoát nước và bất động sản liền kề.
Theo quy định tại Điều 252 của Bộ luật Dân sự năm 2015 quyền về cấp thoát nước qua bất động sản liền kề sẽ được áp dụng trên thực tế nếu vị trí tự nhiên bất động sản khi muốn cấp thoát nước buộc phải thông qua một bất động sản khác thì chủ sở hữu bất động sản có nước chảy qua bắt buộc phải giành một lối cấp thoát nước thích hợp. Pháp luật nghiêm cấm cá nhân có hành động cản trở hoặc ngăn chặn dòng nước chảy của bất động sản đi qua.
Không chỉ quy định về nghĩa vụ trách nhiệm của bất động sản có nước chảy qua mà còn quy định về trách nhiệm của người sử dụng lối cấp thoát nước phải hạn chế tối đa mức thiệt hại cho trụ sở hữu bất động sản có nước chảy qua khi tiến hành lắp đặt đường dẫn nước. Trong Bộ luật dân sự cũng đã ghi nhận rõ việc nếu gây thiệt hại thì phải có trách nhiệm bồi thường. Đối với trường hợp nước tự nhiên chạy từ vị trí cao xuống vị trí thấp và gây thiệt hại cho chủ sở hữu bất động sản có cống thoát nước đặt ở đây thì người sử dụng lối cấp thoát nước sẽ không có trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
Do đó, nếu như việc cấp thoát nước của các hộ dân xung quanh vì những vị trí tự nhiên bắt buộc phải thông qua đất nhà của một chủ sở hữu khác thì chủ bất động sản liền kề không thể từ chối việc dành một lối cấp thoát nước riêng một cách thích hợp để hỗ trợ bất động sản kế bên. Người sử dụng cống cấp thoát nước cũng phải có trách nhiệm hạn chế mức thiệt hại tối đa cho chủ sở hữu bất động sản có nước chảy qua khi đặt đường cống thoát nước. Việc làm cống thoát nước qua đất của hộ dân nếu xảy ra những thiệt hại hoặc có những vi phạm ảnh hưởng đến quyền lợi của bất động sản có công thoát nước đi qua thì phải có trách nhiệm bồi thường theo đúng quy định mà pháp luật dân sự đã ghi nhận.
2. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường của hàng xóm khi làm cống thoát nước qua đất của hộ dân:
Cá nhân bị ảnh hưởng do hoạt động làm cống thoát nước thông qua đất của mình phải căn cứ vào những tình huống cụ thể trên thực tế để yêu cầu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người đặt cống thoát nước. Căn cứ theo Điều 584 Bộ luật Dân sự 2015 thì việc phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại sẽ được diễn ra nếu có những trường hợp dưới đây:
– Cá nhân nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của một cá nhân khác thì đối tượng bị xâm phạm những quyền lợi này có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại; liên quan vấn đề tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp bộ luật này hoặc là khác có quy định khác;
– Người gây thiệt hại sẽ không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với trường hợp thiệt hại phát sinh do sự kiện bất khả kháng hoặc xuất phát hoàn toàn do lỗi bên bị thiệt hại từ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác;
– Trong trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy định tại khoản 2 của Điều này. Với quy định nêu trên, bồi thường thiệt hại được hiểu là hình thức trách nhiệm dân sự bắt buộc nếu bên gây ra hành vi thiệt hại phải có trách nhiệm bồi thường cho cá nhân hoặc tổ chức bị gây thiệt hại. Việc đặt cống thoát nước qua đất của hộ dân nếu gây nên thiệt hại là đang xâm phạm trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của người này nên cá nhân phải đền bù các tổn thất liên quan đến vật chất cho bên bị thiệt hại.
3. Cần làm gì khi có tranh chấp liên quan đến yêu cầu bồi thường do làm cống thoát nước qua đất hộ dân:
Hành động làm cống thoát nước qua đất của hộ dân khác mà gây thiệt hại nếu cố tình không bồi thường thiệt hại thì cá nhân bị ảnh hưởng quyền lợi ích hợp pháp có thể lựa chọn việc khởi kiện ra Tòa án để yêu cầu giải quyết tranh chấp về bồi thường. Thông thường cá nhân nên lựa chọn việc thỏa thuận thương lượng với nhau về hướng giải quyết, còn trong trường hợp không thể thống nhất được quan điểm thì việc khởi kiện là điều tất yếu phải diễn ra.
– Một trong những nội dung quan trọng trước khi tiến hành khởi kiện yêu cầu giải quyết tranh chấp bồi thường thiệt hại đó là xác định thẩm quyền giải quyết tranh chấp. Hiện nay Cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được quy định như sau:
Tòa án nhân dân cấp huyện được trao thẩm quyền giải quyết tranh chấp về bồi thường thiệt hại về hợp đồng theo thủ tục sơ thẩm do đó cá nhân chuẩn bị hồ sơ khởi kiện lên Tòa án nhân dân cấp huyện để có thể được giải quyết vấn đề này một cách nhanh chóng;
Tòa án nhân dân cấp tỉnh là cơ quan có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm định tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án nhân dân huyện và Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thể tự mình lấy lên để giải quyết nếu xét thấy thật sự cần thiết do những tranh chấp diễn ra phức tạp hoặc kéo dài. Nếu nhận thấy khó khăn trong quá trình giải quyết thì Tòa án nhân dân cấp huyện cũng có quyền đề nghị Tòa án nhân dân cấp tỉnh tiếp nhận và giải quyết vụ việc tranh chấp này.
Như vậy, với vụ án thông thường cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp yêu cầu bồi thường khi làm công thoát nước qua đất của hộ dân là Tòa án nhân dân cấp huyện.
– Liên quan đến khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại đó là về thời hiệu: Theo quy định tại Điều 588 Bộ luật Dân sự 2015 thì thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại là trong vòng 3 năm kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết về quyền lợi ích hợp pháp của mình đang bị một cá nhân, tổ chức khác xâm phạm.
Hồ sơ khởi kiện nếu được chuẩn bị đầy đủ và hợp lệ thì cũng sẽ được rút ngắn thời gian trong việc yêu cầu Tòa án giải quyết về việc bồi thường. Hiện nay, hồ sơ khởi kiện bao gồm các văn bản như đơn khởi kiện cùng với đó là chứng cứ chứng minh mức thiệt hại của bản thân. Khi cá nhân lựa chọn khởi kiện để cầu bồi thường thiệt hại thì đều phải thực hiện nghĩa vụ đó là nộp tiền tạm ứng án phí. Theo Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH thì mức thu, miễn, giảm, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí đã được ghi nhận rõ ràng. Cá nhân nếu lựa chọn việc khởi kiện ra Tòa án yêu cầu bồi thường thiệt hại thì phí sẽ áp dụng theo tranh chấp dân sự là 300.000 đồng.
Văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
Bộ luật Dân sự năm 2015.