Xe cứu thương là một trong những loại xe được hưởng nhiều quyền ưu tiên. Tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp, tài xế lái xe cứu thương gây ra nhiều vụ tai nạn nghiêm trọng. Vậy lái xe cứu thương gây tai nạn có bị xử phạt hay không?
Mục lục bài viết
1. Lái xe cứu thương gây tai nạn có bị xử phạt không?
Pháp luật hiện nay đã có những quy định cụ thể về quyền ưu tiên của một số loại xe, trong đó có xe cứu thương. Căn cứ theo quy định tại Điều 22 của Luật giao thông đường bộ năm 2019 có quy định về quyền ưu tiên của một số loại xe. Theo đó, những loại phương tiện sau đây sẽ được hưởng quyền ưu tiên theo quy định của pháp luật đi trước các loại phương tiện khác trong quá trình lưu thông đường bộ theo thứ tự cụ thể như sau:
– Xe chữa cháy trong quá trình đi làm nhiệm vụ;
– Xe quân sự và xe công an trong quá trình đi làm nhiệm vụ khẩn cấp, các đoàn xe có xe cảnh sát dẫn đường;
– Xe cứu thương đang trong quá trình thực hiện nhiệm vụ cấp cứu bệnh nhân;
– Xe hộ đê, xe đi làm nhiệm vụ khắc phục hậu quả sự cố thiên tai dịch bệnh hoặc các loại xe trong quá trình đi làm nhiệm vụ với tình trạng khẩn cấp theo quy định của pháp luật;
– Đoàn xe tang.
Bên cạnh đó, các loại xe ưu tiên nêu trên trong đó có xe cứu thương trong quá trình thực hiện nhiệm vụ cấp cứu đối với bệnh nhân trong quá trình đi làm nhiệm vụ của mình phải có tín hiệu còi, phải có cờ và đèn theo quy định của pháp luật, không bị hạn chế tốc độ, phương tiện này sẽ được phép đi vào phần đường ngược chiều và các đường khác có thể đi được trong đó kể cả khi đèn tín hiệu giao thông phát tín hiệu màu đỏ thì vẫn được phép tiếp tục di chuyển và chỉ phải tuân theo chỉ dẫn của người điều khiển phương tiện giao thông. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó chính là Chính phủ sẽ có thẩm quyền quy định cụ thể về tín hiệu của xe được quyền ưu tiên. Khi có tín hiệu của các loại phương tiện được quyền ưu tiên theo như phân tích nêu trên trong đó có xe cứu thương, người tham gia giao thông đường bộ cần phải nhanh chóng giảm tốc độ và tránh các loại phương tiện này, hoặc thậm chí có thể phải dừng lại sát lề đường bên phải để nhường đường cho các phương tiện đó, không được gây cản trở đối với các phương tiện ưu tiên.
Như vậy có thể nói, xe ưu tiên trong quá trình làm nhiệm vụ sẽ phải phát tín hiệu còi và đèn theo quy định của pháp luật. Các loại phương tiện này sẽ không bị hạn chế bởi tốc độ và được phép đi vào các đoạn đường ngược chiều, các đoạn đường khác có thể đi được, kể cả khi đèn tín hiệu giao thông đang bật màu đỏ thì vẫn sẽ được di chuyển và phải tuân thủ theo sự chỉ dẫn của người điều khiển phương tiện giao thông. Như vậy có thể nói, lái xe sử dụng phương tiện là xe cứu thương khi không được sự đồng ý của ban lãnh đạo và người quản lý xe cứu thương đó theo quy định của pháp luật thì đây sẽ không phải là trường hợp đang trong quá trình thực hiện nhiệm vụ và cấp cứu bệnh nhân. Vì vậy cho nên, trên đường chở bệnh nhân đi bệnh viện khi có xảy ra tai nạn thì lái xe này sẽ phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về hành vi của mình, trong đó có trách nhiệm hành chính, trách nhiệm dân sự và trách nhiệm hình sự. Trong trường hợp này thì người điều khiển phương tiện xe cứu thương gây ra hậu quả đặc biệt nghiêm trọng xâm hại đến khách thể của bộ luật hình sự bảo vệ thì hoàn toàn có thể bị truy tố trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Có thể nói, xe cứu thương trong quá trình đi làm nhiệm vụ cần phải được ưu tiên hết mức, vì suy cho cùng thì tính chất của công việc này đánh đổi bằng mạng sống của con người. Có vai trò vô cùng quan trọng, tuy nhiên cũng cần phải nhìn nhận vấn đề một cách hai mặt, không phải xe cứu thương là loại xe được chạy bất chấp và chạy không quan sát để rồi gây tai nạn cho những người xung quanh trong khi chưa thể cứu sống được bệnh nhân đang chở trên xe đó. Vẫn biết rằng mọi người tham gia giao thông đều phải hết sức thông cảm với những tài xế lái xe cứu thương vì họ phải chịu rất nhiều áp lực từ sự nguy cấp của bệnh nhân và sự hối thúc của người nhà bệnh nhân. Tuy nhiên trên thực tế, các tài xế lái xe cứu thương sẽ không thể lấy đó là lý do để che lớp và bào chữa cho sự cẩu thả trong hành vi lái xe của mình gây hậu quả tai nạn cho những người xung quanh, nhiều người tài xế còn có hành vi bất chấp nguyên tắc an toàn giao thông để lái xe cứu thương trái quy định của pháp luật.
2. Lái xe cứu thương gây tai nạn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Hành vi tài xế lái xe cứu thương gây ra hậu quả tai nạn không thuộc một trong những trường hợp được loại trừ trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật hình sự năm 2015. Loại trừ trách nhiệm hình sự là khái niệm để chỉ việc một người gây ra tai nạn tuy nhiên không phải chịu trách nhiệm hình sự, và hành vi của họ sẽ không bị coi là tội phạm và không bị xem là có án tích khi thỏa mãn một số trường hợp nhất định. Vì vậy, lái xe cứu thương gây ra tai nạn và hậu quả đặc biệt nghiêm trọng xâm phạm đến khách thể của bộ luật hình sự bảo vệ thì hoàn toàn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về các tội danh tương ứng, cụ thể là tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ dẫn đến hậu quả chết người căn cứ theo quy định tại Điều 260 của Bộ luật hình sự năm 2015. Trong trường hợp này thì chủ thể được xác định là người tham gia giao thông đường bộ, là những người điều khiển phương tiện xe cứu thương trong quá trình tham gia giao thông đường bộ. Tuy nhiên, người điều khiển phương tiện xe cứu thương trong trường hợp này đã thực hiện hành vi vi phạm quy định của pháp luật về an toàn giao thông đường bộ, tức là những quy định mà người điều khiển phương tiện giao thông là xe cứu thương cần phải chấp hành để tránh gây thiệt hại cho người khác, và đó có thể là thiệt hại về tính mạng hoặc sức khỏe hoặc về tài sản cho những người xung quanh. Đơn cử như trong trường hợp tài xế lái xe cứu thương không tuân thủ quy định về phát tín hiệu còi và đèn trong quá trình lưu thông trên đường bộ và trong quá trình thực hiện nhiệm vụ cấp cứu bệnh nhân. Tài xế xe cứu thương sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi thỏa mãn dấu hiệu của tội phạm như sau:
– Hậu quả chết người;
– Hậu quả thương tích hoặc tổn hại cho sức khoẻ của 01 người mà tỉ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
– Hậu quả thương tích hoặc tổn hại cho sức khoẻ của 02 người trở lên mà tổng tỉ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% trở lên, hoặc;
– Hậu quả thiệt hại về tài sản từ 100 triệu đồng trở lên.
Hình phạt cao nhất trong trường hợp này có thể là phạt tù lên đến 15 năm tù. Hình phạt bổ sung có thể được áp dụng là hình phạt cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định trong khoảng thời gian từ 01 năm đến 05 năm.
3. Lái xe cứu thương gây tai nạn có phải bồi thường thiệt hại không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 22 của Luật giao thông đường bộ năm 2019 theo như phân tích nêu trên có quy định về quyền ưu tiên của một số loại xe trong đó có xe cứu thương. Vì vậy xe cứu thương đang trong quá trình thực hiện nhiệm vụ cấp cứu bệnh nhân sẽ không bị hạn chế tốc độ, có thể được phép đi vào đường ngược chiều hoặc các loại đường khác có thể đi được, có thể lưu thông ngay cả khi đèn tín hiệu giao thông đang bật chế độ màu đỏ. Tuy nhiên khi đang thực hiện nhiệm vụ cấp cứu bệnh nhân thì xe cứu thương sẽ phải có trách nhiệm đó là phát tín hiệu còi, và đèn theo quy định của pháp luật. Đó là nghĩa vụ bắt buộc cần phải thực hiện mà pháp luật đã quy định cụ thể cho xe cứu thương. Căn cứ theo quy định tại Điều 4 của Luật giao thông đường bộ năm 2019 có quy định về nguyên tắc hoạt động trong quá trình tham gia giao thông đường bộ. Theo đó thì người tham gia giao thông đường bộ sẽ phải có ý thức tự giác và nghiêm chỉnh chấp hành đầy đủ quy tắc an toàn giao thông và giữ gìn an toàn cho chính mình và an toàn cho người khác. Khi có tín hiệu đèn xe được quyền ưu tiên thì người tham gia giao thông cần phải nhanh chóng giảm tốc độ và nhường đường cho những loại phương tiện này. Trong quá trình xảy ra tai nạn giao thông, để xác định được vấn đề bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thì cần phải xác định tài xế lái xe cứu thương có hành vi vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây ra thiệt hại hay không.
Theo đó, nếu chỉ có tài xế xe cứu thương có hành vi vi phạm quy định của pháp luật về an toàn giao thông đường bộ, như đang trong quá trình thực hiện nhiệm vụ cấp cứu mà không bật tín hiệu còi/đèn, tài xế lái xe cứu thương cố tình không chú ý quan sát dẫn đến thiệt hại trong quá trình tham gia giao thông đường bộ, hoặc không đang trong quá trình thực hiện nhiệm vụ nhưng vẫn phóng nhanh và đi vào làn đường ngược chiều … thì tài xế lái xe cứu thương trong trường hợp này sẽ phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
Còn nếu như thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của bị hại như: chạy quá tốc độ cho phép, không dọn đường cho xe cứu thương mặc dù ra cứu thương đã phát tín hiệu còi … thì sẽ không được tài xế bồi thường thiệt hại. Còn nếu trong trường hợp cả hai cùng có lỗi gây ra thiệt hại thì tài xế xe cứu thương cho chị phải chịu mức độ bồi thường thiệt hại tương ứng với phần lỗi của mình căn cứ theo quy định tại Điều 585 của Bộ luật dân sự năm 2015. Vấn đề bồi thường thiệt hại sẽ phụ thuộc vào sự thỏa thuận của các bên. Nếu như các bên không thỏa thuận được thì có thể khởi kiện đến tòa án nhân dân cấp có thẩm quyền để yêu cầu bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017);
– Bộ luật Dân sự năm 2015;
– Luật Giao thông đường bộ năm 2019.