Cơ quan điều tra là cơ quan tiến hành tố tụng được giao nhiệm vụ áp dụng các biện pháp cần thiết để tiến hành hoạt động điều tra tội phạm theo thẩm quyền. Dưới đây là một số kinh nghiệm và lưu ý trong quá trình làm việc với cơ quan điều tra lần đầu tiên bạn đọc có thể tham khảo.
Mục lục bài viết
1. Kinh nghiệm, lưu ý khi làm việc với cơ quan điều tra lần đầu:
Ngay sau khi nhận được giấy mời làm việc với cơ quan điều tra, đặc biệt đó là lần điều tra lần đầu tiên thì bạn cần phải chuẩn bị những lưu ý và kinh nghiệm để tránh trường hợp gặp phải những tình huống xấu, cần phải có những biện pháp xử lý kịp thời khi xảy ra những vấn đề nằm ngoài ý muốn. Cụ thể như sau:
– Khi được cơ quan điều tra mời lên làm việc, cần phải nắm rõ những quy định tối thiểu của pháp luật và Hiến pháp. Cụ thể, căn cứ theo quy định tại Điều 20 của Hiến pháp năm 2010 có quy định về việc, mọi người dân đều có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được quyền bảo hộ về sức khỏe và danh dự nhân phẩm, người dân sẽ không bị tra tấn, không được phép dùng bạo lực, nhục hình hoặc bất cứ hình thức đối xử nào khác xâm phạm trực tiếp đến thân thể và sức khỏe, danh dự và nhân phẩm trái quy định của pháp luật. Đồng thời, công dân được yêu cầu lên làm việc tại cơ quan điều tra có quyền yêu cầu giải thích rõ về quyền và nghĩa vụ của mình trong quá trình làm việc;
– Trong quá trình được cơ quan điều tra mời lên làm việc lần đầu, nếu có thể thì người dân có thể cùng người khác đi cùng để giải quyết. Việc có một người khác đi cùng cũng khiến cho tâm lý của người dân trong quá trình làm việc với cơ quan có thẩm quyền cảm thấy tự tin hơn tại cơ quan chức năng. Bởi vì tâm lý có vai trò vô cùng quan trọng, thông thường thì người dân bị công an mời lên làm việc thường mang những trạng thái lo lắng và hoang mang vì họ đang ở thế yếu so với cơ quan chức năng;
– Cần phải thông báo cho đồng nghiệp, người thân và thông báo cho những người có mối quan hệ thân thiết biết về việc mình đang được công an mời lên làm việc. Thông báo này có ý nghĩa vô cùng quan trọng, đảm bảo quyền lợi của mình, tránh những tình huống quản ngại có thể xảy ra, khi xảy ra các trường hợp xấu thì những người thân thích của bạn có thể kịp thời ứng phó và giải quyết;
– Nếu có bất cứ hành vi nào nhằm mục đích tra tấn tinh thần, dùng vũ lực đe dọa hoặc các hình thức ép cung, nhục hình, bức cung, dụ cung, mớm cung … thì công dân cần phải có thái độ phù hợp, đồng thời yêu cầu ngưng làm việc với những người đó, có thể yêu cầu người giám hộ hoặc yêu cầu luật sư để bào chữa. Tuyệt đối không được phép sử dụng hành vi trái pháp luật trong quá trình làm việc với công dân;
– Cần phải có thái độ vui vẻ và thư giãn giống như một cuộc đối thoại thực sự, thoải mái trao đổi các thông tin cần thiết, nghiêm túc hợp tác với cơ quan điều tra trong quá trình lấy lời khai. Đồng thời công dân cần phải có thái độ dứt khoát và rõ ràng trong quá trình làm việc, nếu được mời thông qua điện thoại hoặc các hình thức mạng internet … không phải là giấy triệu tập thì hoàn toàn có quyền từ chối;
– Người dân hoàn toàn có quyền yêu cầu chấm dứt buổi làm việc nếu nhận thấy tinh thần và trạng thái sức khỏe của mình không được tốt, tuyệt đối không nên trả lời những vấn đề mà mình không biết chắc chắn câu trả lời, đối với những câu hỏi dạng gợi ý trả lời có sẵn thì nên trả lời rằng “tôi từ chối trả lời câu hỏi này” vì không liên quan đến nội dung làm việc hoặc có tính chất bí mật đời tư cá nhân. Không nên trả lời quanh co, vòng vo và lẩn tránh vấn đề. Đối với những câu trả lời có tính chất riêng tư và liên quan đến đời sống cá nhân thì hãy trả lời thẳng thắn với họ rằng “tôi từ chối trả lời câu hỏi này”.
Theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 hiện nay, khi cơ quan tiến hành tố tụng đã khởi tố vụ án, có giấy mời thì người tham gia tố tụng sẽ phải có nghĩa vụ lên làm việc với cơ quan có thẩm quyền. Giấy triệu tập được xem là văn bản tố tụng hình sự được sử dụng trong hoạt động tố tụng, chỉ có điều tra viên mới có thẩm quyền ký và sử dụng giấy triệu tập. Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 có ghi nhận về việc, khi nhận được giấy triệu tập thì người tham gia tố tụng sẽ phải có nghĩa vụ như sau:
– Đối với bị can, cần phải có mặt theo giấy triệu tập của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, trong trường hợp vắng mặt vì lý do không hợp pháp thì có thể bị áp giải, nếu bỏ trốn thì có thể bị truy nã căn cứ theo quy định tại Điều 60 của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015;
– Đối với bị cáo, cần phải có mặt theo giấy triệu tập của tòa. Trong trường hợp vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì có thể bị áp giải, nếu bị cáo có hành vi bỏ trốn thì có thể bị truy nã căn cứ theo quy định tại Điều 61 của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015;
– Đối với bị hại, cần phải có mặt theo giấy triệu tập của những người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, trong trường hợp vắng mặt vì lý do không chính đáng thì có thể bị dẫn giải căn cứ theo quy định tại Điều 62 của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015;
– Đối với người làm chứng, cần phải có mặt theo giấy triệu tập của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, trong trường hợp vắng mặt vì lý do không chính đáng thì có thể bị dẫn giải căn cứ theo quy định tại Điều 66 của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015.
2. Thời hạn điều tra của cơ quan điều tra là bao nhiêu lâu?
Thời hạn điều tra căn cứ theo quy định tại Điều 172 của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015. Theo đó, thời hạn điều tra là khoảng thời gian do pháp luật quy định để các cơ quan điều tra và các cơ quan có thẩm quyền khác hoàn thành quá trình điều tra vụ án hình sự. Thời hạn điều tra theo quy định của pháp luật sẽ được tính bắt đầu kể từ khi khởi tố vụ án hình sự cho đến ngày kết thúc điều tra trên thực tế. Thời hạn điều tra vụ án hình sự theo quy định hiện nay sẽ không được phép kéo dài quá 02 tháng đối với loại tội phạm ít nghiêm trọng, không được phép kéo dài quá 03 tháng đối với loại tội phạm nghiêm trọng, không được phép kéo dài quá 04 tháng đối với loại tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, quá trình phân loại tội phạm sẽ được thực hiện theo quy định tại Điều 9 của Bộ luật hình sự năm 2015. Nếu suất phát từ các tính chất phức tạp của vụ án hình sự và nhận thấy cần phải có thêm thời gian để tiến hành hoạt động điều tra thì trong khoảng thời hạn 10 ngày trước khi hết thời hạn điều tra, cơ quan điều tra sẽ cần phải gửi văn bản đề nghị gia hạn, gửi đến Viện trưởng viện kiểm sát để thực hiện thủ tục xin gia hạn. Quá trình gia hạn điều tra sẽ được thực hiện cụ thể như sau:
– Đối với loại tội phạm ít nghiêm trọng thì có thể được gia hạn điều tra 01 lần, tuy nhiên mỗi lần không được vượt quá 02 tháng;
– Đối với loại tội phạm nghiêm trọng thì có thể được thực hiện thủ tục gia hạn điều tra 02 lần, tuy nhiên gia hạn lần thứ nhất không được vượt quá 03 tháng, gia hạn lần thứ 02 không được vượt quá 02 tháng;
– Đối với loại tội phạm rất nghiêm trọng thì có thể thực hiện thủ tục gia hạn điều tra 02 lần, tuy nhiên mỗi lần không được vượt quá 04 tháng;
– Đối với loại tội phạm nghiêm trọng thì có thể thực hiện thủ tục gia hạn điều tra 03 lần, tuy nhiên mỗi lần không được phép vượt quá 04 tháng.
3. Thẩm quyền điều tra trong vụ án hình sự:
Căn cứ theo quy định tại Điều 163 của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 có quy định về thẩm quyền điều tra trong vụ án hình sự. Cụ thể như sau:
– Cơ quan điều tra của công an nhân dân cấp có thẩm quyền điều tra đối với tất cả các loại tội phạm, ngoại trừ những tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của cơ quan điều tra trong quân đội nhân dân Việt Nam hoặc cơ quan điều tra trong viện kiểm sát nhân dân tối cao;
– Cơ quan điều tra trong quân đội nhân dân là cơ quan có thẩm quyền điều tra các loại tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của tòa án quân sự;
– Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, cơ quan điều tra của Viện kiểm sát quân sự cấp trung ương là cơ quan có thẩm quyền tiến hành hoạt động điều tra tội phạm đối với các loại tội phạm xâm phạm đến hoạt động tư pháp, tội phạm về tham nhũng, chức vụ căn cứ theo quy định tại Bộ luật hình sự năm 2015 xảy ra trong hoạt động tư pháp mà người phạm tội được xác định là cán bộ, công chức làm việc và công tác trong các cơ quan điều tra, tòa án, viện kiểm sát, cơ quan thi hành án hoặc những người có thẩm quyền tiến hành hoạt động tư pháp.
Theo đó thì có thể nói, thẩm quyền điều tra trong vụ án hình sự sẽ được thực hiện theo quy định nêu trên.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.
THAM KHẢO THÊM: