Làm công tác quản lý các cơ sở bức xạ có được phu cấp độc hại không? Danh mục các ngành nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
Làm công tác quản lý các cơ sở bức xạ có được phu cấp độc hại không? Danh mục các ngành nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi làm công tác quản lý các cơ sở bức xạ (thường xuyên đo đạt đánh giá an toàn chi các cơ sở khám chữa bệnh trong tỉnh, căn cứ Thông tư 15/2016/TT- BLĐTBXH này 28 tháng 6 năm 2016 thì công việc của tôi được bổ sung thuộc ngành nghề độc hại, nhưng tôi tìm không thấy hướng dẫn phụ cấp ngành nghề độc hại theo thông tư mới. Nếu căn cứ theo thông tư 07/2005 thì ngành nghề tôi không được phụ cấp, Mong được công ty tư vấn ?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Theo quy định tại Thông tư 15/2016/TT- BLĐTBXH ban hành danh mục các ngành nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và ngành nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm như sau:
“ 1. Người lao động làm các nghề, công việc ban hành kèm theo Thông tư này và Quyết định số1453/LĐTBXH-QĐ ngày 13 tháng 10 năm 1995, Quyết định số 915/LĐTBXH-QĐ ngày 30 tháng 7 năm 1996, Quyết định số1629/LĐTBXH-QĐ ngày 26 tháng 12 năm 1996, Quyết định số 190/1999/QĐ-LĐTBXH ngày 03 tháng 3 năm 1999, Quyết định số 1580/2000/QĐ-BLĐTBXH ngày 26 tháng 12 năm 2000, Quyết định số 1152/2003/QĐ-BLĐTBXH ngày 18 tháng 9 năm 2003, Thông tư số 36/2012/TT-BLĐTBXH ngày 28 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội thì được hưởng các chế độ về bảo hộ lao động, tiền lương và bảo hiểm xã hội quy định tại
2. Người sử dụng lao động và các cơ quan, tổ chức có liên quan có trách nhiệm bảo đảm cho người lao động làm các nghề, công việc quy định tại Khoản 1 Điều này được hưởng chế độ bảo hộ lao động, tiền lương và bảo hiểm xã hội quy định tại Bộ luật lao động, Luật an toàn, vệ sinh lao động, Luật bảo hiểm xã hội và các văn bản hướng dẫn thi hành”.
Theo đó, người lao động làm các ngành nghề, công việc thuộc danh mục các ngành nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và ngành nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo quy định của Thông tư 15/2016/TT- BLĐTBXH được hưởng các chế độ về bảo hộ lao động, tiền lương và bảo hiểm xã hội.
Người sử dụng lao động và các cơ quan, tổ chức có liên quan có trách nhiệm bảo đảm cho người lao động được hưởng chế độ bảo hộ lao động, tiền lương và bảo hiểm xã hội.
Các chế độ bảo hộ lao động, tiền lương và bảo hiểm xã hội của người lao động làm các công việc thuộc danh mục nghề, công việc nặng nhọc, nguy hiểm, độc hại và đặc biệt nguy hiểm, độc hại quy định tại “Bộ luật lao động 2019”, Luật an toàn, vệ sinh lao động 2015, Luật bảo hiểm xã hội 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành. Đặc biệt về chế độ phụ cấp cho người lao động được quy định trong các trường hợp như sau:
Trường hợp 1: Nếu bạn làm công việc độc hại thuộc trong các danh mục các ngành nghề công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm tại công ty không phải công ty nhà nước thì tùy theo sự thỏa thuận giữa bạn và người sử dụng lao động về chế độ bảo hộ lao động, tiền lương ( tiền lương cơ bản + phụ cấp nếu có) và bảo hiểm xã hội.
Như vây, đối với phụ cấp độc hại bao nhiêu thì xem sự thỏa thuận giữa bạn và người sử dụng lao động đã ký kết trong
Hoặc trong trường hợp này, bạn có thể được bồi dưỡng bằng hiện vật làm việc có yếu tố nguy hiểm và độc hại từ người sử dụng lao động theo quy định tại Điều 141 “Bộ luật lao động năm 2019” và điều này được hướng dẫn Thông tư 25/2013/TTBLĐTBXH.
Trường hợp 2: Làm công việc độc hại thuộc trong các danh mục các ngành nghề công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm tại công ty nhà nước thì được xây dựng chế độ phụ cấp lương quy định tại Mục 3 Thông tư số 17/2015/TTBLĐTBXH.
– Về nguyên tắc xây dựng chế độ phụ cấp lương được quy định tại Điều 10 Thông tư số 17/2015/TTBLĐTBXH như sau:
“1. Chế độ phụ cấp lương để bù đắp các yếu tố điều kiện lao động, tính chất phức tạp của công việc, điều kiện sinh hoạt tại nơi làm việc và mức độ thu hút lao động của công ty, nhưng chưa được tính đủ trong mức lương của thang lương, bảng lương.
2. Công ty rà soát, đánh giá các yếu tố nêu tại Khoản 1 Điều này, so sánh với yếu tố quy định tại Phụ lục số I ban hành kèm theo Thông tư này. Trường hợp điều kiện lao động và tính chất phức tạp công việc cao hơn quy định tại Phụ lục số I ban hành kèm theo Thông tư này; điều kiện sinh hoạt và mức độ thu hút lao động chưa tính đến trong mức lương thì công ty quy định thành chế độ phụ cấp lương.
3. Các mức phụ cấp lương được thiết kế theo tỷ lệ % hoặc mức tiền tuyệt đối do công ty quyết định cho phù hợp với đặc điểm, tính chất lao động và điều kiện thực tế của công ty.”
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
– Về chế độ phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm:
Căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều 11 Thông tư số 17/2015/TTBLĐTBXH như sau:
“1. Chế độ phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm
a) Phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được áp dụng đối với người lao động làm nghề, công việc có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
b) Công ty rà soát phân loại điều kiện lao động theo quy định tại Điều 6 Thông tư này, so sánh mức độ nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm của nghề, công việc với điều kiện lao động bình thường để xác định mức phụ cấp, bảo đảm: Mức phụ cấp đối với nghề, công việc có điều kiện nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thấp nhất bằng 5% và cao nhất bằng 10%; nghề, công việc có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thấp nhất bằng nhất 7% và cao nhất 15% so với mức lương của nghề hoặc công việc có độ phức tạp tương đương trong điều kiện lao động bình thường.
c) Phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được tính trả cùng kỳ trả lương hàng tháng theo thời gian thực tế làm công việc có điều kiện nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Làm việc dưới 4 giờ trong ngày thì được tính bằng 1/2 ngày, làm việc từ 4 giờ trở lên thì được tính cả ngày”.
Và việc công ty rà soát phân loại điều kiện lao động theo quy định tại Điều 6 Thông tư số 17/2015/TTBLĐTBXH như sau:
“1. Công ty rà soát việc phân loại điều kiện lao động của các chức danh nghề, công việc trong công ty, trong đó:
a) Đối với chức danh nghề, công việc đã được Bộ Lao độngThương binh và Xã hội công nhận nghề, công việc có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm (điều kiện lao động loại IV) hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm (điều kiện lao động loại V và loại VI) thì công ty sử dụng làm cơ sở để xác định mức lương theo điều kiện lao động.
b) Đối với chức danh nghề, công việc có yếu tố đặc trưng về điều kiện lao động theo Phụ lục số III ban hành kèm theo Thông tư này ảnh hưởng hoặc tác động xấu đến sức khỏe, tâm lý người lao động, nhưng chưa được công nhận nghề, công việc có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì công ty đề nghị Bộ Lao độngThương binh và Xã hội và cơ quan có liên quan đánh giá, xác định để bổ sung công nhận nghề, công việc có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
c) Đối với chức danh nghề, công việc còn lại thì công ty xác định mức lương theo điều kiện lao động bình thường.
2. Tùy theo yêu cầu thực tế, công ty quyết định đưa yếu tố điều kiện lao động để thiết kế các mức lương trong thang lương, bảng lương hoặc quy định thành chế độ phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.”