Trong những năm gần đây, nhiều vụ tai nạn giao thông đường bộ xảy ra dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng về cả người và tài sản cho những người tham gia giao thông, khi đó trách nhiệm dân sự, trách nhiệm hình sự được đặt ra.. Vậy lái xe máy gây tai nạn chết người thì sẽ bị xử lý như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Lái xe máy gây tai nạn chết người bị xử lý như thế nào?
Lái xe máy gây tai nạn chết người hoàn toàn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ căn cứ theo quy định tại Điều 260 của Bộ luật hình sự năm 2015. Đây là một trong những tội danh nổi bật cho các tội phạm vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ. Chủ thể của tội phạm này là những người tham gia giao thông đường bộ, trong đó bao gồm người điều khiển, người sử dụng phương tiện tham gia giao thông đường bộ, người điều khiển và dẫn dắt súc vật qua đường, người đi bộ trên đường bộ, trong đó thì người điều khiển phương tiện giao thông bao gồm: người điều khiển xe cơ giới, xe thô sơ, xe máy chuyên dùng tham gia vào giao thông đường bộ.
Theo đó, người điều khiển xe máy gây tai nạn chết người cũng là một trong những chủ thể phải chịu trách nhiệm hình sự về tội vi phạm quy định tham gia giao thông đường bộ theo Điều 260 của Bộ luật hình sự năm 2015. Xét về mặt chủ quan, người lái xe máy gây tai nạn chết người có lỗi vô ý. Người thực hiện hành vi vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ trong trường hợp này không mong muốn gây ra hậu quả thiệt hại cho xã hội, tin rằng hậu quả đó không xảy ra hoặc không thấy trước được hậu quả đó do cẩu thả.
Vì vậy, người lái xe máy gây ra tai nạn chết người có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với các khung hình phạt như sau:
– Khung hình phạt cơ bản được quy định là phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm;
– Hai khung hình phạt tăng nặng được quy định là hình phạt tù từ 03 năm đến 10 năm, hoặc phạt tù từ 07 năm đến 15 năm khi có dấu hiệu định khung hình phạt tăng nặng như: Không có giấy phép lái xe theo quy định của pháp luật, không chấp hành đầy đủ hiệu lệnh của người điều khiển hoặc người hướng dẫn giao thông …;
– Khung hình phạt bổ sung có thể được áp dụng trong trường hợp này là hình phạt cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc cấm làm công việc nhất định trong khoảng thời gian từ 01 năm đến 05 năm.
2. Lái xe máy gây tai nạn chết người thì bồi thường thiệt hại như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 591 của Bộ luật dân sự năm 2015 có quy định về thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm. Theo đó:
– Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm bao gồm:
+ Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm căn cứ theo quy định tại Điều 590 của Bộ luật dân sự năm 2015;
+ Chi phí hợp lý để phục vụ cho hoạt động mai táng người đã chết;
+ Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại phải có nghĩa vụ cấp dưỡng;
+ Các thiệt hại khác do pháp luật quy định.
– Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp tính mạng của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo các chi phí nêu trên và kèm thêm một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại (căn cứ theo quy định tại Điều 651 của Bộ luật dân sự năm 2015), nếu không có những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất thì người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, hoặc người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại sẽ được hưởng các khoản tiền đó. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần sẽ do các bên tự thỏa thuận với nhau, trong trường hợp các bên không thỏa thuận được hoặc các bên không có thoả thuận thì mức tối đa cho một người có tính mạng bị xâm phạm là không vượt quá 100 lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.
Tóm lại, trong trường hợp lái xe máy gây tai nạn chết người thì sẽ phải bồi thường các chi phí như sau:
– Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm theo quy định của pháp luật;
– Các chi phí hợp lý phục vụ cho hoạt động mai táng người đã chết;
– Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại phải có nghĩa vụ cấp dưỡng theo bản án/quyết định có hiệu lực của cơ quan có thẩm quyền;
– Thiệt hại khác do pháp luật quy định;
– Bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên tự thỏa thuận, trong trường hợp các bên không thỏa thuận hoặc có thỏa thuận nhưng không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có tính mạng bị xâm phạm là không vượt quá 100 lần mức lương cơ sở.
3. Khi tham gia giao thông đường bộ người lái xe phải tuân thủ nguyên tắc nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 của Văn bản hợp nhất Luật giao thông đường bộ năm 2019 có quy định về nguyên tắc hoạt động giao thông đường bộ. Theo đó, hoạt động giao thông đường bộ cần phải tuân thủ theo các nguyên tắc sau đây:
– Hoạt động giao thông đường bộ bắt buộc phải đảm bảo sự thông suốt, an ninh trật tự an toàn xã hội, đảm bảo hiệu quả trong quá trình tham gia giao thông đường bộ, góp phần phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
– Phát triển giao thông đường bộ phù hợp với quy hoạch đã được phê duyệt, từng bước hiện đại và đồng bộ, gắn kết phương thức vận tải đường bộ với các hình thức vận tải khác sao cho phù hợp và an toàn;
– Quản lý hoạt động giao thông đường bộ được thực hiện dựa trên cơ sở thống nhất, phân công chức năng và nhiệm vụ, phân công quyền hạn cụ thể cho các lực lượng chức năng, đồng thời phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ ban ngành và chính quyền địa phương các cấp;
– Cần phải đảm bảo an toàn, an ninh trật tự an toàn xã hội, đảm bảo trật tự giao thông đường bộ là một trong những trách nhiệm và nghĩa vụ quan trọng hàng đầu của cơ quan, tổ chức và cá nhân trong xã hội;
– Tham gia giao thông đường bộ cần phải có ý thức tự giác, người tham gia giao thông cần phải nghiêm chỉnh chấp hành đầy đủ quy tắc giao thông đường bộ, giữ gìn an toàn về người và tài sản cho mình và cho người khác. Chủ phương tiện và người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ cần phải có trách nhiệm và có nghĩa vụ trước pháp luật về việc đảm bảo an toàn cho phương tiện tham gia giao thông đường bộ;
– Mọi hành vi vi phạm quy định của pháp luật về giao thông đường bộ cần phải được phát hiện kịp thời, ngăn chặn và xử lý nghiêm minh, theo đúng quy định của pháp luật.
Đồng thời, chính sách phát triển giao thông đường bộ cũng là một trong những vấn đề vô cùng quan trọng. Căn cứ theo quy định tại Điều 5 của Văn bản hợp nhất Luật giao thông đường bộ năm 2019 có quy định:
– Nhà nước cần phải tập trung toàn bộ nguồn lực cần thiết để phát triển cho cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ, Nhà nước cần phải luôn luôn ưu tiên đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ đặc biệt là ở các vùng kinh tế trọng điểm, các thành phố, các vùng sâu vùng xa, biên giới hải đảo, miền núi, đồng bào dân tộc thiểu số, Nhà nước cần phải có chính sách huy động các nguồn lực cần thiết để phục vụ cho hoạt động quản lý và bảo trì đường bộ;
– Nhà nước cần phải đưa ra nhiều chính sách ưu tiên phát triển vận hành hệ thống giao thông đường bộ, phát triển loại hình vận tải hành khách công cộng, hạn chế sử dụng phương tiện giao thông cá nhân tại các thành phố và đô thị;
– Nhà nước cần phải khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các cá nhân, tổ chức Việt Nam/các nhà đầu tư nước ngoài tiến hành hoạt động đầu tư sản xuất kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam, khai thác kết cấu hạ tầng cơ sở giao thông đường bộ tại Việt Nam, nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến hiện đại trong lĩnh vực giao thông, đào tạo nguồn lực đảm bảo chất lượng trong lĩnh vực giao thông đường bộ.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Văn bản hợp nhất 15/VBHN-VPQH 2019 Luật Giao thông đường bộ;
– Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi năm 2017).
THAM KHẢO THÊM: