Theo quy định của pháp luật hiện nay, chậm thi hành án được xem là hành vi cố tình của người phải có nghĩa vụ thi hành án khi người đó không chấp hành bản án, quyết định của tòa án một cách tự nguyện trong thời gian thi hành. Vậy lãi suất khi chậm thi hành án hiện nay được tính như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Lãi suất khi chậm thi hành án được tính như thế nào?
Văn bản hợp nhất Luật thi hành án dân sự năm 2022 và các văn bản hướng dẫn thi hành hiện nay không quy định cụ thể về công thức tính lãi suất phát sinh do hành vi chậm thi hành án. Tuy nhiên, đây được coi là một trong những nghĩa vụ dân sự đã và đang được ghi nhận cụ thể tại Bộ luật dân sự năm 2015 và một số văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan. Hiện nay, có thể tham khảo quy định về lãi suất chậm thi hành án tại Thông tư liên tịch 01-TTLT của Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính, Toà án nhân dân tối cao và Viện Kiểm sát nhân dân tối cao về việc hướng dẫn việc xét xử và thi hành án về tài sản. Mặc dù đã được ban hành từ lâu, tuy nhiên trên thực tế, chưa có bất kỳ văn bản quy phạm pháp luật nào thay thế hoặc hủy bỏ Thông tư liên tịch 01-TTLT của Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính, Toà án nhân dân tối cao và Viện Kiểm sát nhân dân tối cao về việc hướng dẫn việc xét xử và thi hành án về tài sản, vì vậy Thông tư liên tịch 01-TTLT của Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính, Toà án nhân dân tối cao và Viện Kiểm sát nhân dân tối cao về việc hướng dẫn việc xét xử và thi hành án về tài sản, vẫn được áp dụng.
Căn cứ theo quy định tại Thông tư liên tịch 01-TTLT của Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính, Toà án nhân dân tối cao và Viện Kiểm sát nhân dân tối cao về việc hướng dẫn việc xét xử và thi hành án về tài sản, có ghi nhận cụ thể như sau: Để bảo đảm tốt nhất quyền lợi cho bên được thi hành án, hạn chế tối đa việc bên phải thi hành án có hành vi cố tình dây dưa, không tự nguyện thi hành án theo quy định của pháp luật, cùng với việc quyết định khoản tiền mà bên có nghĩa vụ về tài sản bắt buộc cần phải thanh toán cho bên được thi hành án, khoản tiền bắt buộc phải nộp để đưa vào ngân sách nhà nước (trong đó bao gồm tiền tịch thu, tiền truy thu thuế, tiền truy thu do thu lợi bất chính, tiền phạt), cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là tòa án phải quyết định rõ trong bản án hoặc quyết định là kể từ ngày bản án, quyết định đã có hiệu lực (đối với các trường hợp cơ quan thi hành án có quyền chủ động ra quyết định thi hành án) hoặc được tính kể từ ngày có đơn yêu cầu thi hành án của người được thi hành án (đối với các khoản tiền phải trả cho người được thi hành án) cho đến khi thi hành án xong tất cả các khoản tiền, hàng tháng bên phải thi hành án còn phải chịu khoản tiền lãi của số tiền còn phải thi hành án theo mức lãi suất nợ quá hạn do ngân hàng nhà nước quy định tương ứng với thời gian chưa thi hành án theo quy định. Khi tính lãi, chỉ tính lãi số tiền còn phải thi hành án, không tính lãi đối với số tiền chưa trả trong quá trình thi hành án.
Căn cứ theo quy định tại
Số tiền lãi chậm thi hành án = Số tiền chậm thi hành án x 9% : 12 tháng x số tháng chậm thi hành án.
2. Bên phải thi hành án chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền thì phải chịu trách nhiệm như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 357 của Bộ luật dân sự năm 2015 có quy định về trách nhiệm do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền. Cụ thể như sau:
– Trong trường hợp bên có nghĩa vụ có hành vi chậm trả tiền thì bên có nghĩa vụ sẽ cần phải trả lãi đối với số tiền chậm trả tương ứng với khoảng thời gian chậm trả;
– Mức lãi suất phát sinh do hành vi chậm trả tiền sẽ được xác định theo sự thỏa thuận của các bên, tuy nhiên trong quá trình thỏa thuận mức lãi suất sẽ không được phép vượt quá lãi suất được ghi nhận cụ thể tại khoản 1 Điều 468 của Bộ luật dân sự năm 2015, nếu các bên không có thoả thuận về mức lãi suất thì sẽ thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật dân sự năm 2015.
Theo đó thì có thể nói, nếu bên phải thi hành án có hành vi chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền thì bên phải thi hành án sẽ có trách nhiệm trả lãi đối với số tiền chậm trả tương ứng với khoảng thời gian chậm trả.
3. Chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền thì phải chịu khoản tiền lãi theo mức lãi suất thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 357 của Bộ luật dân sự năm 2015 có quy định về lãi suất phát sinh do hành vi chậm trả tiền. Theo đó, lãi suất phát sinh do hành vi chậm trả tiền sẽ được xác định theo sự thỏa thuận của các bên, tuy nhiên các bên không được phép thỏa thuận vượt quá mức lãi suất được quy định cụ thể tại khoản 1 Điều 468 của Bộ luật dân sự năm 2015, trong trường hợp các bên không có thoả thuận thì sẽ được thực hiện theo mức lãi suất được ghi nhận cụ thể tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật dân sự năm 2015. Theo đó thì có thể nói, các bên có thể tự thỏa thuận với nhau về lãi suất, tuy nhiên không được phép vượt quá mức lãi suất tối đa do nhà nước quy định.
Đồng thời, căn cứ theo quy định tại Điều 468 của Bộ luật dân sự năm 2015 có quy định về lãi suất. Cụ thể như sau:
– Lãi suất vay sẽ do các bên tự thỏa thuận trong hợp đồng. Trong trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì mức lãi suất theo thỏa thuận của các bên cũng không được phép vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, ngoại trừ trường hợp pháp luật liên quan có quy định khác. Căn cứ vào tình hình thực tế và theo đề xuất của cơ quan có thẩm quyền đó là Chính phủ, ủy ban thường vụ Quốc hội sẽ quyết định điều chỉnh mức lãi suất sao cho phù hợp, tiếp tục báo cáo Quốc Hội trong kỳ họp gần nhất. Trong trường hợp lãi suất theo thỏa thuận của các bên vượt quá mức lãi suất giới hạn theo như phân tích nêu trên thì mức lãi suất vượt quá đó sẽ không có hiệu lực pháp luật;
– Trong trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, tuy nhiên không xác định rõ mức lãi suất mà các bên cần phải chịu, đồng thời xảy ra tranh chấp về lãi suất, thì mức lãi suất sẽ được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn tại thời điểm trả nợ, tức là mức lãi suất trong trường hợp này sẽ được xác định là 10%/năm.
Theo đó thì có thể nói, theo điều luật phân tích nêu trên, lãi suất phát sinh do chậm trả tiền sẽ được xác định theo sự thỏa thuận của các bên, tuy nhiên không được phép vượt quá 20%/năm của khoản tiền chậm trả, ngoại trừ trường hợp pháp luật liên quan có quy định khác. Trong trường hợp mức lãi suất theo thỏa thuận của các bên vượt quá lãi suất giới hạn do nhà nước quy định thì mức lãi suất vượt quá đó sẽ không có hiệu lực. Trong trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, tuy nhiên không có xác định rõ mức lãi suất là bao nhiêu, đồng thời xảy ra tranh chấp về lãi suất giữa các bên thì lãi suất trong trường hợp này sẽ được xác định là 10%/năm.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Thông tư liên tịch 01-TTLT của Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính, Toà án nhân dân tối cao và Viện Kiểm sát nhân dân tối cao về việc hướng dẫn việc xét xử và thi hành án về tài sản;
– Quyết định 2868/QĐ-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về mức lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam;
– Bộ luật Dân sự 2015.
THAM KHẢO THÊM: