Kinh phí công đoàn là nguồn tài chính quan trọng của công đoàn để đảm bảo nhiệm vụ, quyền hạn của công đoàn. Vậy kinh phí công đoàn là gì? Sử dụng kinh phí công đoàn thế nào?
Mục lục bài viết
1. Kinh phí công đoàn là gì?
Công đoàn Việt Nam là tổ chức được thành lập theo quy định pháp luật Việt Nam, mục đích hoạt động chủ yếu bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người lao động. Hoạt động công đoàn chủ yếu: tuyên truyền, tổ chức hoạt động, đứng ra bên thứ ba bảo vệ quyền lợi cho lao động. Để duy trì hoạt động của công đoàn cần nguồn kinh phí mà nguồn phí đó do người sử dụng lao động và người lao động đóng.
Kinh phí công đoàn là nguồn tài trợ cho hoạt động đoàn ở các cấp và theo pháp luật hiện hành thì kinh phí công đoàn được trích theo tỷ lệ 2% trên tổng số tiền lương mà đơn vị sử dụng lao động phải trả cho người lao động. Khi trích kinh phí này thì ½ sẽ được nộp cho công đoàn cấp trên và ½ để lại cho hoạt động công đoàn ở doanh nghiệp.
2. Các nguồn của phí công đoàn:
Căn cứ
+ Mức phí công đoàn do doanh nghiệp có sử dụng người lao động được tính theo tỉ lệ là 2%, được tính trên cơ sở là tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc ; Tiền lương bao gồm: Mức lương và phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác trừ khoản phụ cấp không phải đóng bảo hiểm xã hội.
+ Theo Điều Lệ công đoàn Việt Nam thì các đoàn viên đều phải đóng một khoản tiền đoàn phí là 1% trên tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội, mức đóng tối đa hàng tháng người lao động là đoàn viên công đoàn phải đóng không quá 10% trên mức lương cơ sở (nay mức lương cơ sơ là 1.390.000 đồng). Các đối tượng không tham gia là đoàn viên của công đoàn thì không có nghĩa vụ phải đóng đoàn phí công đoàn nêu trên. Người lao động phải đóng mức phí khi là đoàn viên công đoàn mà đã có tổ chức công đoàn, trường hợp không có công đoàn thì không phải đóng khoản tiền phí này.
Đối tượng phải tham gia đóng kinh phí công đoàn là doanh nghiệp hoặc tổ chức hoặc người lao động không phân biệt có tổ chức công đoàn hay chưa có tổ chức công đoàn gồm: tổ chức hoặc đơn vị thuộc cơ quan nhà nước , đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp; Đơn vị sự nghiệp công lập và ngoài công lập; Doanh nghiệp trong nước, doanh nghiệp nước ngoài được thành lập theo quy định
Các đối tượng phải đóng kinh phí công đoàn một phần hoặc toàn bộ vào tài khoản ngân sách nhà nước, phương thức đóng: hàng tháng một lần, cùng thời điểm mà người lao động và người sử dụng phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc. Người sử dụng trách nhiệm nộp khoản tiền phí công đoàn tới Liên đoàn lao động cấp quận( bao gồm: quận, huyện) nơi Doanh nghiệp/tổ chức/đơn vi đang dặt trụ sở hoạt động.
Lưu ý: Người sử dụng chịu trách nhiệm xử phạt vi phạm hành chính khi có một trong những hành vi như sau: Chậm đóng nguồn kinh phí khi thuộc đối tượng phải đóng phí công đoàn, Đóng phí công đoàn không đúng hạn mức, không tham gia đủ tổng số người thuộc đối tượng phải đóng kinh phí công đoàn.
Đối hành vi nêu trên thì người sử dụng lao động chịu trách nhiệm phạt tiền với mức từ 12% đến dưới 15% trên tổng số tiền mà người sử dụng lao động phải đóng kinh phí nhưng tối đa không vượt quá bảy mươi năm triệu đồng. Đối với trường hợp mà người sử dụng lao động không lập hồ sơ để đóng kinh phí công đoàn khi có sử dụng người lao động thì phạt tiền trên mức 18% đến dưới 20% trên tổng số tiền mà người sử dụng lao động phải đóng kinh phí nhưng tối đa không vượt quá bảy mươi năm triệu đồng.
Ngoài hình phạt chính là phạt tiền, người sử dụng lao động còn phải chịu trách nhiệm hình phạt bổ sung để khắc phục hậu quả là có nghĩa vụ phải nộp số tiền chậm đóng hoặc đóng chưa đủ tổng khoảng thời gian 30 ngày tính từ thời điểm lập
3. Về mức trích nộp kinh phí công đoàn:
Điều 4 Nghị định
Doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị dù thành lập công đoàn cơ sở hay không đều phải đóng kinh phí công đoàn hàng tháng với mức đóng bằng 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng BHXH cho người lao động.
Trong đó, quỹ tiền lương là tổng mức tiền lương của những lao động thuộc đối tượng phải đóng BHXH bắt buộc theo quy định.
Với quy định này, có thể thấy, mức trích nộp kinh phí công đoàn của doanh nghiệp không chịu tác động trực tiếp của việc tăng lương cơ sở.
Tuy nhiên, dựa trên quỹ tiền lương làm căn cứ đóng BHXH thì mức trích nộp này sẽ thay đổi nếu doanh nghiệp tăng mức lương tháng đóng BHXH cho người lao động.Có thể thấy, việc tăng lương cơ sở không chỉ tác động đến tiền lương, mức đóng, mức hưởng các chế độ bảo hiểm của người lao động mà còn ảnh hưởng không nhỏ tới các khoản đóng góp khác của người lao động cũng như doanh nghiệp.
Các cách đóng kinh phí công đoàn cụ thể quy định tại điều 6 nghi định
Đơn vị được ngân sách nhà nước hỗ trợ hoặc đảm bảo toàn bộ lệ phí thì đóng kinh phí công đoàn mỗi tháng một lần cùng thời điểm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động.
Các đơn vị doanh nghiệp đóng phí công đoàn mỗi tháng một lần cùng với thời điểm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động.
Những đơn vị doanh nghiệp, tổ chức, nông, lâm ngư và diêm nghiệp đóng theo tháng hoặc quý cùng với thời điểm đóng bảo hiểm xã hội trên cơ sở đăng ký với tổ chức công đoàn.
4. Cách sử dụng nguồn kinh phí công đoàn:
Công đoàn cơ sở được sử dụng 65% tổng số thu kinh phí công đoàn, 60% tổng số thu đoàn phí công đoàn và 100% tổng số thu khác của đơn vị.
– Nộp kinh phí lên công đoàn cấp trên của công đoàn cơ sở được phân cấp thu kinh phí công đoàn. Công đoàn cơ sở được phân cấp thu kinh phí công đoàn phải nộp lên công đoàn cấp trên được phân cấp quản lý tài chính công đoàn cơ sở 35% tổng số thu kinh phí công đoàn và 40% tổng số thu đoàn phí công đoàn. Trong năm nộp theo dự toán, khi có quyết toán nộp theo số thu quyết toán.
– Cấp kinh phí công đoàn cho công đoàn cơ sở không được phân cấp thu kinh phí công đoàn. Công đoàn cấp trên được phân cấp thu kinh phí công đoàn khi nhận được kinh phí công đoàn của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đóng có trách nhiệm cấp 65% tổng số thu kinh phí công đoàn thu được cho công đoàn cơ sở.
– Đối với cơ quan, tổ chức, DN chưa thành lập công đoàn cơ sở: Công đoàn cấp trên được phân cấp thu kinh phí công đoàn khi nhận được kinh phí của cơ quan, tổ chức, DN đóng, được sử dụng 65% tổng số thu để chi cho hoạt động tuyên truyền, phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở, ký thỏa ước lao động tập thể, bảo vệ, chăm lo cho người lao động tại các đơn vị này. Cuối năm số kinh phí sử dụng cho các hoạt động trên chưa hết chuyển thành tích lũy và trả lại cho công đoàn cơ sở sau khi công đoàn cơ sở của cơ quan, tổ chức, DN được thành lập
Với trường hợp DN có công đoàn cơ sở. Mức trích kinh phí công đoàn là 2% tổng quỹ lương là căn cứ đóng BHXH được chia cụ thể:
+ 65% cho Công đoàn cơ sở giữ
+ 35% nộp về Công đoàn cấp trên được phân cấp quản lý tài chính công đoàn cơ sở hay chính là Liên đoàn Lao động quận (huyện)
– Đoàn phí Công đoàn phải nộp vào trừ vào 1% lương cơ bản của nhân viên được chia như sau:
+ 60% cho Công đoàn tại doanh nghiệp giữ
+ 40% nộp về Công đoàn cấp trên quản lý tài chính công đoàn cơ sở hay chính là Liên đoàn Lao động quận (huyện)
– Nếu DN chưa thành lập được công đoàn cơ sở
+ 65% Công đoàn cấp trên quản lý của DN trực thuộc địa bàn đăng ký kinh doanh.
+ 35% còn lại nộp cho Công đoàn Nhà nước
5. Kinh phí công đoàn chủ yếu phục vụ hoạt động trong công đoàn:
– Trả chi phí khi sử dụng người lao động trong hoạt đông hoặc công tác trong ban chấp hành công đoàn các cấp, bao gồm các khoản tiền lương, phụ cấp và các khoản bổ sung khác và khoản đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp bảo hiểm y tế cho các cán bộ đang làm việc tại công đoàn.
– Khoản chi nhằm mục đích tổ chức hội nghị của các ban chấp hành công đoàn gồm: trang trí, in tài liệu, nước uống, thuê mặt bằng, bồi dưỡng đại biểu, các chi phí đi lại và các khoản khác.
– Chi phí nhằm mục đích trang thiết bị cho trụ sở như: mua sắm tài sản, thiết bị, dụng cụ làm việc cho tổ chức, mua văn phòng phẩm, sửa chữa hoặc xây dựng trụ sở, chi phí liên lạc, công tác phí, nước uống, tiếp khách.
-Chi phí cho việc tổ chức các hoạt động nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người lao động ví dụ: hỗ trợ thuê luật sư ;
– Chi phí mà nhằm phát triển đoàn viên công đoàn dưới dạng các hình thức tuyên truyền, giới thiệu, thành lập ban công đoàn cơ sở, tổ chức kết nạp thêm thành viên công đoàn mới.
– Chi phí cho việc khen thưởng cho đoàn viên được xác nhận có thành tích xuất sắc trong công việc nhằm phát triển công đoàn cơ sở.
– Chi phí để phục vụ cho công tác tuyên truyền cho người dân biết và tham gia công đoàn cơ sở bằng các phương thức : in , ấn phẩm, sách, báo, tạp chí, giấy, bút bảng tin, phát thanh, báo tường, mạng thông tin tạo nguồn thông tin nhằm phát triển công đoàn cơ sở.
– Chi đào tạo cán bộ: bao gồm tiền đào tạo, tài liệu, tiền công tác phí,
– Chi phí tổ chức các hoạt động ngoại giờ như: văn hóa, thể thao, đi du lịch
– Chi tổ chức các hoạt động để tuyên truyền về giới tính và bình đẳng giới trong quan hệ lao động. Tuyên truyền rộng rãi cho người lao động biết về các quyền lợi được hưởng về sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình, phòng chống bạo lực gia đình.
– Chi phí cho tổ chức mừng ngày lễ mà người lao động được hưởng như: Quốc tế phụ nữ 8/3, ngày Phụ nữ Việt Nam ngày 20/10, ngày Gia đình Việt Nam ngày 28/6, ngày Quốc tế Hạnh phúc ngày 20/3, ngày Dân số ngày 26/12.
– Các khoản chi nhằm hỗ trợ khi người lao động gặp khó khăn: chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn giao thông ,tại nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, bản thân hoặc gia đình gặp khó khăn do tai nạn rủi ro hoặc thiên tai hoặc hỏa hoạn hoặc bệnh tật hiểm nghèo gây tổn thất về sức khỏe hoặc tài sản của các thành viên là đoàn viên công đoàn ….