Có thể nói Việt Nam là quốc gia đang trong giai đoạn chuyển mình phát triển kinh tế xã hội, đòi hỏi phải có những chính sách nhằm thúc đẩy và quản lý thị trường, đặc biệt là thị trường liên quan đến tiền ảo. Vậy kinh doanh tiền ảo trên mạng có vi phạm pháp luật hay không?
Mục lục bài viết
1. Tiền ảo được hiểu như thế nào?
Tiền ảo đang được tiếp cận dưới nhiều khía cạnh khác nhau và nhiều hình thức khác nhau, hiện nay chưa có một thuật ngữ chung nào thống nhất. Các khái niệm như tài sản ảo, tiền ảo, tài sản mã hóa, tiền kĩ thuật số, tiền internet … Đang đồng thời được sử dụng và có thể thay thế cho nhau. Bitcoin – Được một người lấy tên là Nakamoto tạo lập vào tháng 1 năm 2009, là một ví dụ điển hình, và có thể được coi là tiền ảo đầu tiên và hiện nay là tiền ảo có giá trị vốn hóa lớn nhất với cộng đồng sử dụng rất đông ở nhiều nơi trên thế giới. Hay nói cách khác đối tượng này được tạo ra trên cơ sở sử dụng công nghệ blockchain kết hợp kĩ thuật mã hóa nhằm tạo lập và xác thực giao dịch một cách minh bạch, bảo mật và đáng tin cậy đều có thể được gọi là tiền ảo hoặc tiền mã hóa.
Dựa trên thực tế sử dụng và bản chất kinh tế thì tiền ảo hiện nay được nhiều chuyên gia và tổ chức phân thành ba nhóm chính:
Thứ nhất, tiền ảo tương tự chứng khoán. Là một loại tiền ảo có các đặc trưng của chứng khoán theo pháp luật chứng khoán của quốc gia, là bằng chứng xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với tài sản hoặc phần vốn của người phát hành ra tiền ảo đó.
Thứ hai, tiền ảo tương tự phương tiện trao đổi, thanh toán, hay còn gọi là “tiền mã hóa”, là một loại tài sản ảo được tin tưởng và có thể được sử dụng tương tự như một phương tiện trao đổi thanh toán trong một cộng đồng nhất định mà không cần thông qua trung gian. Và Bitcoin là một ví dụ điển hình.
Thứ ba, tiền ảo là phương tiện để tiếp cận và sử dụng một dịch vụ nhất định trong một hệ sinh thái được phát triển trên nền tảng công nghệ blockchain, hay còn gọi là xu (mã) tiện ích hay xu (mã) tiếp cận. Nếu thuộc trường hợp này thì tiền ảo được coi như một loại tài sản truyền thống thông thường.
Như vậy cơ bản có thể hiểu: tiền ảo là biểu hiện của giá trị dưới dạng số, không được quốc gia hay ngân hàng trung ương nào bảo đảm, được tạo ra trên cơ sở sử dụng công nghệ kết hợp với kĩ thuật mã hóa nhằm tạo lập và xác thực giao dịch một cách minh bạch, bảo mật và đáng tin cậy, là một loại tài sản ảo phi chứng khoán, có chức năng tương tự phương tiện trao đổi thanh toán, ssược tin tưởng và có thể được sử dụng tương tự như một phương tiện trao đổi thanh toán trong một cộng đồng nhất định mà không cần thông qua trung gian.
2. Kinh doanh tiền ảo trên mạng có vi phạm pháp luật không?
2.1. Quy định của pháp luật về đầu tư kinh doanh tiền ảo:
Các hoạt động được coi là cơ chế sở hữu tài sản ảo như đào Bitcoin, các giao dịch trao đổi mua bán tiền ảo sau khi “đào” cần được pháp luật công nhận là một trong những căn cứ xác lập quyền sở hữu. Tuy nhiên hiện nay thì căn cứ theo Điều 221 của pháp luật dân sự năm 2015, tiền ảo được coi là khách thể của quyền dân sự, việc tạo ra và mua bán, trao đổi chúng có thể được coi là căn cứ xác lập quyền sở hữu. Về giá trị pháp lý của một giao dịch liên quan đến “tài sản” mới này, theo Điều 117 của pháp luật dân sự năm 2015, nếu các chủ thể tham gia giao dịch dân sự có liên quan đến tài sản nào đáp ứng được các điều kiện về năng lực chủ thể và sự tự nguyện cũng như mục đích và nội dung của giao dịch dân sự thì các giao dịch này phải được công nhận.
Như vậy theo những điều luật của pháp luật dân sự nói trên thì tài sản ảo là khách thể của quyền dân sự trong việc xác lập quyền sở hữu hoặc bảo đảm điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự. Tuy nhiên ngoại trừ hoạt động “đào” thì các thông tin về xác lập quyền sở hữu về cơ bản được thực hiện độc lập hoàn toàn, phụ thuộc vào thuật toán, đối với hoạt động mua bán trao đổi và các giao dịch liên quan đến tài sản nào phụ thuộc vào quyết định của những người tham gia, ngoài ra có thể có sự tham gia của bên trung gian thứ ba là các bên cung cấp dịch vụ liên quan như sàn giao dịch và ví điện tử …
Vì vậy trong trường hợp pháp luật không thừa nhận tài sản nào là tài sản và không cho phép thực hiện các giao dịch cũng như cung cấp các dịch vụ trung gian liên quan đến giao dịch tài sản nào thì trên thực tế các hoạt động này vẫn có thể diễn ra trực tiếp giữa những người sở hữu tài sản ảo, tuy nhiên giao dịch loại này tìm ẩn nhiều rủi ro liên quan đến lừa đảo, rửa tiền và việc giải quyết các tranh chấp phát sinh có liên quan đến việc xác lập quyền sở hữu hoặc thực hiện các giao dịch dân sự trở nên rất khó khăn.
Có thể thấy trên thực tế, tài sản ảo có thể xác lập được bởi quyền “sở hữu” tương tự như tài sản truyền thống. Do đó với ưu điểm vượt trội và mang lại giá trị lớn thì việc kinh doanh tài sản áo đương nhiên diễn ra. Theo quy định tại Điều 33 của Hiến pháp năm 2013 hiện hành: mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm”. Theo quy định tại Điều 7 của pháp
Như vậy, nếu pháp luật không ban hành văn bản cấm đầu tư kinh doanh lại “tài sản” đặc biệt này thì hoạt động kinh doanh như vậy không phải là hoạt động vi phạm quy định của pháp luật về kinh doanh tại Việt Nam. Do đó với những trường hợp như vậy thì pháp luật sẽ không can thiệp.
2.2. Thực tiễn khai thác tiền ảo tại Việt Nam:
Tại Việt Nam, hoạt động giao dịch liên quan đến tiền ảo ngày càng đa dạng. Có thể kể đến một ví dụ điển hình sau đây: trường đại học FPT chấp nhận thu học phí bằng Bitcoin. Trong một thông báo trên mạng xã hội vào tháng 10 năm 2017, ông Lê Trường Tùng, chủ tịch trường đại học FPT cho biết: trường chấp nhận cho sinh viên nộp học phí bằng Bitcoin, trước mắt áp dụng cho sinh viên ngoại quốc. Trong khi một số ý kiến ủng hộ, cho rằng đây là một sản phẩm công nghệ và đại học FPT có một bước đột phá mới trong việc ứng dụng sản phẩm này, thì ngược lại, có không ít ý kiến tranh luận trực tiếp với ông Tùng bày tỏ lo ngại việc cho phép sử dụng bitcoin để nộp học phí có thể do đây là đồng tiền ảo, do chưa có quy định quản lý của nhà nước. Theo chủ tịch trường đại học thì trường sẽ bắt đầu thử nghiệm thu học phí bằng tiền ảo vì đây là giải pháp khả thi đối với rất nhiều sinh viên nước ngoài đang học tập tại đại học FPT. Đó là những sinh viên châu Phi đặc biệt đến từ Nigeria, họ rất khó khăn trong việc chuyển tiền ra nước ngoài để đóng học phí. Ngoài ra hiệu trưởng trường đại học còn chia sẻ rằng: bitcoin là một sản phẩm công nghệ. Chúng tôi muốn thử nghiệm thu học phí và sử dụng đồng bitcoin như một dạng giao dịch của cách mạng công nghiệp 4.0, là một trường đại học đào tạo về công nghệ thì chúng tôi rất nên tìm hiểu và nghiên cứu cũng như thử nghiệm những vấn đề mới mẻ của công nghệ, gắn nó với thực tiễn cuộc sống – điều mà hoàn toàn có thể xảy ra trong thời đại mới.
3. Phân biệt giữa tiền ảo và tiền điện tử:
Hiện nay tiền điện tử đang tồn tại và được ứng dụng khá phổ biến tại Việt Nam. Về bản chất thì tiền điện tử là một biểu hiện dưới dạng kĩ thuật số (hình thức điện tử) của tiền pháp định, là giá trị tiền tệ liên thông trong ví điện tử, thẻ trả trước, thiết bị di động điện tử … giá trị của tiền điện tử được chuyển giao với tỉ lệ 1:1 từ tiền pháp định, có thể sử dụng cho mục đích trao đổi thanh toán. Từ những đặc tính cơ bản của tiền điện tử và tiền ảo thì có thể đưa ra những điểm khác biệt giữa chúng như sau:
Tiêu chí | Tiền điện tử | Tiền mã hóa |
Hình thức | Điện tử (kĩ thuật số) | |
Địa vị pháp lý | Có địa vị đồng tiền pháp định, chịu sự quản lí giám sát | Không có địa vị của đồng tiền pháp định, cơ bản không chịu sự quản lí, giám sát |
Đơn vị đo lường | Đồng tiền truyền thông (như Euro, đôla Mỹ, bảng Anh …) | Đồng tiền phát minh (như Bitcoin, Ethereum …) |
Chấp nhận | Được chấp nhận bởi cá nhân, pháp nhân không phải là nhà phát hành | Thông thường được chấp nhận trong một cộng đồng cụ thể trên không gian mạng |
Người phát hành | Pháp nhân được thành lập hợp pháp theo quy định của pháp luật | Doanh nghiệp thuộc khu vực tư nhân không phải là một thiết chế tài chính |
Cung tiền | Cố định theo nhu cầu và năng lực của đơn vị phát hành | Không cố định (phụ thuộc vào quyết định của nhà phát hành) |
Khả năng được hoàn giá trị | Được đảm bảo (bằng mệnh giá) | Không được bảo đảm |
Các loại rủi ro | Chủ yếu là rủi ro hoạt động | Rủi ro pháp lí, tín dụng, thanh toán và hoạt động, giá trị có thể biến động rất lớn trong thời gian ngắn |
Có thể thấy, cũng là một sáng tạo về tiền nhưng tiền điện tử tối ưu hóa chức năng và cải thiện đáng kể khả năng của tiền pháp định thông qua môi trường số, mang giá trị từ tiền pháp định và được pháp luật thừa nhận và đảm bảo. Trong khi đó thì tiền ảo đạt được những tính năng vượt trội có thể nâng cấp giá trị kinh tế cũng như giá trị pháp lý của tiền pháp định nhưng lại không hoàn toàn gắn với hoặc không được bảo đảm quy đổi thành tiền pháp định bởi đơn vị phát hành hoặc ngân hàng trung ương. Hiện nay chưa có tổ chức phát hành nào đảm bảo khả năng hoặc chịu trách nhiệm về việc chuyển đổi tiền ảo thành tiền pháp định. Như vậy thì đi được thiết kế với mục đích giống nhau nhưng tiền ảo với những ưu điểm vượt trội so với tiền điện tử khiến cho việc quản lý trở nên khó khăn hơn. Đồng nghĩa với đó là giá trị của tiền ảo không được quốc gia hay ngân hàng trung ương nào đảm bảo.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Dân sự năm 2015;
– Luật Doanh nghiệp năm 2022;
– Luật Đầu tư năm 2022.